Ngày càng ít người thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, biết 4 khuyết điểm này bạn sẽ hiểu ngay

Cẩm Tú - Ngày 02/01/2024 18:03 PM (GMT+7)

Nhiều phòng ngủ chính có phòng tắm nhỏ, dù có cửa sổ nhưng có thể nhỏ, dẫn đến khả năng thông gió kém và không đủ ánh sáng.

Phòng ngủ chính có nhà vệ sinh bên trong ngày càng trở nên phổ biến. Đối với nhiều người, đây là một thiết kế thể hiện sự sang trọng và rất tiện nghi. Tuy nhiên, đặt nhà tắm trong phòng ngủ chính cũng mang tới những bất cập.

I. Ưu điểm của phòng ngủ có nhà tắm

1. Thuận tiện

Nếu trong phòng ngủ có nhà vệ sinh thì khi đi vệ sinh vào ban đêm, bạn sẽ đỡ phải băng qua nhiều phòng, mở cửa đóng cửa gây phiền toái, đánh thức người khác.

Điều này còn rất thuận tiện cho những ngày mùa đông lạnh giá, hay những gia đình có người già, người bệnh nằm trên giường.

Ngày càng ít người thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, biết 4 khuyết điểm này bạn sẽ hiểu ngay - 1

2. Tiết kiệm thời gian

Việc bố trí phòng tắm trong phòng ngủ chính có thể tiết kiệm thời gian xếp hàng chờ sử dụng phòng tắm, nâng cao hiệu quả cuộc sống. Khi đó, các thành viên trong gia đình không cần phải đợi chờ nhau hay cùng sử dụng chung phòng tắm nữa.

3. Bảo vệ quyền riêng tư

Đối với những gia đình đông thành viên hoặc có khách thường xuyên, việc bố trí một phòng ngủ chính có phòng tắm có thể bảo vệ sự riêng tư tốt hơn, tránh sự bối rối và mất vệ sinh khi sử dụng chung phòng tắm. Đồng thời, nó có thể mang lại không gian thân mật, tính tiện lợi với các cặp vợ chồng. Những ai đã kết hôn đều hiểu được điều này.

Ngày càng ít người thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, biết 4 khuyết điểm này bạn sẽ hiểu ngay - 2

II. Nhược điểm của phòng ngủ có nhà tắm

1. Ẩm ướt và có mùi

Nhiều phòng ngủ chính có phòng tắm nhỏ, dù có cửa sổ nhưng có thể nhỏ, dẫn đến khả năng thông gió kém và không đủ ánh sáng.

Kết quả là phòng tắm dễ bị ẩm, ngột ngạt và có mùi hôi. Những hơi ẩm và mùi hôi này có thể từ nhà tắm lan vào phòng ngủ, khiến chăn ga gối đệm, quần áo và các vật dụng khác bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Ồn ào

Nhiều thiết kế phòng tắm thường không cách âm hoặc cách âm kém. Cho nên khi phòng ngủ có phòng tắm bên trong, tiếng xả nước, giặt giũ, tiếng xả bồn cầu vào ban đêm sẽ tạo ra tiếng ồn, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của người ở cùng phòng với bạn.

Ngày càng ít người thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, biết 4 khuyết điểm này bạn sẽ hiểu ngay - 3

3. Làm tăng gánh nặng dọn dẹp nhà cửa

Phòng tắm là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà, ẩm ướt và kém thông thoáng, dễ sinh ra nhiều loại vi khuẩn. Thêm một phòng tắm nữa, đồng nghĩa với việc bạn phải dọn dẹp thêm một khu vực, điều này càng làm tăng thêm gánh nặng công việc nhà.

Nếu không vệ sinh, dọn dẹp kĩ, phòng tắm sẽ sinh ẩm mốc, có mùi khó chịu, thậm chí sẽ trở thành nơi trú ngụ của côn trùng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, đặc biệt với những người thường có công việc bận rộn, ít có thời gian để dọn dẹp nhà cửa.

4. Lãng phí không gian

Đối với nhiều gia đình ít thành viên, một phòng tắm là đủ, bởi khu vực phòng tắm thường ít sử dụng nhất. Việc bổ sung thêm một phòng tắm khác, nhất là với những phòng ngủ nhỏ thì sẽ chỉ lãng phí không gian và tiền bạc, tạo cảm giác chật chội.

Ngày càng ít người thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, biết 4 khuyết điểm này bạn sẽ hiểu ngay - 4

III. Những lưu ý khi cải tạo nhà thành 1 phòng tắm

Đối với những gia đình mua căn hộ có phòng tắm đôi, nếu cảm thấy 2 phòng tắm là không cần thiết thì có thể chuyển đổi nó thành phòng thay đồ. Điều này sẽ tối đa hóa việc sử dụng không gian phòng tắm và giải phóng không gian trong phòng ngủ chính.

Tuy nhiên, bạn phải chú ý 2 điểm sau khi tu sửa phòng tắm:

1. Không thấm nước

Khi chuyển phòng tắm thành phòng để đồ, điều quan trọng nhất là làm cho không gian này không bị thấm nước. Mặc dù phòng tắm của phòng ngủ chính đã được chống thấm khi mới xây, nhưng lớp chống thấm có thể bị hư hỏng trong quá trình cải tạo nên bạn phải chống thấm lại, nếu không có thể bạn sẽ gặp rắc rối.

2. Xử lý đường ống nước thải đúng cách

Sau khi chuyển thành phòng thay đồ, các đường ống thoát nước ban đầu phải được bịt kín để tránh ẩm và có mùi hôi. Nhưng cũng không nên bịt quá chặt, nếu không sau này khi bán nhà thì người ở mới khó thay đổi được.

Ngày càng ít người thiết kế nhà tắm trong phòng ngủ, biết 4 khuyết điểm này bạn sẽ hiểu ngay - 5

Khi đã biết được ưu, khuyết điểm của việc lắp đặt nhà tắm trong phòng ngủ, bạn có muốn có nhà tắm trong phòng ngủ nữa không? Thực ra việc xây nhà tắm trong phòng ngủ chưa hẳn là không tốt, nhưng nếu muốn xây dựng thì bạn cần lưu ý tới nhiều vấn đề như sau:

- Nên thiết kế nhà vệ sinh ở nơi nhận được nguồn sáng tự nhiên, đồng thời lắp đặt thêm quạt thông gió để không gian này luôn được thông thoáng, khô ráo, từ đó hạn chế được độ ẩm và vi khuẩn sinh sôi.

- Độ dốc của bồn cầu phải được lắp đặt phù hợp với phần thoát nước, hạn chế tối đa việc tắc nghẽn bồn cầu hoặc không thể thoát hết gây mùi khó chịu. Trước khi xây nhà tắm trong phòng ngủ, nên thiết kế hệ thống thoát nước và thông khí chi tiết, bài bản để hạn chế trường hợp đọng nước.

- Trước khi vào khu vệ sinh nên có một không gian đệm, có thể là không gian thay đồ hoặc kết hợp luôn kệ tủ quần áo để phòng ngủ sang trọng hơn, cũng như để cách âm tốt hơn.

- Trong nhà vệ sinh cần phân chia khu khô và khu ướt. Các thiết bị cần được bố trí theo đúng mục đích sử dụng.

(*) Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Dù có tiền hay không thì cũng đừng chọn 4 màu gạch men này, đó không phải mê tín!
Màu vàng là màu gạch phổ biến nhất cách đây khoảng 10 năm, nhưng bây giờ đã lỗi thời.

Nội thất đẹp

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nội thất đẹp