Biệt thự phố cổ "có 1 không 2": Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng

Ngày 17/06/2020 00:08 AM (GMT+7)

Ngoài diện tích khủng, ngôi nhà mà gia đình ông Giao đang sở hữu còn có kiến trúc thuộc dạng hiếm có khó tìm ở phố cổ Hà Nội.

Ông Phạm Quang Giao chia sẻ về ngồi nhà đặc biệt trong phố cổ

Giữa trưa hè oi nóng, chúng tôi tìm đến khu vực ngã tư Hàng Bạc - Đinh Liệt hỏi thăm về ngôi biệt thự nhà vườn cổ, người dân sinh sống nơi đây không ai là không biết. Có người còn nói rằng ngoài đường dù nắng lên đến 50 độ, nhưng chỉ cần bước vào ngôi nhà đó, mọi thứ thay đổi hoàn toàn.

Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 1

Bước chân qua chiếc cổng cổ kính là không gian rợp bóng mát cây xanh, cùng ngôi nhà độc đáo.

Bước chân qua chiếc cổng cổ kính số 6 Đinh Liệt, chúng tôi cảm nhận không gian tươi mát, lạnh toát sống lưng và yên tĩnh đến lạ thường. Bao quanh ngôi nhà cổ kính với mái ngói cao vút là nhiều loại cây lớn nhỏ khác nhau. Ngay phía trước ngôi nhà là cái bể lớn, nước trong xanh, róc rách chảy cả ngày.

Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 2
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 3

Ngôi biệt thự nhà vườn với nhiều cây cối bao quanh tạo nên không gian yên tĩnh và trong lành, mát lạnh.

Khi hỏi về chủ sở hữu của ngôi nhà, một người phụ nữ nói rằng, chủ sở hữu thật sự của ngôi nhà là vợ chồng cụ Phạm Văn Thanh - Phạm Thị Tề. Hiện cả hai cụ đều đã qua đời, các con của hai cụ vẫn đang sinh sống tại đây và đây cũng là nơi thờ tự của dòng họ Phạm Ngọc.

Theo lời kể của ông Phạm Ngọc Giao (80 tuổi, con trai cả cụ Tề), ngôi nhà này hiện là nơi sinh sống của 7 hộ gia đình với khoảng 50 nhân khẩu. Là con trai cả nên ông là người đứng ra trông nom, tiếp những đoàn khách đến tham quan, tìm hiểu về ngôi nhà.

Ông Giao cũng cho biết, đây là biệt thự nhà vườn duy nhất còn sót lại ở phổ cổ Hà Nội và đã được Thành phố công nhận là công trình có giá trị cần được bảo tồn, tôn tạo. “Tính đến giờ ngôi nhà đã có 75 năm tuổi rồi”, ông Giao nói.

Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 4
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 5

Bà Phạm Thị Tề - chủ nhân ngôi nhà sống được hơn 100 năm và mới mất vài năm trước.

Trước năm 1945, bố mẹ ông Giao khi đó phải bán 3 ngôi nhà mặt phố ở Hàng Bạc, Hàng Bè, Hàng Vôi mới đủ tiền mua mảnh đất này. Tổng diện tích của ngôi nhà 720 mét vuông, có 2 mặt tiền, một ở phố Hàng Bạc, một ở phố Đinh Liệt.

“Ngày mua ngôi nhà này nước ta vẫn tiêu tiền Đông Dương cũ. Nếu tính vàng thì ngày đó cậu mợ (bố mẹ) tôi phải hơn 1000 lượng mới đủ để sở hữu nơi này”, ông Giao nhớ lại.

Năm 1945, bố mẹ ông Giao bắt đầu xây dựng nhà. Người thiết kế ngôi nhà là kiến trúc sư nổi tiếng Phạm Khắc Hệ - một trong những người thuộc thế hệ đầu của làng kiến trúc sư Việt Nam.

Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 6

Năm 1945, ngôi nhà được xây dựng dưới sự thiết kế của một kiến trúc sư nổi tiếng.

Ngôi nhà được xây dựng theo phong cách Đông - Tây kết hợp. Phía trong các phòng được xây dựng theo kiến trúc Paris, nội thất cũng từ Pháp chuyển về. Còn phần mái được thiết kế theo kiểu mái ngói Á Đông. Từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành phải mất đúng 5 năm.

Chỉ vào từng chi tiết nhỏ trong ngôi nhà, ông Giao giải thích với khách rằng: “Nền nhà được làm nguyên khối, cả Hà Nội chỉ có 2 nơi có và cùng 1 thợ làm. Đó là ngôi nhà ông đang ở và Nhà hát lớn Hà Nội”.

Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 7
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 8
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 9
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 10

Gạch nền được lát nguyên khối, nội thất trong nhà được chuyển từ Pháp về Việt Nam.

Tay cầu thang, đặc biệt là bộ bàn ghế đen óng đang đặt ở phòng đọc sách được đưa từ Pháp về, được thiết kế theo phong cách Louis XIV. Nơi phòng thờ trang trọng là những tấm hình đen trắng của bố mẹ ông Giao. Cùng với đó là những bộ câu đối mà ngay bản thân ông cũng không thể biết được niên đại. Để đọc và hiểu được câu đối cổ đó ông Giao phải nhờ một thầy chữ nho nổi tiếng về dịch hộ.

Nét đặc sắc nhất thể hiện phong cách Việt trong ngôi nhà là mái ngói uốn cong vút. Ở mỗi góc đầu đao là hình mây được cách điệu uyển chuyển như đang bay lượn.

Ông Giao giải thích rằng, do mảnh đất không vuông vức nên ông nội ông cùng nhà thiết kế đã sáng tạo ra một góc mái ngói có tới hai đầu giao long (đầu rồng) để khắc phục khiếm khuyết đó. Phần xương cốt mái ngói làm từ gỗ lim. Bên trên mái, gia đình ông dùng ngói Marseille tạo độ cong cho mái ngói. “Gần 100 năm qua đi nhưng ngói vẫn sáng choang, đi lại trên đó thoải mái mà không lo bị vỡ, hỏng”, ông Giao nói.

Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 11
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 12
Biệt thự phố cổ amp;#34;có 1 không 2amp;#34;: Nền lát nguyên khối, bước vào mát lạnh sống lưng - 13

Hình ảnh mái nhà cổ kính gần 100 năm vẫn còn nguyên vẹn và vững chắc.

Giữ gìn những gì thế hệ cha ông để lại là một chuyện, còn sống xứng đáng với vị thế và tên tuổi của ngôi nhà lại là điều không dễ dàng gì. Khi còn sống ở trên đời, bố mẹ ông Giao vẫn luôn răn dạy con cháu phải sống “tốt đời, đẹp đạo”, không gây hiềm khích với ai. Như vậy mới đúng chất người Hà Nội.

"Tôi sẽ răn dạy lại con cháu những điều ngày xưa các cụ truyền lại. Đời sau tôi không dám nói chắc điều gì nhưng chắc chắn thế hệ chúng tôi không ai có suy nghĩ bán hay chia chác ngôi nhà mà cha ông để lại”, ông Giao giãi bày tâm sự.

Cặp vợ chồng sống trên nóc nhà vệ sinh phố cổ đợt nắng nóng: Hai tuần tôi chưa mặc áo
Hơn 30 năm sống trên nóc nhà vệ sinh, chưa năm nào vợ chồng ông Hải phải chịu đựng cái nóng khủng khiếp và dài như năm nay.
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội