Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 17/01/2023 14:40 PM (GMT+7)

Không chỉ có những hội chợ hoa xuân dành cho người trên trần thế, chợ hoa dành cho người đã khuất cũng tấp nập ngày cuối năm, cùng với đó là những câu chuyện đầy cảm động của những người đi tảo mộ.

Tảo mộ cuối năm là một nghi lễ truyền thống của người Việt, đây là dịp những người sống trên dương thế đi dọn dẹp mộ phần, mời tổ tiên, người thân đã khuất về ăn Tết cùng gia đình. Theo phong tục, lễ tảo mộ thường diễn ra vào những ngày cuối năm (thường là từ Rằm tháng Chạp trở đi) và nhộn nhịp nhất là bắt đầu từ ngày ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp).

Thông thường khi đi tảo mộ, thăm mộ, các gia đình thường chuẩn bị các phần lễ chay, lễ mặn và những bó hoa thơm, chậu hoa đẹp. Với những gia đình có người thân an nghỉ ở xa nơi cư trú, việc mang theo đồ đạc, nhất là cây cảnh, cành đào dịp Tết lên mộ dường như là điều bất khả kháng vì đường sá xa xôi. Chính vì lẽ đó, một số nghĩa trang đã mở hội chợ hoa dành cho những người đã khuất.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo4-1673681166-807-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo2-1673681175-575-width780height628.jpg stylewidth: 780px; height: 628px; /

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 2Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 3

Chợ hoa dành cho người đã khuất nhộn nhịp trong những ngày cuối năm, khi chọn được những cây ưng ý sẽ có người ship đến tận mộ người thân.

Chợ hoa dành cho người đã khuất nhộn nhịp trong những ngày cuối năm, khi chọn được những cây ưng ý sẽ có người ship đến tận mộ người thân.

Ghi nhận tại nghĩa trang Lạc Hồng Viên (Lương Sơn, Hòa Bình), hội chợ hoa tại đây bán đầy đủ các loại hoa, từ hoa cúc, hoa đào, nụ tầm xuân và cả những chậu cây cảnh như chậu hoa giấy, hoa hải đường, thược dược... Giá các mặt hàng phục vụ cho người đã khuất cũng giống như ngoài thị trường, dao động từ vài chục, đến vài trăm hoặc có những cây cảnh có thể lên đến tiền triệu.

“Có hội chợ hoa này rất tiện cho các gia đình đi thăm mộ. Chúng tôi có thể chọn những loại hoa ưa thích để đến thắp hương, trồng tại phần mộ người thân mà không cần phải mang từ nhà đến. Hơn nữa, hoa ở đây cũng rất đẹp, thậm chí nếu bán ở ngoài nghĩa trang thì có thể mua về trưng ở gia đình được. Còn hoa bán ở trong nghĩa trang thì chỉ nên dành cho những người đã khuất”, bà Hoa – người đi viếng mộ chia sẻ.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo14-1673681275-922-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 6

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo13-1673681298-526-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 8

Cuối năm nhiều gia đình tranh thủ đi tảo mộ, mỗi gia đình một hoàn cảnh và có một câu chuyện xúc động khác nhau.

Cuối năm nhiều gia đình tranh thủ đi tảo mộ, mỗi gia đình một hoàn cảnh và có một câu chuyện xúc động khác nhau. 

Phía trong nghĩa trang, các gia đình đi tảo mộ rất đông trong những ngày cuối năm này. Mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau, khi tới nghĩa trang họ đều chung một cảm xúc tưởng nhớ về người quá cố, mời họ về tại tư gia cùng người thân đón Tết.

Tranh thủ ngày cuối tuần (23 tháng Chạp), anh Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội lên Hòa Bình mời người cha đã mất cách đây 6 năm về nhà ăn Tết. Anh chia sẻ, hàng năm anh vẫn cùng mọi người lên thăm mộ, nhưng vào dịp Tết năm nào anh cũng phải bố trí công việc, lịch học để cho con trai đi cùng.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo6-1673681383-54-width780height546.jpg stylewidth: 780px; height: 546px; /

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 11

Anh Hùng và người thân đi tảo mộ cho người cha đã khuất, năm nào anh cũng mang theo con nhỏ đến mộ thắp hương cho ông nội, đó cũng là cách để giáo dục con trẻ.

“Hiện giờ trẻ nhỏ ít được giáo dục về những lễ nghi, lễ nghĩa truyền thống nên những dịp tảo mộ cuối năm tôi nghĩ nên đưa trẻ đi cùng. Một phần là để thăm ông bà, một phần để qua đó mình giáo dục con về cội nguồn, về truyền thống gia đình để sau này hình thành cho con đức tính tốt”, anh Mạnh chia sẻ.

Chú Nguyễn Đức Quỳnh, 54 tuổi, ở Lạc Long Quân (Hà Nội) cũng đến mộ người bố của mình từ rất sớm. Cẩn thận lau dọn phần mộ của người thân, chú Quỳnh chia sẻ, bố chú mới chuyển về an táng tại đây, lần nào lên chú cũng nghẹn ngào xúc động, thương cha ở nơi xa lạnh lẽo. Điều chú Quỳnh cảm thấy yên tâm nhất đó là khi an táng tại đây, hàng ngày sẽ có nhân viên chăm sóc.

Nhân dịp tảo mộ cuối năm, chú Quỳnh cũng đưa cả gia đình đến viếng mộ, chú cho rằng việc làm này để cho nhưng người trẻ biết được giá trị, ý nghĩa nhân văn của phong tục tảo mộ cuối năm. Đồng thời cầu mong người thân ở thế giới bên kia phù hộ cho gia đình làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo8-1673681470-694-width780height588.jpg stylewidth: 780px; height: 588px; /

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 13

Gia đình chú Quỳnh từ Hà Nội lên Hòa Bình để tảo mộ, mời người thân đã khuất về ăn Tết cùng con cháu.

Gia đình chú Quỳnh từ Hà Nội lên Hòa Bình để tảo mộ, mời người thân đã khuất về ăn Tết cùng con cháu. 

Theo chia sẻ của những người đang làm việc tại nghĩa trang này, mỗi dịp Thanh Minh hay tảo mộ cuối năm họ lại chứng kiến nhiều cầu chuyện xúc động của các gia đình. Mới đây nhất là câu chuyện người chồng ôm đàn đến bên mộ vợ hát khi đi tảo mộ khiến nhiều người ngấn lệ.

Đó là người đàn ông tên Bách, hơn 50 tuổi, quê ở Hòa Bình. Vợ ông Bách tên Loan, từng là diễn viên, biên đạo múa. Năm 2017, vợ ông Bách mắc bệnh hiểm nghèo, sau đó ông ròng rã 4 năm trời đưa vợ đi chữa trị ở Hà Nội nhưng không qua khỏi. Sau khi vợ mất ông đã đưa vợ về an táng tại nghĩa trang này.

Ngày cuối năm đi tạ mộ gia tiên, ông Bách ghé bên phần mộ của vợ và bắt đầu đàn hát khúc nhạc mà vợ ông sinh thời thích nhất. Ông chia sẻ rằng, bản thân chơi đàn ở nhiều nơi nhưng ở bên cạnh vợ vẫn là cảm xúc nhất.

img alt src/upload/1-2023/images/2023-01-14/mo1-1673681537-713-width780height520.jpg stylewidth: 780px; height: 520px; /

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 16

Ông Bách đến bên mộ người vợ của mình đàn và hát ca khúc khi còn sống người vợ thích nhất. 

Chia sẻ về phong tục tảo mộ cuối năm, Đại Đức Thích Trí Thịnh, Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cho biết, người Việt Nam vẫn thường quan niệm “Cao nấm, ấm mồ” và việc tảo mộ là một trong những việc hiếu đạo của con cháu, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.

Đại Đức Trí Thịnh chia sẻ, thời gian tốt nhất khi đi tảo mộ là những ngày ấm áp, tạnh ráo. Thông thường, tảo mộ là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng nhớ về người đã khuất với lòng thành kính. Chính vì vậy, tất cả mọi người trong gia đình đều có thể tham gia hoạt động này.

Chợ hoa dành cho người đã khuất tấp nập ngày cuối năm và câu chuyện xúc động khi đi tảo mộ - 17

Thả cá chép ngày ông Công, ông Táo: Nơi cá được đi thang máy, chỗ vừa thả xuống hồ đã chết trắng bụng
Dù đã được tuyên truyền khá nhiều, vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân có ý thức rất kém khi đi thả cá trong ngày cúng ông Công, ông Táo.

Ngày ông Công ông Táo

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết nguyên đán