Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của viên chức tư vấn học sinh ra sao?
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục.
Thông tư này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập, bao gồm: trường tiểu học; trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học; trường trung học phổ thông chuyên; trường phổ thông dân tộc nội trú; trường phổ thông dân tộc bản trú; trường, lớp dành cho người khuyết tật (gọi chung là cơ sở giáo dục phổ thông công lập).
Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh bao gồm:
1. Viên chức tư vấn học sinh hạng III - Mã số: V.07.07.24.
2. Viên chức tư vấn học sinh hạng II - Mã số: V.07.07.23.
3. Viên chức tư vấn học sinh hạng 1 - Mã số: V.07.07.22.
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh được quy định cụ thể như sau:
Viên chức tư vấn học sinh hạng I - Mã số V.07.07.22
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo thuộc nhóm ngành hoặc ngành sau: Tâm lý học; Công tác xã hội; Xã hội học; Đào tạo giáo viên phù hợp với cấp học.
Viên chức tư vấn học sinh hạng II - Mã số V.07.07.23
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo thuộc nhóm ngành hoặc ngành sau: Tâm lý học; Công tác xã hội; Xã hội học; Đào tạo giáo viên phù hợp với cấp học.
Viên chức tư vấn học sinh hạng III - Mã số V.07.07.24
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT- Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định như sau: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành đào tạo thuộc nhóm ngành hoặc ngành sau: Tâm lý học; Công tác xã hội; Xã hội học; Đào tạo giáo viên phù hợp với cấp học.
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức tư vấn học sinh trong các cơ sở giáo dục. Ảnh minh họa: TL
Hệ số lương của viên chức tư vấn học sinh là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT quy định về hệ số lương của viên chức tư vấn học sinh như sau:
- Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng 2 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
- Chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh hạng 1 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Bảng lương viên chức tư vấn học sinh từ 4/11/2024 như thế nào?
Viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh được áp dụng bảng lương viên chức tại bảng 3 (bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (căn cứ theo Điều 9 Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT).
Viên chức tư vấn học sinh hạng I:
Viên chức tư vấn học sinh hạng II:
Viên chức tư vấn học sinh hạng III:
Lưu ý: Mức lương trên chưa bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác.
Công thức tính lương của viên chức tư vấn học sinh như sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
(Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV)
Hiện nay, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng (theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Viên chức tư vấn học sinh phải thực hiện nghiêm những nghĩa vụ nào của viên chức?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT và Điều 16 Luật Viên chức 2010 quy định viên chức tư vấn học sinh phải thực hiện nghiêm những nghĩa vụ chung của viên chức bao gồm:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
- Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Bảo vệ bí mật nhà nước; giữ gìn và bảo vệ của công, sử dụng hiệu quả tiết kiệm tài sản được giao.
- Tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức.
Thông tư số 11/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 4/11/2024.