Cứ 4 người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp thì có 3 người là nữ. Không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động, bệnh xương khớp còn khiến nhiều chị em cảm thấy mình vô dụng vì phụ thuộc vào người khác.
Ám ảnh vì cơn đau nhức xương khớp
Suốt 2 năm “chịu trận” với căn bệnh thoái hóa khớp, cô Trần Thị Hòa (Đồng Nai) ăn không ngon ngủ không yên, luôn cảm thấy mọi thứ bế tắc vì nỗi lo bị tàn phế. Còn với cô Nguyễn Thị Dung (TP Hồ Chí Minh), sau một lần bị đụng xe, bệnh khớp của cô trở nặng và phải nằm một chỗ. Cảm giác vô dụng, làm phiền con cái khiến cô buồn lòng, chỉ muốn vào viện dưỡng lão để sống nốt những tháng ngày còn lại.
Đây chỉ là hai trong số hàng triệu phụ nữ Việt đang phải sống khổ sở triền miên vì bệnh xương khớp. Không chỉ cảm thấy đau nhức, giảm khả năng vận động, bệnh xương khớp còn khiến chị em bị ảnh hưởng tinh thần, tâm lý và tình cảm, thường xuyên có cảm giác mình vô dụng, mất tự chủ cuộc sống.
Cô Trần Thị Hòa đau đớn khi đi lại vì bệnh xương khớp
Đáng lo hơn, nguy cơ mắc bệnh xương khớp ở phụ nữ lại cao hơn nam giới gấp nhiều lần. Thông tin từ trang tin y học Medscape chỉ ra, số bệnh nhân nữ mắc viêm khớp dạng thấp cao gấp 3 lần so với nam. Còn với bệnh thoái hóa khớp, nữ giới cũng chiếm tỷ lệ áp đảo khi cao hơn nam giới gấp 1.5 lần.
Chuyên gia lý giải, nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ cao mắc bệnh xương khớp đến từ vấn đề cơ địa lẫn sinh lý cơ thể. Thứ nhất, nữ giới có hệ thống dây chằng ở phần thân dưới (khớp háng, khớp gối, khung chậu…) yếu hơn nam nhưng phải co giãn nhiều, chịu lực nhiều hơn nên rất dễ bị tổn thương khi vận động. Thứ hai, phụ nữ khi trải qua quá trình mang thai, sinh nở, tiền mãn kinh - mãn kinh… các nội tiết tố estrogen, testosterone trong cơ thể bị sụt giảm, khiến quá trình “mất xương” diễn ra nhanh hơn.
Đặc biệt, phần lớn các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp có liên quan đến rối loạn miễn dịch. Trong khi đó, phụ nữ thường có hệ miễn dịch mạnh hơn, phản ứng nhanh hơn nên dễ bị rối loạn hơn, nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp tự miễn cũng cao hơn hẳn nam giới.
Giải pháp giúp giảm đau từ gốc, chị em sống tự chủ hơn
Theo PGS.TS Đặng Hồng Hoa (Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội), trước đây, việc chẩn đoán và điều trị các bệnh xương khớp gặp nhiều khó khăn và nhiều người không thể điều trị sớm, điều trị không dứt điểm khiến khớp bị biến dạng. Nhiều bệnh nhân phải chấp nhận sống chung với bệnh, gánh chịu những di chứng nặng nề.
Tuy nhiên, sự tiến bộ của y học hiện đại đã mở ra bước ngoặt mới khi nhận định viêm khớp không chỉ là bệnh của xương khớp mà còn là bệnh tự miễn, là bệnh toàn thân nên cần có sự phối hợp giữa nhiều chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ sinh học phân tử giúp điều hòa miễn dịch sẽ hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tối ưu.
Qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện bộ tinh chất quý Eggshell Membrane, Collagen Type 2 không biến tính, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… trong JEX thế hệ mới có khả năng điều hòa miễn dịch vượt trội, từ đó kiểm soát quá trình viêm, giúp giảm đau từ gốc và rất an toàn. Đồng thời, các tinh chất này còn giúp tái tạo sụn khớp, tăng chất lượng dịch khớp, giúp khớp cử động êm trơn, dẻo dai và bền chắc.
Cô Hòa ở Đồng Nai, nhân vật được nhắc đến ở phía trên, sau khi dùng JEX khoảng 3 tháng đã đỡ đau, đỡ sưng và sau 6 tháng thì cảm thấy xương khớp chắc khỏe hơn, vận động dễ dàng hơn trước nhiều. Cô đã có thể trở lại với vai trò người bà, người mẹ trong gia đình với công việc thường ngày như nấu cơm, đưa đón cháu đi học, thậm chí còn có thể tham gia khiêu vũ. Còn với cô Dung, sau 3 tháng sử dụng JEX đã có thể ngồi dậy, sau 1 năm thì xương khớp dần phục hồi và đi lại bình thường, có thể làm nhiều việc mà trước đây cô mong muốn làm như tự mình đi chợ, leo cầu thang, giặt quần áo...
Xương khớp khỏe trở lại, cô Hòa đã có thể làm vườn, chăm sóc con cháu
Ngoài việc sử dụng sản phẩm uy tín, các chuyên gia khuyên bệnh nhân xương khớp và cả những người đang khỏe mạnh nên chú ý duy trì lối sống lành mạnh và vận động hợp lý để đề phòng và cải thiện các bệnh về xương khớp. Theo đó, việc ăn uống đủ chất, tăng cường chất xơ và các vitamin, khoáng chất là điều cần thiết. Tập luyện thể dục thể thao điều độ, đúng cách và kiểm soát cân nặng để giúp khớp trao đổi chất tốt hơn và giảm áp lực lên xương khớp.
Với những cách kiểm soát khoa học nói trên, bệnh nhân xương khớp sẽ vượt qua được những cơn đau triền miên và sớm thoát khỏi nỗi lo tàn phế.
Xem video: Cô Trần Thị Hòa chia sẻ: "Tôi đã tìm được “người bạn đời thứ 2” giúp khớp hết đau nhức":