Chân dung thái giám quyền lực, ai ai cũng phải kiêng nể trong lịch sử Việt

H.A - Ngày 18/11/2020 09:40 AM (GMT+7)

Là một thái giám nhưng ông lại nổi tiếng với những chiến tích lẫy lừng, có công to lớn trong việc đánh bại hoàn toàn quân nhà Tống vào năm 1075-1077.

Cung nữ và thái giám là những người hầu hạ, phục dịch bên cạnh Hoàng đế và các phi tần. Cuộc đời của họ gắn với chốn cung cấm và những ngày tháng xa nhà đằng đẵng. Thân phận của họ phụ thuộc vào chủ nhân và gần như không có mấy người được giữ những chức vị lớn. Tuy nhiên, trong lịch sử Việt Nam có một vị thái giám đã từng bước nắm được vị trí quan trọng trong triều đình nhờ những chiến công oanh liệt, ông là Lý Thường Kiệt (1019-1106).

Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn, cha của ông là Sùng tiết Tướng quân Ngô An Ngữ. Dưới thời vua Lý Thái Tổ, ông Ngô An Ngữ giữ chức quan nhỏ. Sau đó, gia đình chuyển về Thăng Long sinh sống và Lý Thường Kiệt chào đời trên đất Thăng Long. 

Cuộc đời của Lý Thường Kiệt trải qua 2 biến cố là mất cha năm 13 tuổi và mất mẹ năm 18 tuổi. Sau đó, ông được bổ nhiệm chức vụ Kỹ Mã Hiệu Úy là chức quan quản lý đội quân chuyên cưỡi ngựa. 

Chân dung thái giám quyền lực, ai ai cũng phải kiêng nể trong lịch sử Việt - 1

Ông làm quan dưới 3 đời vua: Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Ông là danh tướng, nhà quân sự, chính trị tài ba, cuộc đời còn gắn với 3 chiến thắng lớn bao gồm: Chinh phạt Chiêm Thành năm 1069; đánh vào 3 châu Khâm, Ung, Liêm là căn cứ lớn của nhà Tống từ năm 1075 đến 1076; đánh bại quân Tống trong cuộc xâm lược Đại Việt do Quách Quỳ, Triệu Tiết trực tiếp chỉ huy.

Trong cuốn sách Ngàn dặm quan san của tác giả Như Tô có viết: "Về việc ghi chép Thái úy Lý Thường Kiệt là hoạn quan, mấy pho sử nước ta đều chép rất kỹ”. Còn cuốn Việt Điện U Linh có đề cập đến ông có dáng mặt đẹp nên mới tịnh thân và vào chức Hoàng Môn Chỉ Hậu - chức quan thái giám. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự vì sao khiến Lý Thường Kiệt tịnh thân cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác.

Cố Giáo sư Hoàng Xuân Hãn cho rằng có nhiều nghi vấn lịch sử xung quanh chuyện Lý Thường Kiệt tịnh thân. Trong cuốn Đại Việt sử ký Tiền Biên cũng cho hay: “Khi còn ít tuổi, vì tướng mạo đẹp, tự thiến, sung chức hoàng môn chi hậu”. Tác giả Tô Như cho rằng việc Lý Thường Kiệt tịnh thân và vào cung là có thật, chức vụ "Hoàng môn chi hậu" là một chức quan của thái giám từ xưa.

Trong cuốn Đại Nam Thực Lục ghi chép lời của Minh Mệnh cho hay: “Tựu chung Lý Thường Kiệt nhà Lý tuy ưu việt về phần võ lược, nhưng xuất thân từ hoạn quan”.

Chân dung thái giám quyền lực, ai ai cũng phải kiêng nể trong lịch sử Việt - 2

Năm 1041, ông được vào ngạch thị vệ, sau đó thăng lên Đô tri - người cai quản mọi việc trong cung, hầu hạ bên cạnh Hoàng thượng. Đến thời Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt đảm nhiệm chức "Bổng hành quân hiệu úy", một thời gian sau lên chức "Kiểm hiệu thái bảo". 

Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân Lý Thường Kiệt tịnh thân nhưng tài trí cũng như đức độ và công lớn của ông cho dân, cho nước là điều không ai có thể phủ nhận. Ông đã ra đi cách đây hàng trăm năm nhưng công danh lừng lẫy vẫn còn được hậu thế khắc ghi và biết ơn, đặc biệt là sự anh dũng khi đối mặt với quân địch để đập tan âm mưu xâm lược nước ta.

Trong số các chiến công của ông phải kể đến đóng góp lớn trong cuộc chiến kháng chiến chống quân Tống (1075-1077). Năm 1075, khi nhận được tin nhà Tống đem quân đánh nước ta, ông đã trình lên vua kế "Tiên phát chế nhân" để đem quân chặn thế mạnh của giặc. Ông còn viết "Phạt Tống lộ bố văn" để cho người dân thấy mục đích mình đang làm là đánh quân xâm lược. Để có được khối sức mạnh lớn, ông đã vận động sức dân nhằm có thêm lực lượng. 

Khi tấn công vào căn cứ chính Ung Châu của quân Tống, Lý Thường Kiệt đưa ra cách đánh đào hào từ dưới đất đánh lên, lấy hỏa tiễn đốt vào căn cứ của địch, đắp đất cao dùng để trèo lên tường thành... Bằng các cách này, các căn cứ của quân Tống gồm Liêm Châu, Ung Châu, Khâm Châu đã bị triệt hạ khiến mục đích tấn công nước ta của địch phải từ bỏ.

Ý tưởng của Lý Thường Kiệt đã giúp ích rất lớn cho việc giành thắng lợi, địa danh vẫn được nhắc đến sau này là "phòng thủ sông Như Nguyệt". Khi đó, quân Tống chờ thủy quân chi viện, nhưng Lý Thường Kiệt đã cử quân chặn đánh thủy quân của quân Tống. Quân Tống sau đó tấn công vào Như Nguyệt song không được kết quả như ý muốn. Sau 2 tháng, Lý Thường Kiệt đã cho quân đánh quân Tống và giành được thắng lợi, Quách Quỳ đồng ý nhận giảng hòa và rút quân về nước.

Cho đến ngày nay, công phá Tống bình Chiêm của Lý Thường Kiệt vẫn vang danh. Và lịch sử cũng như người Việt Nam hẳn còn nhớ bài "Nam quốc sơn hà" khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của quân dân Đại Việt do ông viết, đây được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Ngoài việc quyết chống giặc ngoại xâm, mưu cao trong quân sự thì Lý Thường Kiệt còn là quan yêu nước, thương dân, tất cả mọi việc là vì nhân dân và đất nước. Tấm lòng yêu nước, thương dân của Lý Thường Kiệt vẫn là tiếng thơm được lan tỏa đến muôn đời.

Hoàng hậu Trung Hoa được 4 Hoàng đế sủng ái và cái kết bi kịch vì không chịu thị tẩm
Được nhiều Hoàng đế mê mẩn nhưng cuộc đời của người phụ nữ này lắm truân chuyên, đoạn trường. 
H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h