Tết đến Xuân về, theo bác sĩ Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc chuyên môn hệ thống Nha khoa Shinbi cho biết đã phải xử lý nhiều trường hợp liên quan tới răng sứ thẩm mỹ và các vấn đề răng miệng dịp cận Tết.
Bác sĩ Hòa trong một chương trình tư vấn về việc chăm sóc răng miệng cho người dân
Trước nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ ngày càng cao thì nhiều cơ sở thẩm mỹ đã xuất hiện. Nhưng chưa tìm hiểu kỹ thì nhiều người đã quyết định làm đẹp. Hậu quả là đẹp chưa thấy mà đã gặp hàng loạt các biến chứng.
Chị Trần Thị Ly, 39 tuổi dù đã sửa chữa được bộ răng hoàn chỉnh sau hai lần làm bị hỏng nhưng vẫn không thể quên được cảm giác đau nhức đến nỗi không nhai được thức ăn do bị lệch khớp cắn, răng rất dày, ăn nhai không đúng khớp rất là khó chịu, ê buốt khiến cho đau lên hai cơ hàm.
Tương tự, một cô gái 24 tuổi, không chỉ bị lệch khớp cắn sau khi bọc răng sứ tại một cơ sở ở Bắc Ninh mà còn bị mài răng sai kỹ thuật, sai giải phẫu, chưa kể chất liệu không đảm bảo dẫn đến sau khi lắp được 3 ngày thì đã bị vỡ 2 cái.
“Khi mà lắp tạm bộ răng đó về, em ăn nhai rất là khổ, sụt mất 3 kg 1 tháng, ảnh hưởng cả tinh lần nữa - không ngủ được, tai rất ù, hàm thì mỏi”, bạn gái chia sẻ.
“Khi sai khớp cắn, lực nghiến rất là mạnh tạo ra phản ứng “rắc rắc”, “lục cục” ở trong khớp dẫn tới tổn thương và ù tai. Càng về sau tai bắt đầu không nghe thấy tiếng gì nữa. Răng rất yếu không được phép làm, vì khi mài răng sẽ không chịu được và bị buốt, ảnh hưởng đến tủy”, Bác sĩ Hoà của Shinbi Dental cho biết.
Bác sĩ Nguyễn Văn Hoà - Giám đốc chuyên môn hệ thống Nha khoa Shinbi cho biết đã phải xử lý nhiều trường hợp liên quan tới răng sứ thẩm mỹ
Không phải răng của ai cũng có thể thẩm mỹ mà cần phải có chỉ định phù hợp. Nếu răng khấp khểnh quá mà vẫn mài răng để chụp răng sứ để chụp răng sứ vào là hoàn toàn sai. Ngoài ảnh hưởng khớp cắn gây ù tai, sang trấn khớp thái dương thì tại bệnh viên răng hàm mặt trung ương còn tiếp nhận nhiều trường hợp viêm nha chu sau khi thẩm mỹ không chỉ kéo dài tốn kém, đặc biệt là còn ảnh hưởng đến tủy răng.
Theo khuyến cáo của chuyên gia, trước khi làm thẩm mỹ thì một số bác sĩ người ta đi lấy tủy răng để người ta làm, việc lấy tủy răng đấy thì thông thường phải có chỉ định thật sự cần thiết để lấy tủy răng. Còn nếu chúng ta lấy tủy răng để đi làm răng thẩm mỹ thì có thể gây đến những biến chứng sau này, ví dụ là gây ra tình trạng viêm tủy răng người viêm quanh chóp răng, thậm chí viêm xương hàm có những cái nang răng rất là phức tạp.
Theo bác sĩ Hòa, nhu cầu làm đẹp là chính đáng nhưng cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ
Bên cạnh đó, các bác sỹ khuyến cáo, nhu cầu làm đẹp là hoàn toàn chính đáng nhưng cần cân nhắc tìm hiểu kỹ. Bởi ngay cả khi làm răng sứ đúng chỉ định thì vẫn có những rủi ro nhất định.
Cuối cùng, câu chuyện tiền nào của nấy vẫn giữ nguyên giá trị. Cái răng cái tóc là góc con người, đừng vì ham rẻ mà lại thành tiền mất tật mang.
Hiện tại, những chế tài xử phạt quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội đã có, tuy nhiên, để là một người dùng thông thái và văn minh, thì người dùng cũng cần cẩn trọng với mọi thông tin mình tiếp nhận, đặc biệt là không nên vì ham rẻ mà tin và làm theo những quảng cáo thổi phồng sự thật, để rồi, đẹp đâu chưa thấy, chỉ thấy thiệt hại cả về sức khỏe và tài chính.