Đối với phần tủ của tủ giày, cá nhân tôi khuyên bạn không nên làm kiểu 4 ngăn, tức là kiểu tủ gồm 1 tủ phía trên sát tường, 1 ngăn mở, 1 ngăn tủ phía dưới để đựng giày và khoảng trống phía dưới.
Sở dĩ nhiều gia đình cảm thấy nhà cửa bừa bộn ngay khi bước vào nhà phần lớn là do tủ giày đặt ở lối ra vào. Cũng chính trong quá trình cải tạo ngôi nhà thứ hai của mình, tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm, bài học, hiểu được tủ giày nên thiết kế, lắp đặt thế nào. Và theo tôi, lắp tủ giày nên tuân theo quy tắc “5 nên – 5 không” dưới đây:
1. Không làm tủ 4 ngăn, nên làm tủ 5 ngăn
Đối với phần tủ của tủ giày, cá nhân tôi khuyên bạn không nên làm kiểu 4 ngăn, tức là kiểu tủ gồm 1 tủ phía trên sát tường, 1 ngăn mở, 1 ngăn tủ phía dưới để đựng giày và khoảng trống phía dưới.
Nguyên nhân là do sau khi sử dụng tủ giày 4 ngăn, sau một thời gian tôi thấy không đủ để cất giày. Khi đó, tôi phải để rất nhiều giày dép ở khoảng trống phía dưới khiến khu vực lối ra vào trông rất bừa bộn.
Sau đó tôi mới nhận ra, tủ giày 5 ngăn sẽ thiết thực hơn, vì khi đó sẽ có thêm ngăn kéo, thuận tiện cho việc cất giày và trữ một số thứ lặt vặt.
2. Độ sâu không thể nhỏ hơn 30cm
Một số người không hề coi trọng tầm quan trọng của chiều sâu khi làm tủ giày.
Tủ giày có độ sâu dưới 30 cm về cơ bản chỉ có thể chứa một số giày nữ và giày trẻ em, giày nam lớn hơn một chút về cơ bản không thể chứa được, chỉ có thể đặt chéo hoặc đặt ngang, gây lãng phí không gian và bất tiện khi lấy.
Về độ sâu của tủ giày, hãy nhớ rằng chiều sâu tốt nhất là 35cm, nhưng 40cm cũng có thể chấp nhận được.
3. Chú ý đến tỷ lệ tủ
Tỷ lệ tủ giày cũng ảnh hưởng đến hình thức của ngôi nhà cũng như tủ giày. Nếu phía trên tủ giày quá dài còn tủ phía dưới lại quá ngắn sẽ khiến cho việc cất giữ giày dép bất tiện, chưa kể là trông nó bị mất cân đối và không đẹp.
Tủ trên và tủ dưới nên có chiều dài bằng nhau, có ngăn mở ở giữa. Thiết nghĩ đây là tỷ lệ tủ giày tương đối đơn giản và phù hợp với mọi phong cách trang trí nhà ở.
4. Không làm lộ tay cầm
Những tủ giày trước đây đa số đều có tay cầm để mở ra mở vào. Nhưng hiện nay có nhiều cách để giấu tay cầm khiến ngôi nhà của bạn sang trọng và tinh tế hơn, đồng thời việc này cũng giúp hạn chế tình trạng vướng quần áo vào tay nắm tủ.
5. Nếu bạn không muốn sử dụng ghế thay giày, hãy chú ý đến chiều rộng của tủ giày
Thông thường nhiều người sẽ đặt một chiếc ghế để ngồi thay giày ở khu vực cửa ra vào. Nhưng, việc này sẽ khiến lối ra vào chật hẹp hơn, khiến chúng ta dễ vấp ngã.
Nếu bạn không muốn sử dụng ghế thay giày, muốn tích hợp chỗ ngồi thay giày ở tủ giày thì hãy chú ý đến chiều rộng của tủ giày. Hãy làm cho nó rộng ra một chút, bởi nếu khu vực đó nhỏ hơn 40cm thì ngồi đó thay giày sẽ rất khó khăn.
Kích thước phù hợp ở khu vực này là 60cm. Nếu nhỏ hơn chiều rộng này thì tốt hơn bạn chỉ cần mua một chiếc ghế gấp để thay giày. Sau khi dùng xong, gấp ghế lại và cất vào tủ là được.