Chim Yến là loài động vật vô cùng quen thuộc với chúng ta và có nhiều công dụng quý giá trong đời sống. Hãy cùng khám phá những đặc điểm, thông tin thú vị về loài chim này trong bài viết ngay dưới đây nhé.
Nguồn gốc của loài chim Yến
Chim Yến là loài chim thuộc họ nhà Yến (Apodidae), họ Yến lại được chia thành hai phân họ chính, bao gồm: 13 loài chim Cypseloidinae (chim Yến nguyên thủy) và 79 loài chim Apodinae (chim Yến ngày nay). Tên khoa học của chim Yến vốn được bắt nguồn từ một cái tên tiếng Hy Lạp có nghĩa là không có chân (apous), đó là bởi vì chân của chúng vô cùng ngắn, do đó mà chúng ta thường thấy chim Yến bay lượn khắp bầu trời là chính chứ ít khi đậu trên mặt đất.
Hình ảnh của chim Yến
Loài chim quý giá này xuất hiện vô cùng phổ biến tại nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á hoặc các nước có khí hậu ôn đới, nhiệt đới. Ở nước ta hiện nay, nơi nuôi dưỡng nhiều loài chim Yến nhất lại tập trung ở một số tỉnh thành phía Nam như Khánh Hòa, Kiên Giang, Bình Thuận. Bởi chúng là loài động vật mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao, đem lại cuộc sống tiền tỷ cho người dân địa phương.
Thông tin, đặc điểm của chim Yến
1. Về kích thước
Chim Yến là loài chim có kích thước khá đa dạng do chủng loài của chúng khá lớn. Loài chim Yến nhỏ nhất được gọi là Yến lùn với trọng lượng chỉ vào khoảng 6g và chiều dài chỉ có 10cm mà thôi. Còn loài Yến lớn nhất là loài Yến đuôi nhọn, có trọng lượng lên đến 190g và chiều dài vào khoảng 25cm.
2. Về ngoại hình
Điểm dễ nhận biết loài chim Yến nhất phải kể đến đôi chân của chúng. Đây là loài chim có đôi chân vô cùng ngắn, gần như bạn sẽ khó có thể thấy được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhận ra khi chúng ngừng bay và bám vào các vách đá hoặc những nơi thẳng đứng. Chính vì vậy mà loài chim này gần như dành cả đời cho việc bay lượn chứ ít khi dừng chân và đi lại như nhiều loài chim khác.
Bộ lông của chim Yến thường có màu đen hoặc hơi nâu, con đực và con cái có ngoại hình trông khá giống nhau. Thân của chúng có dạng hình thoi cùng với sải cánh lớn giúp chúng bay lượn nhẹ nhàng và dễ dàng trên bầu trời, đồng thời cấu tạo này của chúng giúp săn mồi ngay cả khi đang bay.
3. Về tập tính
Loài chim Yến do có chân khá ngắn nhưng vuốt lại cong và sắc nhọn nhằm giúp chúng có thể bám được vào các bề mặt thẳng đứng hoặc hiểm trở như bức tường, vách núi, vách đá,... Chúng sẽ sử dụng nước bọt của mình để kết thành tổ trên các bề mặt thẳng đứng đó và tiến hành quá trình sinh sản sau khi tổ chim được hoàn thành. Ngoài ra loài chim này sống thành bầy đàn với nhau với số lượng rất lớn.
4. Môi trường sống
Loài chim Yến chủ yếu ưa thích sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới gió mùa. Môi trường sống của chúng cũng vì thế mà rất đa dạng như thảo nguyên, hẻm núi, đồng cỏ, sa mạc, đô thị,... Chúng được tìm thấy khá nhiều tại nhưng nơi cao hơn mực nước biển khoảng 4000m và gần với nguồn nước.
Chim Yến khác chim Én như thế nào?
Rất nhiều người thường hay nhầm lẫn về 2 loài chim này bởi hình dáng bên ngoài trông khá giống nhau. Thế nhưng giữa chúng lại tồn tại những điểm khác biệt rất dễ thấy như sau:
- Chim Yến có đôi chân vô cùng ngắn, khiến chúng không thể đi lại được bình thường như nhiều loài chim khác. Tuy nhiên chim Én lại có đôi chân khỏe mạnh, linh hoạt.
- Chim Én thường có kích thước lớn hơn chim Yến, bộ lông màu xanh đậm cùng cái mỏ cũng lớn hơn so với loài Yến.
- Chim Én có tốc độ bay lượn khá nhanh so với loài Yến nhưng chúng lại ưa thích bay ở tầm thấp chứ không phải ở tầm cao như loài Yến.
- Chim Yến dùng nước bọt để làm tổ vào mùa sinh sản, trong khi chim Én lại thích sử dụng bùn, đất để đắp tổ.
Chim Yến có sự khác biệt nhất định so với loài chim Én
Công dụng của chim Yến trong đời sống
Sở dĩ chim Yến là loài chim được ưa chuộng không chỉ ở nước ta mà là toàn thế giới, đó là bởi vì chúng sở hữu loại nước bọt đặc biệt, chứa nhiều chất dinh dưỡng vô cùng giá trị và quan trọng với sức khỏe con người. Cho nên người ta mới nuôi chim với số lượng lớn để có thể khai thác được nguồn nước bọt loài Yến, hay còn gọi là Tổ Yến này. Một số công dụng của Tổ Yến đối với sức khỏe con người có thể kể đến như:
- Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.
- Chống lại sự oxy hóa và lão hóa làn da.
- Giúp kích thích tiêu hóa tốt hơn, từ đó mang lại cảm giác thèm ăn, ngon miệng.
- Giúp tiêu đờm, giảm ho, giảm viêm họng hiệu quả.
- Bổ khí huyết, tăng cường lưu thông máu, bồi bổ trí não.
- Giúp kích thích cơ thể trẻ em phát triển tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ béo phì.
Chính vì những giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe của con người mà loài chim Yến đã trở thành loài vật mang lại giá trị kinh tế rất cao cho những hộ nuôi chim hiện nay.
Chim Yến làm tổ như thế nào?
Loài Chim Yến sử dụng chính nước bọt của chúng để làm tổ, nước bọt này có khả năng kết dính khá tốt giúp gắn kết tổ của chúng với nhiều loại chất nền khác nhau như cành cây, lá cây,... và gắn lên các bề mặt thẳng đứng, dựng đứng như bờ tường, vách đá, hẻm núi,... Thông thường, quá trình làm tổ của loài Yến chỉ xảy ra khi chúng chuẩn bị bắt đầu vào mùa sinh sản, cụ thể như sau:
- Con đực sẽ kêu gọi con cái về sống chung cùng nhau trước thời điểm sinh sản. Sau đó cả hai sẽ cùng chung sức để xây tổ nhằm phục vụ cho việc đẻ trứng.
- Vào giai đoạn sinh sản, tuyến nước bọt của cả hai sẽ phát triển mạnh và phình ra ở hai bên má. Chúng bắt đầu tiết nước bọt và dùng mỏ để kéo dài ra thành từng sợi, sau đó con đực hoặc con cái sẽ dùng sợi đó để bện thành tổ.
- Quá trình này sẽ diễn ra liên tục trong khoảng 45-50 ngày, khi mà cả hai thay phiên nhau đi kiếm ăn rồi về tổ nghỉ ngơi. Thường thì nước bọt của chim Yến sẽ khô sau khoảng từ 2-3 tiếng.
- Càng gần đến lúc con cái đẻ trứng thì công việc bện và đan tổ bắt đầu được đẩy nhanh. Khi tổ chim được hoàn thành cũng là lúc con cái bắt đầu tiến hành sinh nở.
Chim Yến làm tổ từ chính nước bọt của chúng
Quá trình sinh sản ở chim Yến
Mùa sinh sản ở loài Yến thường bắt đầu từ tháng 3 cho đến giữa tháng 4 hàng năm. Khi này con đực sẽ ghép cặp với con cái và cả hai cùng nhau tìm địa điểm phù hợp để xây tổ nhằm đẻ trứng sau này. Thông thường, chim Yến sẽ đi kiếm ăn vào ban ngày, và sẽ trở về nơi mà chúng định xây tổ vào lúc chiều tối tầm 18h. Sau đó chúng sẽ nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng rồi mới bắt đầu tiết nước bọt để xây tổ.
Chúng sẽ làm tổ liên tục từ tối cho đến tận 3-4h sáng ngày hôm sau. Giai đoạn đầu khi mới làm tổ thì chúng bện khoảng 12 sợi mỗi ngày, khi gần đến ngày sinh sản thì tốc độ sẽ tăng lên khoảng 15 sợi mỗi ngày. Quá trình xây tổ diễn ra liên tục trong gần 50 ngày.
Sau khi tổ đã được xây xong, cả hai sẽ giao phối với nhau để bắt đầu quá trình sinh sản của chúng. Thường thì loài Yến sẽ giao phối vào ban đêm, từ 21h-23h hoặc từ 1h đến 3h sáng hôm sau. Mỗi ngày chúng sẽ giao phối từ 3-4 lần, trước khi đẻ trứng sau đó khoảng 8-10 ngày. Sau khi đợt trứng đầu tiên được sinh ra, chim Yến sẽ giao phối lần cuối để tạo ra đợt trứng thứ hai, rồi chúng sẽ tập trung vào nhiệm vụ chăm sóc đàn con của mình.
Trong quá trình ấp trứng, chỉ có một con thực hiện nhiệm vụ này, con còn lại sẽ phải đi kiếm ăn. Chúng thường đổi ca ấp trứng cho nhau mỗi ngày 4-5 lần. Sau khoảng 3 tuần thì trứng sẽ bắt đầu nở và tạo ra chim non. Thời gian đầu khi chim non mới nở, cả bố và mẹ sẽ cùng đi kiếm ăn rồi về cùng sưởi ấm cho đàn con của mình. Sau này khi chim non đã lớn hơn một chút thì bố mẹ sẽ chỉ chịu trách nhiệm cho chúng ăn mà không cần sưởi ấm nữa.
Chim Yến ăn thức ăn gì?
Loài chim Yến chủ yếu ăn các loại côn trùng có kích thước nhỏ, chủ yếu như: Ong kiến, ruồi, bọ, chuồn chuồn, bướm đêm, châu chấu,... Do cấu tạo đặc biệt của cơ thể mà loài Yến sẽ bắt mồi ngay khi đang bay chứ không đậu xuống nơi nào đó như nhiều loài chim khác. Hơn hết, loài Yến sẽ có xu hướng tìm đến những cánh rừng, bụi cây quen thuộc, bởi tại đó số lượng côn trùng sống trên cây là rất nhiều, đó chính là nguồn thức ăn dồi dào cho chúng.
Chim Yến bay vào nhà là điềm gì?
Khác với loài chim Én, chim Yến bay vào nhà được cho là điềm lành. Chúng được xem như là nguồn mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Từ đó khiến chủ nhà luôn gặp nhiều thành công, thuận lợi trong công việc, sự nghiệp.