Giải đáp những hiểu lầm về tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ lứa tuổi tiền học đường

Ngày 18/03/2022 14:00 PM (GMT+7)

Tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ là một trong những biện pháp hiệu quả phòng ngừa căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao và để lại nhiều di chứng này. Đặc biệt, trong giai đoạn tiền học đường phải đối mặt với nhiều nguy cơ lây nhiễm, việc tiêm chủng đầ

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ ca nhiễm viêm não Nhật Bản ở trẻ trên 5 tuổi vẫn đang tăng và chiếm hơn 90% tổng số ca bệnh. Phải chăng các bậc phụ huynh vẫn đang có những hiểu lầm về việc tiêm phòng?

Những mũi tiêm cơ bản trong 3 năm đầu đời là đủ

Giải đáp những hiểu lầm về tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ lứa tuổi tiền học đường - 1

Vì những hậu quả nặng nề mà viêm não Nhật Bản mang lại, Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo tiêm chủng cho tất cả trẻ em dưới 15 tuổi với vắc-xin được tiêm miễn phí trong Chương trình quốc gia. Tuy nhiên, vắc xin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng là loại vắc xin bất hoạt và kháng thể trong mũi tiêm những năm đầu sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi Việt Nam vẫn nằm trong vùng lưu hành dịch bệnh viêm não Nhật Bản và trẻ vẫn có nguy cơ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, ngoài việc tiêm đúng lịch, đủ liều những năm đầu đời, trẻ cần trang bị “lá chắn” toàn diện và dài lâu với mũi tiêm nhắc mỗi 3 năm 1 lần cho đến khi đủ 15 tuổi đối với vắc-xin bất hoạt theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.

Không phổ biến, không đáng quan tâm!

Giải đáp những hiểu lầm về tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ lứa tuổi tiền học đường - 2

Lơ là việc tiêm ngừa đầy đủ cho con xuất phát từ sự thiếu cảnh giác do nhận thấy xung quanh không có ca mắc bệnh viêm não Nhật. Điều này đang vô tình khiến trẻ nhỏ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao hơn khi không được phòng ngừa kịp thời. Tuy số ca hiện nay đã giảm nhiều nhờ có vắc xin phòng ngừa nhưng đây là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và có thể để lại nhiều di chứng thần kinh và vận động. Những di chứng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ sau này do đó phụ huynh chúng ta không nên chủ quan với viêm não Nhật Bản, đặc biệt là khi Việt Nam vẫn là vùng lưu hành dịch bệnh.

Số liệu cho thấy tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản ở trẻ em cao hơn người lớn, chủ yếu là ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi và bệnh có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn với tỷ lệ cao lên đến 50%.

Với những trẻ đã tiêm chủng bằng vắc xin bất hoạt điều chế từ não chuột trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các điểm tiêm dịch vụ Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo các mẹ tiếp tục đưa trẻ đi tiêm nhắc mỗi 3 năm 1 lần cho đến khi qua 15 tuổi. Trẻ đủ 5 tuổi là đã đến tuổi tiêm mũi nhắc đầu tiên của vắc xin này. Lưu ý thêm cho cha mẹ vì hiện nay có nhiều loại vắc xin viêm não Nhật Bản được sử dụng. Với những trẻ sinh sau năm 2019 thì đã có vắc xin thế hệ mới là loại sống giảm độc lực tái tổ hợp trong kênh dịch vụ, trẻ tiêm đủ 2 mũi vắc xin này thì đã có đủ miễn dịch phòng bệnh trong dài hạn và không cần phải nhắc lại thêm.  

Bệnh chỉ xuất hiện ở nông thôn

Giải đáp những hiểu lầm về tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ lứa tuổi tiền học đường - 3

Muỗi gây bệnh viêm não Nhật Bản thường gặp ở các vùng trồng lúa nước hay nông thôn. Tuy nhiên, hiện nay biến đổi khí hậu khiến cho muỗi có thể bay đến các khu vực thành thị và thực tế đã ghi nhận nhiều ca viêm não Nhật Bản tại các khu vực mà không có trồng lúa hay chăn nuôi. Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho muỗi sinh sôi, làm tăng khả năng truyền bệnh cho người. Thành thị hay những khu vực khác vẫn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm bất cứ khi nào trẻ không được bảo vệ bởi kháng thể. Đồng thời trong quá trình sinh sống và lớn lên, trẻ có thể có những dịp đi đến các khu vực nguy cơ cao của bệnh viêm não Nhật Bản. Do đó cho dù ở nông thôn hay thành thị, tiêm chủng đầy đủ cho trẻ để phòng bệnh luôn là điều cần thiết.

Từ từ tiêm cũng không muộn!

Giải đáp những hiểu lầm về tiêm chủng viêm não Nhật Bản cho trẻ lứa tuổi tiền học đường - 4

Với tâm lý các mẹ thường cho rằng việc tiêm nhắc có thể thực hiện ở mọi độ tuổi dẫn đến chần chừ và trì hoãn việc tiêm chủng cho con, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh vừa rồi, tỉ lệ tiêm nhắc giảm tại các trung tâm và cơ sở y tế. Lịch tiêm bị giãn cách quá lâu khiến kháng thể suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Không những vậy, ở giai đoạn tiền học đường, trẻ thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng, tìm tòi và khám phá, các nguy cơ có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Vì vậy, đừng bỏ qua các mũi tiêm nhắc để hành trình phát triển của con được trọn vẹn và hạnh phúc.

Đừng vì những hiểu lầm, trì hoãn mà đổi lấy sự nuối tiếc của cha mẹ. Hãy tiêm nhắc vắc-xin viêm não Nhật Bản cho trẻ trên 5 tuổi theo khuyến cáo của Bộ Y Tế để bảo vệ con dài lâu và phát triển khoẻ mạnh.

Nội dung này nằm trong chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng, được phối hợp thực hiện bởi Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam và Công ty Sanofi Việt Nam.

Nguồn: [Tên nguồn].