Tìm hiểu về “đồ uống quốc dân” của người Nhật trong mùa dịch

Ngày 22/04/2020 10:00 AM (GMT+7)

Gắn với cuộc sống lành mạnh và tuổi thọ cao nhất thế giới của người Nhật, những câu chuyện về sự khoa học trong chế độ dinh dưỡng tại đất nước mặt trời mọc gần như đã trở thành huyền thoại.

Đặc biệt tại thời điểm dịch Covid-19 đang lan rộng khắp thế giới và trở thành nỗi lo của nhiều người, thì câu chuyện ấy lại càng đáng chú ý khi từ gần một thế kỷ qua, người dân Nhật Bản đã có thói quen sử dụng một loại đồ uống đặc biệt để phòng ngừa bệnh cúm và tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự xâm nhập của bệnh tật.

Loại đồ uống ấy là Yakult – cái tên không hề xa lạ với thế giới. Ở thời điểm hiện tại, những chai sữa uống lên men này đang “phủ sóng” tới 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, với gần 40 triệu chai được tiêu thụ mỗi ngày.

Tìm hiểu về “đồ uống quốc dân” của người Nhật trong mùa dịch - 1

Sữa uống lên men Yakult là sản phẩm ưa chuộng trên các kệ hàng tại hệ thống siêu thị Việt Nam

Riêng tại Nhật Bản, loại đồ uống này không chỉ xuất hiện tại siêu thị, các hộ gia đình mà còn được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi hay khách sạn cao cấp – những địa điểm vốn đặt ra tiêu chuẩn rất khắt khe về thực phẩm.

Đó không đơn thuần là những vấn đề về sở thích hay khẩu vị, mà những chai sữa uống lên men ấy thực sự đã gắn với niềm tin của người Nhật trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Niềm tin ấy được gây dựng bắt đầu từ thập niên 1930, thời điểm Nhật Bản vẫn còn là một quốc gia nghèo và lan tràn bệnh dịch. Sau 15 năm nghiên cứu, vị GS bác sĩ Minoru Shirota đã phát hiện và nuôi cấy thành công một loại chủng khuẩn lên men sống được trong dịch vị dạ dày, từ đó cho phép hỗ trợ chức năng tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể người. Chủng khuẩn ấy mang tên ông: Lactobacillus casei Shirota. Để dễ dàng sử dụng, lợi khuẩn ấy được phát triển trong những chai sữa uống lên men Yakult thơm ngon và có mức giá phải chăng để cộng đồng có thể dễ dàng tiếp cận.

Các nghiên cứu khoa học đi kèm với sự phát triển trên thị trường của Yakult đã cho thấy: việc bổ sung hơn 6.5 tỷ lợi khuẩn L.casei Shirota mỗi ngày là đủ để bổ sung lượng lợi khuẩn cần thiết tối thiểu cho cơ thể. Bởi vậy, từ rất lâu những người dân Nhật Bản đã có thói quen duy trì sử dụng đều đặn 2 chai Yakult mỗi ngày – khi mỗi chai sữa uống lên men có thể tích 65 ml ấy chứa trong nó hơn 6,5 tỉ lợi khuẩn L.casei Shirota.

Và cũng vì lý do ấy, năm 1998, sữa uống lên men Yakult đã được Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản chứng nhận tiêu chuẩn FOSHU (Foods For Specified Health Use) – vốn dành cho những loại thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe.

“Rửa tay – Súc miệng – Uống Yakult”

Ra đời năm 1935, lịch sử tồn tại của Yakult cũng là lịch sử của thế giới hiện đại. Khi những thời điểm dịch bệnh bùng phát và đe dọa sức khỏe cộng đồng, Yakult luôn nhận được sự tin cậy cao nhất của người dùng.

Tại Nhật Bản, câu khẩu ngữ “Te arai – Ugai – Yakult” (Rửa tay – Súc miệng – Uống Yakult) đã rất quen thuộc với người dân từ lâu. Người ta có thể nghe thấy câu khẩu ngữ ấy nhiều nhất trong thời gian từ tháng 10 sang tháng 3 hàng năm – thời điểm khí hậu hanh khô và là điều kiện lí tưởng cho sự phát triển các căn bệnh về hô hấp. “Rửa tay – Súc miệng – Uống Yakult”, những thói quen tưởng như đơn giản này được người Nhật duy trì thường xuyên như một phương thức hữu hiệu để tăng cường miễn dịch của cơ thể trước nguy cơ tấn công của bệnh tật.

Ở một góc nhìn khác, vào tháng 2 vừa qua, nếu theo dõi những thông tin quanh việc du thuyền Diamond Princess (bị cách ly vì dịch Covid-19 tại cảng Yokohama), người ta sẽ không khó để bắt gặp sự hân hoan của một số du khách Nhật Bản khi chia sẻ hình ảnh của những chai sữa uống lên men Yakult được cung cấp trong bữa ăn trên tàu.

Tìm hiểu về “đồ uống quốc dân” của người Nhật trong mùa dịch - 2

 Hình ảnh bữa ăn với những chai sữa uống lên men Yakult được hành khách trên tàu Diamond Princess chia sẻ trong thời điểm bị phong tỏa.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, lượng Yakult tại hệ thống các siêu thị ở đất nước này thường xuyên rơi vào tình trạng hết hàng. “Thông tin từ Nhật Bản cho thấy sản phẩm của chúng tôi được tiêu thụ mạnh. Nhiều người tưởng rằng điều này gắn với cơn sốt mua sắm, tích trữ hàng tiêu dùng đang diễn ra tại đây” – ông Watanabe Masaya, Giám đốc kinh doanh Yakult Việt Nam, cho biết – “Thật ra, Yakult có hạn sử dụng khá ngắn nên không phù hợp để dự trữ như gạo hay đồ hộp. Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19, người Nhật mua loại sữa uống lên men này chỉ để tăng cường sử dụng hàng ngày”.

Thực tế, trường hợp này đã từng xảy ra vào năm 2003, khi dịch SARS bùng nổ. Theo thống kê của Nhật báo Yomiuri tại Nhật Bản, tại thời điểm ấy, sữa uống lên men Yakult tại các nước châu Á được tiêu thụ rất mạnh, trong đó chỉ riêng ở Hong Kong đã tăng gấp 140% so với thông thường.

Như thế, câu chuyện về thứ “đồ uống quốc dân” của người Nhật vẫn đang được viết tiếp, trong bối cảnh gần 200 quốc gia ngày đêm nỗ lực chống lại đại dịch Covid-19 đang ngày càng lan rộng và đe dọa sức khỏe của người dân trên toàn thế giới.

Nguồn: [Tên nguồn].