Bà Như đã giải thích cho hai con gái rằng vì bà không biết chữ nên đọc sai tên các con trong lúc đi làm giấy khai sinh. Cán bộ tư pháp lại tưởng gia đình có nhiều vàng bạc đá quý nên đặt tên hai con gái là Ka - Ra cho tăng phần ý nghĩa.
Tại ấp Tân Tĩnh, xã Vĩnh Hiệp (Vĩnh Châu, Sóc Trăng) có một gia đình đặc biệt đến mức chỉ cần hỏi tên người phụ nữ Lê Thị Như (SN 1959) thì ai cũng hay biết. Bởi bà chính là mẹ ruột của hai cô con gái sinh đôi sở hữu cái tên lạ lùng vô cùng.
“Xưa nay ở xứ này, chúng tôi đặt tên con bình thường và giản dị đúng với vẻ chất phát của người miền Tây. Nhà nào muốn con hay ăn chóng lớn, không ốm đau thì đặt là Hoa, Huệ, Lan… Còn ai muốn con có cái tên thật mĩ miều, thật ý nghĩa thì làm khai sinh là Diễm Hương, Ngọc Trinh, Yến Nhi… Duy nhất chỉ có gia đình bà Như là có hai con gái tên lạ, giống kiểu người nước ngoài”, thím Năm – một người hàng xóm của gia đình bà Như cho biết.
Người phụ nữ Sóc Trăng vốn có 7 người con trai, trong đó có đến 6 cô con gái. Và điều khiến cả ấp Tân Tĩnh ngỡ ngàng nhất chính là cặp sinh đôi có tên như người nước Nga: Linca và Volga.
Trịnh Thị Ka được đổi tên thành Trịnh Thị Vol Ga.
Bà Như cho biết, lúc nhỏ Linca và Volga có tên trong giấy khai sinh là Trịnh Thị Ka – Trịnh Thị Ra. Vợ chồng bà không hề để ý đến hai tên này, chỉ đến khi các con đi học bị bạn bè thắc mắc rồi trêu chọc khiến cả hai bực bội, ấm ức trong lòng.
“Ngày đó hai đứa đi học ở nhà cô ruột tận Hà Tiên (Kiên Giang) nên không thể hỏi vợ chồng tôi vì sao cha mẹ đặt tên chúng con kỳ quái như thế? Lúc chúng nó chuyển trường về quê liền vội vã gặng hỏi tôi về nguồn gốc của hai cái tên Ka và Ra”, người phụ nữ sinh năm 1959 tâm sự.
Bà Như đã giải thích cho hai con gái rằng vì bà không biết chữ nên đọc sai tên các con trong lúc đi làm giấy khai sinh. Cán bộ tư pháp lại tưởng gia đình có nhiều vàng bạc đá quý nên đặt tên hai con gái là Ka - Ra cho tăng phần ý nghĩa.
“Cha tôi là cán bộ cách mạng, từng giữ chức vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền huyện Vĩnh Châu. Năm tháng ông tham gia kháng chiến, mẹ tôi ở nhà tần tảo nuôi đàn con thơ, không có điều kiện cho các con đến trường… Vì thế chị em tôi mù chữ từ nhỏ”, bà Như bộc bạch.
Và Trịnh Thị Lin Ca cũng vậy.
Vừa dứt lời, bà Như tự hào cha mình từng được học tập ở nước ngoài, mang về nước nhiều kỷ niệm và ký ức liên quan đến Liên Xô cũ. Trong đó ông luôn khắc khoải nhớ đến dòng sông dài nhất châu Âu – Volga nằm ở miền Tây của nước Nga và vô cùng thích tác phẩm Linca của nhà văn I.Bunhin ra đời năm 1930.
“Cha tôi nghỉ hưu không lâu thì hay tin tôi hạ sinh hai bé gái sinh đôi. Ông liền ghi “Trịnh Thị Linca – Trịnh Thị Volga” vào phía sau tờ lịch rồi nhờ người mang đến nhà tôi. Ông dặn họ phải bảo tôi đặt tên hai đứa trẻ đúng như tờ giấy ông ghi”, bà Như nhớ lại.
Hàng ngày chồng bà Như nhắc đi nhắc lại tên con là “Ca – Ga” theo hai từ cuối mà cha vợ muốn đặt cho hai cháu ngoại. Đến lúc đi làm giấy khai sinh, cán bộ tư pháp hỏi tên gì, bà Như “đứa lớn Ca, đứa nhỏ Ga” thì cán bộ xã đánh máy thành Trịnh Thị Ka – Trịnh Thị Ra.
“Ngày đó, ông xã dán tờ giấy ghi tên hai đứa trẻ lên cửa buồng để hàng xóm đến thăm gọi cho đúng. Đến khi tôi lên uỷ ban nhân dân xã làm giấy khai sinh cho con thì không thể gỡ tờ giấy đó ra được. Vì thế tôi đã nói đại với họ đặt tên con là Ca – Gia vì bản thân mù chữ, không rành về song suối, tác phẩm văn học nước ngoài… Ngờ đâu họ nghe nhầm ghi thành Ka – Ra”, bà Như tâm sự.
Năm 2004, cặp song sinh đến công an huyện Vĩnh Châu nhờ điều chỉnh tên trong hộ khẩu phù hợp với các giấy tờ đã sửa trước đó là Linca – Volga. Song nơi đây ghi trong quyết định là Lin Ca, Vol Ga nên công an xã đã viết Ka – Ra thành Lin Ca – Vol Ga. Do đó cả hai tên không chuẩn với ý nghĩa ban đầu mà ông ngoại muốn đặt cho cháu.
Cô gái Linca từng tâm sự: “Tên mà mẹ và ông ngoại đặt rất hay. Nhưng nhiều người không biết cứ gọi chúng tôi là Ca – Ga nghe rất kỳ quái. Vì thế hễ có ai hỏi chị em chúng tôi tên gì, tôi đều nói là Lin và Vol cho dễ gọi, nghe lại mượt tai”.