Thu nhập của các công nhân may tại hãng thời trang Zara rẻ mạt đến mức báo chí phải lên tiếng.
Là một hãng thời trang có tiếng trên toàn thế giới, Zara được biết đến như một ‘nhà khổng lồ’ thâu tóm thị trường thời trang của hầu hết các châu lục. Bằng chứng là, Zara có trên 5000 cửa hàng chính thức trên toàn thế giới với 92000 người lao động thường xuyên. Trong năm 2013, tập đoàn sở hữu Zara ước đạt doanh thu 16,72 tỷ Euro với lợi nhuận ròng tăng 0,6% so với 2012 lên 2,38 tỷ euro.
Hàng thời trang danh tiếng Zara ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hãng có hàng nghìn store trên toàn thế giới với hơn 92000 người lao động.
Chính vì sự phát triển không ngừng của mình, Zara cần rất nhiều người làm. Từ quản lý bán hàng, nhà thiết kế, nhân viên kinh doanh, nhân viên kho, thu ngân…cho đến công nhân may làm việc tại các nhà máy. Và tất nhiên, mức lương ở mỗi vị trí lại rất khác nhau. Mới đây nhất, một tin quảng cáo tìm kiếm nhân viên ở vị trí trợ lý giám đốc bán hàng tại một store của Zara ở Mỹ với mức lương 401.000 đô la Mỹ/1 năm (Khoảng hơn 8 tỷ đồng) đã gây được sự chú ý của nhiều người.
Mức lương dành cho nhân viên và công nhận tại Zara có sự chênh lệch đáng kể.
Zara luôn cần rất nhiều lao động từ các vị trí khác nhau như: nhân viên kinh doanh, thiết kế, bán hàng, công nhân may...
Người lao động không khó để có một chân trong xưởng sản xuất của Zara.
Tuy nhiên, ở một ‘thế giới khác’ của Zara, cụ thể là ở Sao Paulo, Brazil. Người ta đã phát hiện ra rằng có hàng trăm người nhập cư từ Bolivia đã buộc phải may quần áo trong một xưởng gia công thuộc một chi nhánh của Zara tại Brazil với điều kiện làm việc tồi tàn, không có bữa ăn trưa, nước uống và không được phép rời khỏi nơi làm việc của họ mà không được phép của người giám sát. Người lao động chỉ được trả từ 7-12 cent (khoảng 11 nghìn đồng đến 25 nghìn đồng) cho mỗi giờ làm việc. Một công nhân người Bolivia từng trả lời tờ báo Reporterthat rằng, mỗi chiếc quần jeans họ được trả 1,8 đô la Mỹ, số tiền này được chia đều cho tất cả những người tham gia vào hệ thống sản xuất, trung bình 1 chiếc quần jeans cần sự tham gia của 7 người.
Tuy nhiên mức lương lại là điều nhiều người lo ngại.
Có những nơi, nhân viên được trả lương rất cao nhưng cũng có những xưởng sản xuất công nhân bị nhận những đồng thu nhập rẻ mạt.
Những con số trên thật sự khiến những người quan tâm đến Zara phải ngỡ ngàng. Bởi với vẻ ngoài hào nhoáng và sự thành công vượt trội, Zara vẫn có những ‘điểm tối’ không phải ai cũng biết đến. Nhưng dù thế nào, Zara vẫn là một nhãn hàng đang phát triển, lớn mạnh hàng ngày và là mối quan tâm hàng đầu của những người yêu thời trang.
Nhưng vấn đề tiền lương chỉ là vấn đề nội bộ của hãng thời trang này, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến những gì họ có được khi bỏ tiền ra mua sản phẩm.
Và Zara vẫn là hãng thời trang ngày càng lớn mạnh. Các cửa hàng của họ vẫn là nơi mà hầu hết phụ nữ đều muốn bước chân vào.