Cần gì, học nấy!

Ngày 14/07/2015 16:44 PM (GMT+7)

Vụ Quang Trung - Nguyễn Huệ, 'một số tỏ ra thất vọng; số khác thấy điều đó cũng bình thường; còn có những người tỏ ra tự hào vì chính mình cũng không biết Nguyễn Du là ai. Có sao đâu, trong công việc, họ chẳng bao giờ thấy cần đến cái ông Nguyễn Du ấy cả'.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học ngành toán học Hà Huy Khoái, từng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành toán học. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1978 và là tiến sĩ khoa học năm 1984 tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Ông được phong chức danh Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991. Từ năm 2001-2007, ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba năm 2004.

Nhân vụ clip phỏng vấn học sinh về Quang Trung - Nguyễn Huệ, Giáo sư Hà Huy Khoái đã có tâm sự về chuyện "Cần gì, học nấy!" rất đáng suy ngẫm. Bài viết mới đây cũng được đăng trên "Học thế nào" và được nhiều người quan tâm tới giáo dục bình luận, chia sẻ.

Chúng tôi xin đăng lại nội dung câu chuyện của Giáo sư Hà Huy Khoái như sau:

Cần gì, học nấy! Cái dấu “than” ở cuối là câu mà lâu nay tôi vẫn nghe: trên báo chí, trong phát biểu của nhiều chuyên gia (giáo dục và không giáo dục), các diễn đàn “mạng”.

Còn với tôi thì đó là cái dấu hỏi: “Cần gì, học nấy?”

Cái dấu hỏi ấy, lâu nay đã ở trong đầu tôi, bây giờ càng trở nên lớn hơn vì mấy chuyện vừa nghe.

Cần gì, học nấy! - 1

Chuyện I: Mấy ngày nay trên một trang báo mạng xôn xao chuyện học sinh “trả lời phỏng vấn”: Quang Trung và Nguyễn Huệ có quan hệ thế nào?.

Kết quả thì đủ loại “quan hệ”: anh em, bạn chiến đấu,…và kèm theo câu trả lời khác, cũng của buổi phỏng đó: “Nguyễn Du à? Không biết là ai”.

Các “còm men” dưới chuyện đó cũng đủ loại: một số tỏ ra thất vọng (chắc là tầng lớp cổ suý cho lối học “kinh viện”); số khác thấy điều đó cũng bình thường (sao cứ phải biết “chi tiết” về Quang Trung?); còn có những người  tỏ ra tự hào vì chính mình cũng không biết Nguyễn Du là ai. Có sao đâu, trong công việc, họ chẳng bao giờ thấy cần đến cái ông Nguyễn Du ấy cả.

Vậy thì dạy Nguyễn Du làm gì. Cần gì học nấy thôi.

Chuyện II: Một đoạn đối thoại với học viên cao học:

– Chúng em dạy THPT, có bao giờ cần đến “không gian tô pô”, đến “phiếm hàm tuyến tính” đâu mà phải học hả thầy?”.

–  Chắc các bạn chỉ dạy học sinh kiến thức trong chương trình THPT thôi chứ?

– Tất nhiên rồi ạ!

– Vây thì để dạy THPT, các bạn chỉ nên học hết kiến thức lớp 12. Các bạn có bao giờ cần đến kiến thức đại học đâu, nói gì đến cao học. Hơn nữa, nếu định dạy Toán thì chỉ cần học Toán đến lớp 12, chẳng cần học văn, chẳng cần biết Nguyễn Du là cái ông nào.

Học viên cười, nhưng hình như trong đầu họ bắt đầu nẩy ra câu hỏi: phải chăng Cần gì, học nấy?

Chuyện III: Các đề thi của ta, môn Toán chẳng hạn, thường rất ít gắn với thực tế. Nhiều chuyên gia cho rằng, phải ra các đề kiểu như “Một bà đi chợ có…” “Muốn bắc cái cầu qua sông….”. Nghĩa là mọi bài toán phải có nguồn gốc thực tế.

Tất nhiên, điều đó đúng. Nhưng không nên nghĩ rằng, khi dạy toán tất cả các kiến thức đều phải gắn với thực tế. Phải chăng những bài như giải phương trình; chứng minh bất đẳng thức,… là “vô bổ”.  Có một chân lý đã được thừa nhận: sức mạnh của Toán học nằm ở chính sự trừu tượng của nó. Và Toán học là môn học rèn luyện con người tư duy trừu tượng.

Không theo nghề toán thì có cần đến tư duy trừu tượng hay không? Chỉ e thiếu nó, người lao động bình thường khó có thể trở thành người lao động sáng tạo.

Cần gì học nấy, giá mà biết được mình cần gì thì tốt biết bao! Khi người nguyên thuỷ vẽ lên vách hang, họ đã nhận thức được là họ không chỉ cần có miếng ăn. Miếng ăn thời nguyên thuỷ…khó kiếm lắm! Thế mà khi bụng chưa đủ no, họ đã cần đến nghệ thuật. Vậy nên con người hiện đại, dù làm bất cứ việc gì,  cũng cần rất nhiều thứ: từ vặn cái đinh ốc đến câu Kiều, hay nhận ra rằng, đêm nay trăng sáng quá…

Học cả đời rồi, sắp đến lúc không còn học thêm được gì nữa, mà vẫn cứ luẩn quẩn với câu hỏi: “Cần gì học nấy”? “Học để làm gì?”, hay không nên đặt ra câu hỏi đó, vì bản thân việc học đã là mục đích? Và đáng ra cần hỏi “làm gì để có cơ hội được học thêm? Học thế nào? Nói chung nên để trẻ con vừa chơi vừa học hay cũng cần để các cháu thấy, nói chung học không hoàn toàn là chơi?

ĐỂ TRA CỨU ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2015

SOẠN TIN: DIEM SỐBÁODANH gửi 8702

VD: Thí sinh thi ở cụm thi ĐH Bách Khoa Hà Nội, SBD là BKA000345, soạn tin:

DIEM BKA000345 gửi 8702

Xem chi tiết Bấm đây

Tào Nga
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thời sự