"15km, 3 tiếng đi bộ và 1 cảm xúc, tôi đã đồng hành cùng chị bằng hết cảm xúc của mình. Đó là một buổi sáng Đà Lạt đáng nhớ!', Lê Quang Long, chủ nhân bộ ảnh người phụ nữ bán củi ngo chia sẻ.
Hình ảnh người phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số ở Đà Lạt còng lưng mang cả gùi củi ngo (lõi của cây thông) đi bán đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây nhưng lần này lại xuất hiện trong bộ ảnh tràn ngập sức sống của bạn Lê Quang Long, một nhiếp ảnh gia 9x.
Theo chia sẻ của Quang Long, giữa dòng người ngược xuôi trên những con đường san sát nhà cao tầng, bạn bắt gặp người phụ nữ nhỏ nhắn tay chống gậy còng lưng mang một gùi chất đầy củi ngo đi bán. Được biết, chị thường vác củi đi bán từ sáng sớm dọc theo các tuyến đường: Hoàng Diệu, qua Hai Bà Trưng, lên Phan Đình Phùng, rồi đi Nguyễn Văn Trỗi, xong xuống Chợ Đà Lạt.
Nhiếp ảnh gia 9x này quyết định theo sau người phụ nữ này: "Quãng đường 15m, 3 tiếng đi bộ và 1 cảm xúc, tôi đã đồng hành cùng chị bằng hết cảm xúc của mình".
Bộ ảnh người phụ nữ gùi củi ngo đi bán nhận được nhiều lời khen ngợi.
Củi ngo, tức lõi của cây thông lấy nhựa hay còn gọi là thông 2 lá dùng để nhóm bếp củi.
Chị thường vác củi đi bán từ sáng sớm dọc theo các tuyến đường: Hoàng Diệu, qua Hai Bà Trưng, lên Phan Đình Phùng, rồi đi Nguyễn Văn Trỗi, xong xuống Chợ Đà Lạt.
Gùi củi ngo khiến lưng người phụ nữ oằn xuống.
Bước chân vẫn thoăn thoắt đi.
... Em nhóm bếp bằng củi ngo chẻ nhỏ Em biết chứ chả ai lơ đãng cả (Bài thơ "Đà Lạt một lần trăng" - tác giả Nguyễn Duy) Củi ngo, tức lõi của cây thông lấy nhựa hay còn gọi là thông 2 lá dùng để nhóm bếp củi. Người lấy củi ngo đem bán chủ yếu là những đồng bào dân tộc thiểu số sống ở những buôn làng xung quanh thành phố Đà Lạt. |