Bị rải tờ rơi tố tội ngoại tình, vợ làm ngay một việc với con trai, lật tẩy bộ mặt thật của chồng

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 26/10/2023 11:49 AM (GMT+7)

Sau nhiều tháng ngày kiên trì đi minh oan cho bản thân, người mẹ trẻ đã biết được sự thật phía sau người chồng bội bạc.

Một buổi chiều thu, Nguyễn Thị Nguyệt Hà (27 tuổi, ở Hà Nội) cầm theo xấp giấy đến gặp bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ Di truyền Hà Nội và nói: “Cô xem chồng cháu có khốn nạn không. Anh ta photo rất nhiều tờ kết quả xét nghiệm ADN, rồi rải gần cơ quan cháu, tố cháu ngoại tình vì đứa con chung không cùng huyết thống với anh ấy”.

Hà cho biết cô chưa từng quan hệ với ai ngoài chồng, đứa con chắc chắn là của anh nhưng không hiểu sao lại có kết quả này. Những tưởng người phụ nữ mang theo xấp giấy tờ đến “bắt đền” trung tâm vì xét nghiệm sai, nhưng hóa ra Hà đến để làm xét nghiệm đối chiếu, nhằm minh oan cho mình.

Kết quả xét nghiệm được trả sau đó cho thấy con trai chị Hà và chồng chị có quan hệ huyết thống cha-con. Hà nghĩ rằng kết quả này sẽ khiến cô trút bỏ được gánh nặng tâm lý, minh oan cho bản thân. Thế nhưng, khi công bố kết quả, người tin thì ít, người nghi ngờ thì nhiều, dù Hà vẫn luôn khẳng định đó là con đẻ của chồng cô.

Kết quả ADN là chính xác, nhưng lương tâm người thực hiện có thể làm nó trở nên sai lệch. Ảnh minh họa.

Kết quả ADN là chính xác, nhưng lương tâm người thực hiện có thể làm nó trở nên sai lệch. Ảnh minh họa. 

Dù vậy, những lời đàm tiếu vẫn không hết, người chồng vẫn gây áp lực với Hà và muốn li dị. Để lấy lại sự trong sạch, Hà quyết kiện chồng ra tòa với nội dung: “Dùng kết quả xét nghiệm ADN sai sự thât để vu khống, bôi nhọ danh dự của người khác”. Trước khi nộp đơn ra tòa, Hà vẫn lo lắng vì sợ có sự nhầm lẫn trong kết quả xét nghiệm, nên gọi điện nhờ bà Nga tư vấn trong đêm.

Nghe những thắc mắc của người vợ trẻ, bà Nga chia sẻ rằng: “Kết quả ADN không sai khi người lấy mẫu và người làm xét nghiệm trung thực. Bởi toàn bộ quá trình xét nghiệm chạy bằng máy móc với công nghệ hiện đại”. Nghe vậy, Hà yên tâm và quyết tâm khởi kiện. “Cực chẳng đã cháu mới phải làm như vậy, nhưng giờ cháu phải lấy lại danh dự cho hai mẹ con”, Hà chia sẻ.

Đơn kiện được gửi ra tòa và phương án hòa giải luôn được ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng sau vài lần hòa giải bất thành, tòa phải xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, do cả hai đều nghi ngờ kết quả xét nghiệm của nhau, cuối cùng tòa phải lấy mẫu để giám định, xét nghiệm ADN ở một bên độc lập và cả hai đồng ý với quyết định này.

Tôi rất lo vì chồng tôi quan hệ rộng, tôi sợ anh ta sẽ can thiệp vào kết quả xét nghiệm”, Hà lo lắng. Tuy nhiên, các luật sư và chuyên gia xét nghiệm đều động viên Hà cần tin tưởng vào pháp luật.

Sau khi biết kết quả xét nghiệm, gã chồng bị vạch mặt nhưng vẫn quyết tâm bỏ vợ và con. Ảnh minh họa.

Sau khi biết kết quả xét nghiệm, gã chồng bị vạch mặt nhưng vẫn quyết tâm bỏ vợ và con. Ảnh minh họa. 

5 tuần trôi qua chưa có kết quả xét nghiệm, lòng Hà nóng như lửa đốt. Không biết bao lần cô gọi điện nhờ sự tư vấn của chuyên gia xét nghiệm ADN nhưng ai cũng nói rằng, đó là tín hiệu tốt không nên sốt ruột.

Khi gần đến tuần thứ 6, tòa thông báo kết quả: Con trai của Hà và chồng có cùng huyết thống. Nhận được tin, Hà khóc rất nhiều vì bản thân đã được minh oan. Còn chồng Hà khi đó mới lộ bộ mặt thật, trước đó anh ta đã mua chuộc kết quả ở một trung tâm khác, với hy vọng ly hôn vợ để đến với tình mới.

Bà Nguyễn Thị Nga cho biết việc dùng kết quả xét nghiệm ADN sai để buộc tội vợ phản bội, mượn cớ bỏ vợ không phải hiếm gặp. Với trường hợp của Hà, bà Nga khuyên rằng nên dứt tình vì người chồng làm cách này là đã cạn nghĩa vợ chồng, không nên luyến tiếc và níu kéo. Thực tế, sau khi bị vạch mặt, người chồng đã nộp đơn li hôn và quyết tâm bỏ vợ, con.

Công nghệ xét nghiệm hiện đại nên kết quả là chính xác, ít sai lệch:

Dữ liệu gen của mỗi người đều được thừa hưởng một nửa từ bố và một nửa từ mẹ. Do đó, thông qua việc phân tích ADN của các cá nhân rồi tiến hành so sánh sẽ biết được các đối tượng đang trong diện nghi ngờ có thực sự có mối quan hệ huyết thống cha con với nhau hay không.

Quá trình xét nghiệm sẽ phân tích thông tin ADN ở 23 cặp nhiễm sắc thể của hai hay nhiều cá thể người để xác định mối quan hệ di truyền, từ đó xác định được mối quan hệ huyết thống. Đây là phương pháp xác định chính xác hiện nay. Theo đó, kết quả xét nghiệm ADN đảm bảo độ chính xác cao lên đến 100% đối với trường hợp không có quan hệ huyết thống và đảm bảo độ chính xác lên đến 99,9% đối với trường hợp có quan hệ huyết thống.

Hiện nay các nước trên thế giới đang sử dụng khá nhiều các bộ kit với số lượng locus trong mỗi bộ cũng khác nhau dùng để xác định mối quan hệ huyết thống. Ví dụ các kit phân tích autosomal STR để xác định mối quan hệ huyết thống cha - con, mẹ - con; kit phân tích trên nhiễm sắc thể Y để xác định quan hệ huyết thống theo dòng nội; phân tích trên nhiễm sắc thể X để xác định mối quan hệ bà nội - cháu gái hay chị em gái, hoặc phân tích ADN ti thể để xác định quan hệ huyết thống theo dòng mẹ.

* Tên nhân vật đã được thay đổi

Nhận đứa bé mặt giống chồng như đúc, vợ đưa đi xét nghiệm ADN phát hiện sự thật động trời nhưng vẫn nhận nuôi
Vì anh Trọng luôn được đánh giá là người đàn ông chung thủy, hết lòng vì vợ con nên khi có người phụ nữ bế theo đứa trẻ giống hệt anh đến nhận cha, cả...

Bí ẩn từ xét nghiệm ADN

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí ẩn từ xét nghiệm ADN