Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm

Ngày 25/10/2019 00:08 AM (GMT+7)

Dù chỉ nhận được đồng lương ít ỏi nhưng gần 20 năm qua ông Nhân vẫn lẳng lặng đứng gác và dọn dẹp cửa ô duy nhất còn sót lại ở Hà Nội.

Ông Nhân chia sẻ về ký ức tuổi thơ gắn bó với ô Quan Chưởng

Ở cái tuổi 72 nhưng ông Tạ Văn Nhân (ở Thanh Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn vô cùng nhanh nhẹn, giọng nói nhẹ nhàng khiến người nghe cảm thấy dễ chịu.

Là người gốc ở Hà Nội, có nhà mặt đường rất thuận lợi để kinh doanh nhưng ông Nhân lại chọn công việc mà chỉ cần nghe nói là ai cũng lắc đầu ngao ngán, đó là dọn dẹp và đứng gác ở Ô Quan Chưởng.

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 1

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 2

19 năm qua ông Nhân vừa bảo vệ, vừa dọn rác ở Ô Quan Chưởng.

Người đàn ông này đã làm việc ở đây 19 năm, được trả phụ cấp nhưng chẳng đáng là bao. “Nếu vì tiền tôi đã không làm việc này, bây giờ tính ra tôi chỉ được 6.000 đồng/ngày thôi (180.000 đồng/ tháng). Đến đồng phục cũng không được cấp, hàng ngày có gì tôi mặc vậy, như hôm nay tôi mặc quần đùi, áo phông ra đây dọn dẹp và canh gác”, ông Nhân vừa nói vừa chỉ vào bộ quần áo mình đang mặc trên người.

Riêng với bản thân ông, việc được gác ở Ô Quan Chưởng vừa là vinh dự, vừa là niềm tự hào, bởi cửa ô này gắn liền với ông từ khi sinh ra cho đến tận bây giờ. Khi kể cho chúng tôi nghe về lịch sử cửa ô này, ông Nhân nói với giọng đầy hào hứng.

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 3

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 4

Cửa ô cổ kính với 270 năm tuổi, cũng là cửa ô duy nhất còn sót lại ở Hà Nội.

Ô Quan Chưởng được xây dựng từ năm 1749, đến thời điểm hiện tại đã trải qua 270 với bao thăng trầm lịch sử. Xưa kia ô Quan Chưởng cùng với ô Cầu Giấy, ô Cầu Dền, ô Chợ Dừa, ô Ðống Mác là 5 cửa ô để đi vào Hoàng Thành Thăng Long.

Thế nhưng, qua những biến động lịch sử và sự phát triển của xã hội, giờ đây chỉ còn duy nhất cửa ô này. Ông Nhân cho biết hiện nay để vào khu phố cổ có rất nhiều con đường khác nhau, nhưng với những người gốc Hà Nội thì việc đi qua Ô Quan Chưởng rồi vào phố Hàng Chiếu và ngao du phố cổ vẫn cho họ cảm giác rất khác.

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 5

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 6

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 7

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 8

Với những người Hà Nội, việc đi qua Ô Quan Chưởng vào khu phố cổ luôn cho họ cảm giác khác lạ với những ký ức tuổi thơ ùa về.

Khi qua cửa ô cổ kính này, mọi ký ức như ùa về trong tâm trí những người Hà Nội. Đó là sự cổ kính, là giá trị lịch sử và cả những kỷ niệm thuở thơ bé mà những người như ông Nhân chính là nhân chứng một thời. Đó cũng chính là lý do ông lựa chọn và gắn bó với công việc này gần 20 năm qua.

“Ngày bé, những hôm trời mưa chúng tôi lại ra cửa ô tắm mát. Rồi những ngày chúng tôi chơi đánh trận giả ở đây, rồi lớn lên ngày đi bộ đội tôi cũng bước qua cửa ô này với lòng đầy tự hào dân tộc. Đến bây giờ mọi thứ với tôi vẫn như ngày hôm qua, nên tôi tự hứa với lòng mình rằng phải có trách nhiệm bảo vệ cửa ô duy nhất còn sót lại này”, ông Nhân nói.

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 9

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 10

Vẫn còn những người vô ý thức lái xe quá khổ qua cửa ô làm hư hỏng. Nhìn thấy cảnh đó ông Nhân xót xa như đứt từng khúc ruột.

Để làm được công việc này, ông Nhân cũng phải trải qua những tháng ngày khó khăn, vất vả. Thời mới bắt đầu công việc, ông Nhân phải dùng nhiều biện pháp vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo để ngăn chặn tình trạng bán hàng rong, hay con nghiện tiêm chích ở di tích lịch sử.

“Những ngày đầu, rác ngập dưới chân cửa ô do những người bán hàng xong đứng kín nơi đây. Rồi những buổi tối các con nghiện tụ tập về đây đông lắm, có thời điểm mỗi tối tôi ra nhặt hàng nắm bơm kim tiêm còn dính máu ở cả trên và dưới chân ô Quan Chưởng. Nhưng hiện tại chuyện này đã không còn xảy ra”, ông Nhân kể lại.

Lương 6 nghìn/ngày, mặc quần đùi áo cộc đứng “gác” cửa ô duy nhất đi vào phố cổ 20 năm - 11

Ông Nhân cho biết, ông sẽ làm công việc này đến khi nào không còn sức khỏe nữa thì thôi.

Một năm 365 ngày ông Nhân làm đủ cả, kể cả mùng 1, mùng 2 Tết. Ông chia sẻ, ngày Tết, ngày lễ vẫn có khách nước ngoài đến thăm và chụp ảnh, vì thế mình vẫn phải làm. “Nhìn di tích bẩn ai mà chụp ảnh được, họ cũng như mình thôi, phải sạch đẹp mới chụp. Như vậy, khách nước ngoài đến chơi cũng thiện cảm, yêu Hà Nội hơn”, ông Nhân nói.

Đã hơn 70 tuổi nhưng ông Nhân chưa có ý định dừng lại công việc này. Dù chưa biết sẽ làm được đến bao giờ, nhưng ông chắc chắn một điều rằng, khi nào không còn sức khỏe hoặc Nhà nước không cho làm nữa thì ông mới dừng lại. Vì với ông, ô Quan Chưởng như mái nhà của mình, nơi chôn giấu bao kỷ niệm.

Nhà phố cổ chật chội, con trai lấy vợ mới, con dâu ở lại ngủ với mẹ chồng 20 năm
Nhà chật chội, con trai bỏ đi vợ lấy vợ mới và ra ngoài thuê nhà ở, còn người con dâu cả vẫn bám trụ lại căn nhà nhỏ để phụng dưỡng mẹ chồng, lo cho...
Lê Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nhân vật