Nếu muốn quần áo không bị hư hại sau mỗi lần giặt, các bạn nên tránh những sai lầm ngớ ngẩn này.
Với mỗi loại quần áo, mỗi loại chất liệu đều có cách giặt giũ khác nhau, chính vì thế các mẹ cần phải lưu tâm đến vấn đề này. Không phải quần áo nào cũng có thể giặt sạch trong máy giặt hoặc không phải chất liệu vải nào cũng an toàn với chất tẩy.
Để giúp quần áo được bền và không bị bạc màu, các bạn hãy nhớ những điều này!
1. Đồ jeans màu trắng
Quần Jean màu trắng là sự pha trộn giữa sợi bông và sợi spandex (loại sợi nhân tạo, được tạo thành từ Polyurethane và Polyethylene glycol thông qua các công nghệ phức tạp). Tuy chất liệu này được đánh giá là đẹp hơn hẳn so với các loại vải may quần khác, nhưng nó lại khó giặt.
Theo các chuyên gia tư vấn, khi giặt quần jeans trắng, các bạn không nên dùng thuốc tẩy hoặc các chất giặt tẩy làm trắng thông thường bởi những sản phẩm này có chứa Clo sẽ khiến cho sợi spandex chuyển sang màu vàng, làm mất đi màu trắng ban đầu của đồ jeans. Thay vì thế, các bạn hãy sử dụng thuốc tẩy an toàn dành riêng cho quần áo màu.
2. Đồ bơi
Nhiều người có thói quen ném bộ đồ bơi của mình vào trong máy giặt, thậm chí bỏ riêng vào túi giặt và cài đặt chế độ giặt nhẹ nhất, tuy nhiên đây lại là hành động sai lầm. Để đồ bơi không bị hư hại, tốt nhất bạn nên giặt bằng tay với nước sạch sau mỗi lần bơi.
Sau khi giặt với nước sạch, nếu bạn nhận thấy đồ bơi vẫn còn mùi Clo hoặc nước mặn, bạn hãy giặt lại chúng với nước có pha một thìa cà phê giấm ăn. Để ngăn chặn sự phá hủy của Clo và nước mặn, bạn nên làm ướt đồ bơi trước ngâm mình xuống nước.
Để đồ bơi không bị hư hại, tốt nhất bạn nên giặt bằng tay với nước sạch sau mỗi lần bơi (Ảnh minh họa)
3. Quần áo tối màu
Khi giặt quần áo, nhiều người không có thói quen lộn trái đồ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tư vấn thì để giữ cho quần áo tối màu, đặc biệt là quần áo có chất liệu cotton không bị bạc màu, bạn nên lộn ngược và giặt với nước lạnh.
Bạn nên nhớ không làm khô quần áo tối màu bằng máy sấy bởi nhiệt độ cao sẽ khiến quần áo tối màu bị tổn hại. Ngoài ra, chăm chỉ giặt khô cũng là giải pháp tốt để giữ quần áo lúc nào cũng trông như mới.
4. Quần áo của trẻ
Trẻ nhỏ luôn hiếu động, các con thích khám phá và nghịch ngợm đủ thứ trò, chính vì thế quần áo mỗi ngày bé thay ra đều có những vết bẩn, chẳng hạn như vết bùn bẩn, vết kẹo hay chút sữa dính vào…Trước tình cảnh ấy, khi có thêm trẻ nhỏ trong nhà, bố mẹ thường đầu tư máy giặt để thuận tiện hơn cho việc giặt giũ đồ cho bé. Bố mẹ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần “ném” đồ của con vào máy giặt thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, tuy nhiên trên thực tế điều đó lại không đúng.
Quần áo trẻ có biết bao vết bẩn khác nhau và không phải vết bẩn nào cũng có thể được giặt sạch bằng máy. Nếu cho tất cả mọi thứ vào giặt chung một thể, quần áo bẩn của các con không những không sạch mà còn lan vết bẩn cho nhau. Chính vì thế, lời khuyên cho các mẹ là hãy xử lý qua từng vết bẩn riêng biệt trước khi giặt mọi thứ cùng nhau.
Khi giặt quần áo của trẻ, bố mẹ nên xử lý từng vết bẩn trước khi cho vào giặt chung (Ảnh minh họa)
5. Khăn lông vũ, khăn quàng cổ và chăn bông
Khi giặt áo vét, chăn bông hay khăn quàng cổ tại nhà bằng máy giặt, các bạn nên bật máy ở chế độ mạnh nhất. Bởi nếu mở chu kì giặt nhẹ, chất tẩy sẽ vẫn còn lưu lại trên lông vũ hoặc phần bông, khi ấy sẽ làm giảm độ mềm mịn và giảm độ ấm áp.
Một vấn đề rắc rối khác khi giặt áo, khăn và chăn lông vũ là các sợi lông dễ bị ướt và dính vào nhau khiến trọng lượng không được phân đối đều, dẫn đến máy giặt hoạt động không hiệu quả. Tốt nhất, để các sản phẩm lông vũ được bền khi giặt, các bạn nên mang ra ngoài tiệm, tuy tốn kém nhưng bù lại sản phẩm sẽ được giặt sạch và giữ được độ ấm.
Khăn tắm
Khi giặt khăn tắm, các mẹ nên nói không với các chất làm mềm mải và máy sấy. Theo các chuyên gia thì các chất làm mềm vải làm giảm độ thấm hút nước của khăn. Bên cạnh đó, để khăn tắm không có mùi hôi do lâu ngày sử dụng, bạn nên giặt khăn tắm với nước nóng và phơi khô ngay sau khi giặt xong.