Bộ GD-ĐT đã thống kê tình hình tổ chức dạy học ở các địa phương, trong đó có 25 tỉnh thành đã cho tất cả học sinh tới trường.
Theo Bộ GD-ĐT, thống kê tình hình tổ chức dạy học ở các địa phương tính hết ngày 19/9 có 25 tỉnh thành tổ chức dạy học trực tiếp, 24 tỉnh dạy học trực tuyến và qua truyền hình và 14 tỉnh thành kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình.
Danh sách 25 tỉnh thành gồm:
Một địa phương "hỏa tốc" dừng dạy học trực tuyến với học sinh tiểu học
Cà Mau quyết định dừng tổ chức dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học sau 1 tuần triển khai. Sở giao Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, TP Cà Mau chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn thực hiện việc hướng dẫn học sinh tự học tại nhà.
Các nhà trường sẽ xây dựng các chuyên đề, câu hỏi để học sinh ôn tập, rèn luyện tại nhà (hoặc chuyển cho phụ huynh hướng dẫn) thông qua hình thức gián tiếp như trên Zoom, Zalo, Gmail hoặc Facebook.
Ông Nguyễn Minh Luân, Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau cho biết, thống kê của sở cho thấy tỷ lệ học sinh học trực tuyến ở cấp tiểu học đạt 84%, cấp THCS đạt 90%, cấp THPT đạt 95%. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 60% học sinh trong số đó học có chất lượng, số còn lại có tham gia học nhưng hiệu quả không cao, cấp học càng nhỏ thì hiệu quả càng thấp.
Nhận thấy việc dạy học trực tuyến không phù hợp với giáo viên và học sinh ở cấp học này, ngành giáo dục Cà Mau đã quyết định dừng lại.(Ảnh minh họa)
Thêm vào đó, theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh có 13.884 học sinh chưa có thiết bị để học trực tuyến, trong đó khoảng 500 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được sở GD&ĐT Cà Mau hỗ trợ điện thoại để học.
Ông Nguyễn Minh Luân nhận định, nguyên nhân dẫn tới việc học trực tuyến không đạt hiệu quả cao là do học sinh đầu cấp mới tuyển chưa được hướng dẫn trực tiếp nên các em gặp khó khăn trong việc đăng nhập vào lớp học trực tuyến.
Bên cạnh đó, một số giáo viên chủ nhiệm không liên lạc được với học sinh và gia đình các em. Thao tác và sử dụng máy tính, điện thoại thông minh của học sinh cũng chưa nhanh.
Sau 1 tuần triển khai học trực tuyến, hiệu quả dạy học ở bậc tiểu học thấp nhất trong các bậc học. Nhận thấy việc dạy học trực tuyến không phù hợp với giáo viên và học sinh ở cấp học này, ngành giáo dục Cà Mau đã quyết định dừng lại.
Bộ GD-ĐT giảm tải nhiều nội dung trong sách giáo khoa cho học sinh tiểu học
Theo đó, đối với lớp 1 và lớp 2, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường thực hiện nghiên cứu chương trình môn học, các mạch nội dung, kiến thức, chủ đề học tập và nội dung trong sách giáo khoa; từ đó xây dựng các chủ đề dạy học trên cơ sở tích hợp một số nội dung và yêu cầu cần đạt.
Ở môn Tiếng Việt 1, giáo viên được phép căn cứ vào trình độ học sinh để chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học sao cho đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cần đạt của môn học một cách chắn chắn và không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết khi lên lớp 2. Ở một số môn học khác, trong một vài chủ đề học tập, giáo viên phối hợp với phụ huynh để hướng dẫn các em thực hành yêu cầu cần đạt. Thầy cô cũng được linh hoạt thay đổi kế hoạch dạy học môn học để tổ chức dạy học một số chủ đề tại nhà trường.
Đối với lớp 3, lớp 4, lớp 5, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các nhà trường tổ chức rà soát lại nội dung chương trình, sách giáo khoa, mức độ cần đạt của từng khối lớp đối với các môn học bắt buộc để điều chỉnh kế hoạch dạy học phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, nhất là những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Đối với bậc THCS và THPT, Bộ GD-ĐT chỉ đạo chương trình được thực hiện theo nguyên tắc giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn học/lớp học, không yêu cầu học sinh thực hiện các nội dung học tập nâng cao, trùng lặp giữa các môn học, các nội dung đã quá cũ so với kiến thức khoa học hiện đại. Một số nội dung được tích hợp theo các chủ đề để tiết kiệm thời gian nhưng đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.