Virus SAR-CoV-2 lây truyền trong một căn phòng, lớp học và quán bar như thế nào?
Nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao nhất ở các không gian trong nhà. Nhưng chúng ta có thể giảm nguy cơ bằng cách áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa sự lây truyền virus SAR-CoV-2.
Dưới đây là những giả định về khả năng lây nhiễm virus SAR-CoV-2 trong ba tình huống thường gặp hàng ngày.
Trong phòng hoặc trong nhà riêng
Virus SAR-CoV-2 lây lan qua không khí, đặc biệt là ở không gian trong nhà hay trong phòng. Mặc dù virus SAR-CoV-2 không lây nhiễm như bệnh sởi, nhưng các nhà khoa học hiện đã công nhận công khai hơn về khả năng lây truyền bệnh qua aerosols.
*Aerosols - những giọt/hạt hô hấp cực nhỏ do con người thở ra thường lơ lửng trong không khí.
Vậy cách thức lây truyền này diễn ra như thế nào? Và quan trọng hơn, làm thế nào chúng ta có thể ngăn chặn điều đó?
Hiện tại, các cơ quan y tế ghi nhận ba con đường lây truyền virus SAR-CoV-2:
- Thông qua các giọt bắn nhỏ khi người bệnh nói hoặc ho có thể rơi vào mắt, miệng hoặc mũi của những người đứng gần đó;
- Các bề mặt hay các vật dụng bị ô nhiễm (có dịch tiết mang mầm bệnh của người bệnh). Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ chỉ ra rằng đây là cách ít có khả năng lây nhiễm virus nhất.
Quan điểm này càng được củng cố dựa trên quan sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) cho thấy không có một trường hợp nào mắc COVID-19 do lây qua con đường này.
- Lây truyền qua aerosols - các giọt/hạt cực nhỏ được thở ra bởi một người bị nhiễm bệnh. Nếu không có hệ thống thông gió, aerosols vẫn lơ lửng trong không khí và ngày càng trở nên dày đặc hơn theo thời gian.
Thở, nói chuyện và la hét
Vào thời kỳ đầu của đại dịch COVID-19, người ta tin rằng những giọt bắn lớn mà chúng ta thải ra khi ho hoặc hắt hơi là con đường truyền bệnh chính. Nhưng giờ đây chúng ta biết rằng hét lớn và ca hát trong một căn phòng thông gió kém suốt một thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ lây bệnh.
Điều này là do việc hét lớn sẽ giải phóng các aerosols chứa virus nhiều hơn 50 lần so với khi chúng ta giữ im lặng, không nói gì. Các aerosols này nếu không được khuếch tán qua hệ thống thông khí sẽ ngày càng cô đặc, làm tăng nguy cơ lây bệnh.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng aerosols được thải ra ngoài khi chúng ta hít thở hoặc khi đeo khẩu trang không đúng cách có thể lây nhiễm cho những người ở trong vòng bán kính 5 mét với người bệnh trong vòng vài phút.
Ví dụ dưới đây sẽ giải thích rõ những điều kiện nào làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong tình huống này.
Ban đầu, các cơ quan y tế đã không tập trung vào việc virus có thể lây truyền qua aerosol. Nhưng các công bố khoa học gần đây đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và CDC thừa nhận điều đó.
Một bài báo trên tạp chí Science uy tín cho thấy có bằng chứng rõ ràng rằng sự lây truyền qua đường airborne (tạm dịch: không khí) là con đường lây truyền chính virus SAR-CoV-2 và CDC hiện cũng lưu ý rằng “trong những điều kiện nhất định, chúng có thể lây nhiễm cho những người khác trong phạm vi hơn 6 feet (2 mét)".
Con đường lây truyền này xảy ra trong những không gian kín có hệ thống thông gió không đủ. Đôi khi có thể xảy ra khi người bệnh thở mạnh chẳng hạn như khi hát hoặc tập thể dục.
Trong quán bar hoặc nhà hàng
Virus SAR-CoV-2 bùng phát tại các sự kiện và tại các cơ sở kinh doanh như quán bar và nhà hàng là nguyên nhân gây ra một số trường hợp lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
Hơn nữa, đây là nơi dễ bùng phát nhất: mỗi đợt bùng phát trong một quán bar có thể lây nhiễm cho trung bình 27 người.
Một trong những đợt bùng phát dịch siêu rộng này diễn ra tại một club ở thành phố Córdoba, miền nam Tây Ban Nha, có 73 người có kết quả xét nghiệm dương tính sau một đêm đi chơi tại club này. Các nhà khoa học gần đây cũng đã phân tích một ổ dịch tại một quán bar ở Việt Nam, nơi có 12 khách nhiễm virus.
Trường học
Theo cơ quan y tế Tây Ban Nha, trường học chỉ chiếm 6% các đợt bùng phát dịch COVID-19. Khả năng lây truyền qua aerosols trong lớp học thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào việc người bị nhiễm bệnh (hay F0) là học sinh hay giáo viên.
Giáo viên nói nhiều hơn học sinh và thường nói khá to để học sinh có thể nghe rõ, điều này sẽ tăng nguy cơ thải các aerosols có chứa mầm bệnh nhiều hơn.
Nếu học sinh mắc bệnh thì sẽ ít nói hơn so với giáo viên. Theo hướng dẫn của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Tây Ban Nha (CSIC), chính phủ Tây Ban Nha đã khuyến cáo rằng các phòng học nên được thông gió (mặc dù điều này có thể gây khó chịu trong những ngày lạnh) hoặc sử dụng các thiết bị thông gió.
Để tính toán khả năng lây truyền bệnh giữa người với người trong các tình huống trên, bài viết đã sử dụng Covid Airborne Transmission Estimator - một dạng tool (công cụ) công nghệ được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học do giáo sư José Luis Jiménez từ Đại học Colorado dẫn đầu.
Tool này nhằm làm nổi bật tầm quan trọng của các biện pháp cản trở việc lây truyền qua aerosols. Tính toán này có thể không đầy đủ và cũng không bao gồm tất cả các biến số có thể ảnh hưởng đến sự lây truyền, nhưng nó phục vụ để minh họa cách giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách thay đổi các điều kiện mà chúng ta có thể kiểm soát.
Trong quá trình mô phỏng, các đối tượng duy trì khoảng cách an toàn được khuyến nghị, loại bỏ nguy cơ lây truyền qua các giọt bắn. Nhưng họ vẫn có thể bị nhiễm bệnh nếu không áp dụng đồng thời tất cả các biện pháp phòng ngừa như: thông gió đúng cách, rút ngắn thời gian gặp gỡ, giảm số người tiếp xúc và đeo khẩu trang.
Nếu không duy trì khoảng cách an toàn với người bị nhiễm, khả năng lây truyền bệnh sẽ tăng lên gấp bội vì cũng có thể có nguy cơ lây nhiễm từ các giọt bắn - không chỉ là aerosols. Thậm chí ngay cả khi có thông gió, nếu không giữ khoảng cách an toàn cũng đủ để khuếch tán aerosols.
Các tính toán được hiển thị trong ba kịch bản trên dựa trên các nghiên cứu về cách thức lây truyền qua aerosols và có sử dụng các thông tin phân tích những đợt bùng phát dịch trong thực tế.
Một ví dụ điển hình cho việc tìm hiểu khả năng lây truyền bệnh khi ở trong phòng là một buổi diễn tập của dàn hợp xướng ở bang Washington (Mỹ) vào tháng Ba. Chỉ 61 trong số 120 thành viên của dàn hợp xướng tham dự buổi diễn tập, và mọi người đều duy trì khoảng cách an toàn và các biện pháp vệ sinh.
Nhưng họ không biết rằng bản thân đang ở trong một tình huống có mức rủi ro tối đa: không đeo khẩu trang, không có hệ thống thông gió, có những người đang ca hát và tiếp xúc với nhau trong một thời gian dài. Chỉ một người mắc bệnh đã truyền virus cho 53 người trong khoảng thời gian 2,5 tiếng. Một số người bị nhiễm bệnh ở cách xa 14 mét, vì vậy chỉ có aerosols mới giải thích được sự lây truyền này. Hai trong số những người nhiễm bệnh đã chết.
Sau khi nghiên cứu kỹ vụ bùng phát này, các nhà khoa học đã có thể tính toán mức độ rủi ro có thể được giảm thiểu nếu họ thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây truyền qua aerosols.
Ví dụ, nếu đeo khẩu trang, nguy cơ sẽ giảm một nửa và chỉ khoảng 44% những người có mặt bị ảnh hưởng so với 87%. Nếu buổi diễn tập được tổ chức trong một khoảng thời gian ngắn hơn trong một không gian thông thoáng hơn, thì chỉ có hai ca sĩ đã bị nhiễm bệnh.
Covid Airborne Transmission Estimator được phát triển bởi José Luis Jiménez, một nhà hóa học khí quyển tại Đại học Colorado và một chuyên gia về hóa học và động lực học của các hạt trong không khí. Các nhà khoa học trên khắp thế giới đã xem xét tool này dựa trên các phương pháp và dữ liệu được công bố để ước tính tầm quan trọng của các yếu tố khác nhau liên quan đến một kịch bản lây nhiễm. Tuy nhiên, độ chính xác của nó bị hạn chế vì nó dựa trên những con số vẫn chưa chắc chắn ví dụ như có bao nhiêu loại virus lây nhiễm được phát ra bởi một người mắc bệnh. |
Tin liên quan
Chế độ ăn của người mắc bệnh gan như viêm gan và xơ gan phải cân bằng, đủ chất dinh dưỡng vì đây là một phần của liệu pháp điều trị.
Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19
Mỹ - Biến chủng KP.2, một nhánh con của Omicron, sở hữu hai đột biến đặc biệt giúp lây truyền nhanh, có thể trốn tránh được miễn dịch.