Theo vợ vào phòng sinh, chồng chụp lại 3 tấm hình, mỗi lần nhìn lại đều toát mồ hôi hột

Thy Dung - Ngày 19/05/2024 09:00 AM (GMT+7)

Các cơn đau do co thắt tử cung ngày càng tăng, từng tiếng la hét của vợ khiến người đứng bên cạnh như anh Hà cũng cảm nhận được nỗi đau này.

Mỗi một người mẹ khi mang thai và sinh con đều trải qua rất nhiều đau đớn. Có người nói rằng, sinh con giống như bước qua cửa tử để nhấn mạnh rằng trong quá trình sinh, người phụ nữ phải đối mặt với nỗi đau “sống đi chết lại” mà các ông chồng không bao giờ có thể thấu hiểu được nỗi đau này nếu chỉ đứng bên ngoài phòng sinh. 

Anh Hà (Hồ Bắc, Trung Quốc) là một trong số ít đàn ông lựa chọn đi vào phòng sinh cùng vợ để cùng trải qua khoảnh khắc thiêng liêng này. Bằng trải nghiệm thực tế khi chứng kiến từng cơn đau đẻ của vợ, anh đã chụp lại 3 tấm hình lúc vợ vượt cạn nhưng đến bây giờ, mỗi khi nhìn lại anh cũng phải toát mồ hôi hột.

Được biết trong thời gian mang thai, vợ của anh Hà là Tiểu Linh bị ốm nghén nặng, cơ thể trở nên mệt mỏi hơn khiến chồng cô rất thương xót. Vì vậy, anh cố gắng chăm sóc vợ mình thật tốt, mong rằng 9 tháng 10 ngày sẽ trôi qua nhanh. Nhưng không ngờ, khi sinh con, nỗi đau mà vợ anh phải đối mặt khiến anh run sợ.

Sau khi nhập viện, Tiểu Linh đã chuyển dạ rất nhanh, điều này làm cô và chồng đều cảm thấy rất căng thẳng. Để trấn an vợ, anh Hà quyết định vào phòng sinh, ở bên cạnh chăm sóc và động viên vợ.

Tiểu Linh đau đớn khi cơn co thắt dồn dập hơn.

Tiểu Linh đau đớn khi cơn co thắt dồn dập hơn.

Các cơn đau do co thắt tử cung ngày càng tăng, từng tiếng la hét của vợ khiến người đứng bên cạnh như anh Hà cũng cảm nhận được nỗi đau này. Lúc đầu còn ổn, nhưng sau đó cơn đau ngày càng dữ dội, mồ hôi đầy đầu, tay nắm chặt, khuôn mặt méo mó. Anh Hà cho biết, vợ anh là con một nên rất được cưng chiều, từ nhỏ đến giờ chưa chưa từng trải qua nỗi đau như vậy.

Tiểu Linh cố gắng lấy sức rặn để em bé không bị ngạt thở.

Tiểu Linh cố gắng lấy sức rặn để em bé không bị ngạt thở.

Thấy vậy, anh Hà đã dùng điện thoại chụp lại vài bức ảnh để ghi lại quá trình sinh nở của vợ, giữ lại để sau này cho con thấy mình đã sinh ra như thế nào, cũng để nhắc nhở bản thân luôn nhớ đến nỗi đau của vợ khi sinh con.

Sau một hồi đau đớn cùng nỗ lực của các bác sĩ, cuối cùng em bé cũng chào đời. Thấy con chào đời, anh Hà xúc động đến rơi nước mắt, vừa run rẩy vừa nói: "Vì con mà mẹ trở nên mạnh mẽ”.

Sau bao cố gắng thì em bé cũng đã chào đời.

Sau bao cố gắng thì em bé cũng đã chào đời.

Sau khi rời khỏi phòng sinh, anh Hà xem lại 3 bức hình mình chụp nhưng vẫn toát mồ hôi hột như lúc chứng kiến vợ sinh con. Khi đăng tải những hình ảnh này lên trang cá nhân, nhiều người đã để lại bình luận như:

- "Bệnh viện tôi sinh cũng cho chồng vào cùng nhưng chồng tôi nhất quyết không đồng ý vì sợ máu. Bạn thật dũng cảm".

- "Sao tôi thấy để chồng đi vào phòng sinh cùng có chút xấu hổ, sợ sau này chồng sẽ bị ám ảnh không quên được thì cũng tội".

- "Chồng tôi cũng vào phòng sinh để đồng hành cùng vợ, nhưng tôi sinh mổ chủ động nên anh ấy cũng không được chúng kiến cảnh đau đớn như những hình ảnh này".

Trên thực tế, cũng có nhiều lý do các ông chồng không được chọn vào phòng sinh cùng vợ vì một vài lý do như sau:

- Người chồng có sức khỏe yếu hoặc dễ bị ngất xỉu: Những người dễ bị ngất xỉu, chóng mặt hoặc có vấn đề về huyết áp có thể không nên vào phòng sinh vì tình huống căng thẳng có thể gây ra những phản ứng tiêu cực cho họ và tạo thêm gánh nặng cho bác sĩ.

- Người quá lo lắng hoặc căng thẳng: Nếu người chồng hoặc người thân quá lo lắng, căng thẳng hoặc không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, họ có thể làm tăng thêm căng thẳng cho sản phụ và bác sĩ.

- Người chồng không muốn hoặc không sẵn sàng tham gia: Một số người chồng có thể không muốn tham gia vào quá trình sinh nở vì lý do cá nhân. Nếu người chồng hoặc người thân không cảm thấy thoải mái, họ không nên bị ép buộc vào phòng sinh.

- Người chồng cục cằn: Một số ông chồng rất dễ cáu gắt và không thể kiềm chế được sự nóng tính, khi người vợ đau đớn trong quá trình sinh nở, họ thường mất lý trí và không thể kiểm soát được tính khí của mình. Hoặc thấy vợ khó chịu quá, không giải tỏa được căng thẳng, có khi họ còn hét to hơn cả sản phụ trong phòng sinh. Điều này không những gây căng thẳng cho người vợ mà thậm chí còn cản trở quá trình làm việc của bác sĩ.

- Người chồng thiếu kiên nhẫn: Một số người bản thân không có tính nhẫn nại, thậm chí gặp phải biến cố lớn như vợ khó sinh, họ sẽ bộc lộ ra vấn đề nóng nảy. Quá trình sinh nở của phụ nữ lại khác, một số bà mẹ may mắn sinh rất nhanh có khi chỉ mất vài giờ, nhưng cũng có một số mẹ sinh nở phải mất hai hoặc ba ngày. Lúc này, điều các mẹ cần nhất chính là sự kiên nhẫn của người bạn đời.

Vậy nên khi đi sinh con, các mẹ bầu phải cẩn thận khi chọn người đi cùng, nếu một số người không phù hợp vào phòng sinh sẽ không giúp được gì cho sản phụ mà còn gây phiền phức và tâm lý bất ổn.

Đệ nhất mỹ nhân phim cổ trang cố gắng mang thai để giữ hôn nhân, chồng đệ đơn ly hôn sau khi rời phòng sinh
9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, cuối cùng thì ngày sinh nở cũng đến. Khi Triệu Minh Minh đau đớn trong phòng sinh để sinh con thì trái tim của người...

Khi vợ mang bầu

Theo Thy Dung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Khi vợ mang bầu