Chuyện "bom hàng" đi chợ hộ ở Sài Gòn: Chỉ là số ít, xảy ra ở vài nơi

K.T - Ngày 31/08/2021 06:55 AM (GMT+7)

Việc một số người dân “bom hàng", không đồng ý nhận lương thực thực phẩm khi cán bộ giao tới là trường hợp “đặc biệt”, “số ít” chỉ xảy ra ở một vài nơi trên địa bàn thành phố.

0h ngày 23/8, TP.HCM tăng cường biện pháp giãn cách xã hội bằng cách thực hiện lệnh “ai ở đâu, ở yên đó”. Một trong những mối quan tâm lớn của người dân là chính quyền sẽ đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm trong 15 ngày siết chặt quy định phòng dịch như thế nào? Từ nhu cầu của người dân, nhiều xã phường tại thành phố đã tổ chức mô hình “đi chợ hộ”.

Chuyện amp;#34;bom hàngamp;#34; đi chợ hộ ở Sài Gòn: Chỉ là số ít, xảy ra ở vài nơi - 1

Tại một số địa bàn xảy ra tình trạng cán bộ đi chợ giúp dân nhưng lại bị “bom hàng” với loạt lý do không thể ngờ: “chỉ là đặt thử”, gọi điện mãi không có người ra chốt nhận... Điển hình như tại phường An Phú (TP.Thủ Đức), phường Tây Thạnh, Phú Thạnh (Tân Phú).

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hải – Phó chủ tịch UBND phường An Phú cho biết, ngày 27/8, phường tiến hành giao hàng đợt đầu tiên cho người dân thì bị "bom" gần 100 đơn. Khi cán bộ gọi điện để giao hàng thì có người tắt máy, có người bảo “không đặt nữa”, có người nói “đặt thử xem, chứ không mua”.

Đa số người “bom hàng” tại phường An Phú chủ yếu là người đăng kí qua phiếu. Sau khi nhận hàng họ mới trả tiền. Do đó, khi họ hủy đơn hoặc không nghe điện thoại, cán bộ cũng "khó làm được gì”. “Việc các đơn hàng bị “bom”, phường đã xử lý bằng cắch chuyển nhượng lại cho người mua sau để thu hồi vốn. Ví dụ người ta hủy gói combo 300.000 đồng, nếu có người sau đặt combo đó thì cán bộ chuyển cho họ”, ông Hải nói.

a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/Phụ nữ/a quận 10 đang chia thực phẩm theo đơn hàng của người dân. Ảnh: Hội LHPN quận 10

Phụ nữ quận 10 đang chia thực phẩm theo đơn hàng của người dân. Ảnh: Hội LHPN quận 10

Cùng ngày, tại phường Tây Thành có khoảng 30 đơn hàng bị “bùng”. Ông Phan Thanh Hòa – Chủ tịch UNBD phường cho biết khi cán bộ gọi điện tới để giao hàng thì một vài số điện thoại không bắt máy, những người khác nói... không đặt nữa.

“Mỗi ngày, lực lượng địa phương phải làm nhiều công tác phòng, chống dịch, nên khi người dân đặt thì sẽ xác nhận và kiếm nguồn hàng giao, chứ không thể đến từng nhà xác minh trước được. 30 đơn hàng không có người nhận đã được bên siêu thị hỗ trợ nhận lại”, ông Hòa cho hay.

Còn lãnh đạo phường Phú Thạnh cho biết, những ngày qua, phường cũng gặp một vài trường hợp đặt hàng nhưng không nhận. Người dân cho biết lý do không nhận vì hàng giao trễ. “Việc đi chợ giúp dân phụ thuộc thời gian của đơn vị cung cấp hàng. Có ngày đến cả ngàn đơn nên công tác tổng hợp và đợi hàng về cần thêm thời gian, chứ không phải đặt là có thể giao ngay. Sau khi nhận hàng, lực lượng địa phương cùng các chiến sĩ bộ đội sẽ đến giao cho người dân nhanh nhất có thể”, vị lãnh đạo nói.

Hơn nữa, các đơn hàng bị “bùng” đều theo dạng combo, không phải theo từng món riêng lẻ. Do có thời điểm siêu thị thiếu hàng, combo không đủ - không đúng ý người dân đặt mua. Vì thế họ đã không nhận.

Chuyện amp;#34;bom hàngamp;#34; đi chợ hộ ở Sài Gòn: Chỉ là số ít, xảy ra ở vài nơi - 3

Ông Võ Chiến Thắng - Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh chia sẻ trên Pháp luật TP.HCM rằng địa phường đang kết hợp với một số siêu thị để cung cấp lương thực, mặt hàng nhu yếu phẩm cho người dân. Theo đó, siêu thị sẽ đưa danh sách combo bán cho bà con. Tổ trưởng và một số người trong ấp có nhiệm vụ xuống phát phiếu đi chợ cho từng hộ dân. Hộ dân sẽ đăng ký số lượng cần mua, đưa tiền cho tổ trưởng và người được phân công.

Một chiến sĩ bộ đội đang đi lựa thịt lợn giúp dân.

Một chiến sĩ bộ đội đang đi lựa thịt lợn giúp dân.

Các thành viên trong tổ ghi danh sách và số tiền người dân đã ứng trước thật kỹ để tránh sai sót. Sau đó những người này sẽ chuyển đơn, tiền nhận trước của người dân cho cán bộ xã để họ đặt hàng qua siêu thị. Và hàng sẽ có sau 1-2 ngày.

Khi nhận hàng từ siêu thị, cán bộ xã giao hàng lại cho tổ trưởng và các thành viên trong ấp đi phát cho người dân. Sau một tuần thực hiện “đi chợ hộ”, xã này chưa ghi nhận trường hợp nào “bom hàng”.

“Tôi nghĩ khó có chuyện “bom hàng” bởi hiện người dân đang cần thực phẩm để dùng. Hơn nữa họ đều biết trân trọng người mua hàng giúp mình. Đặc biệt khi đặt hàng, người dân sẽ phải đưa tiền trước cho người mua hộ nên không thể xảy ra tình trạng đặt hàng rồi mà không nhận”, ông Thắng đưa ra quan điểm cá nhân.

Tại phường 27 (Bình Thạnh), khi người dân đặt hàng, cán bộ tự bỏ tiền ra mua hàng trước rồi thu tiền lại từ người dân. Song phường chưa ghi nhận trường hợp nào “bùng” hàng. “Dù phường chi trước tiền mua hàng rồi lấy lại từ người dân nhưng đến nay vẫn chưa gặp tình trạng người dân đặt hàng mà không lấy. Thực tế người dân đang cần được đi chợ hộ nên khi đã có hàng thì sẽ nhận ngay, khó có chuyện bom hàng”, ông Nguyễn Ngọc Minh – Chủ tịch phường 27 nhấn mạnh.

Chuyện amp;#34;bom hàngamp;#34; đi chợ hộ ở Sài Gòn: Chỉ là số ít, xảy ra ở vài nơi - 5

Như vậy, việc người dân “bom hàng”, không đồng ý nhận lương thực thực phẩm khi cán bộ giao tới là tình trạng có xảy ra nhưng chỉ là "số ít", không phổ biến. Vì thế, không thể đánh đồng tình trạng này thành hành vi của người dân tại khu vực đó nói riêng cũng như toàn bộ người dân Sài Gòn nói chung. Hơn nữa, đằng sau không ít đơn hàng bị từ chối còn nhiều lý do khách quan, hợp lý của người dân cần được nhìn nhận, đánh giá đầy đủ.

img alt src/upload/3-2021/images/2021-08-30/240846036_1049088462494752_6846418739173784167_n-1630335311-366-width1242height1242.jpg stylewidth: 660px; height: 660px; /

Mặc dù tình trạng “bom hàng” chỉ xảy ra đơn lẻ ở một vài phường song nhiều trang đưa tin giả đã lợi dụng để "chế biến" thành thông tin không chính xác hoặc dùng hình ảnh minh họa không đúng với nội dung. Cụ thể, Tin tức News đưa tin về tình trạng người dân Sài Gòn “bom hàng” nhưng lại sử dụng hình ảnh của 42 nam nữ ở Sóc Sơn (Hà Nội) “bay lắc” trong quán karaoke bất chấp dịch bệnh. Thậm chí có trang tin sử dụng hình ảnh 9 thanh niên ăn nhậu ở Thanh Hóa hồi tháng 8 rồi “gán ghép” là 9 đối tượng bom hàng khiến rất nhiều người bức xúc.

Chuyện amp;#34;bom hàngamp;#34; đi chợ hộ ở Sài Gòn: Chỉ là số ít, xảy ra ở vài nơi - 7

 Tin tức News đưa tin về tình trạng người dân Sài Gòn “bom hàng” nhưng lại sử dụng hình ảnh của 42 nam nữ ở Sóc Sơn (Hà Nội) “bay lắc” trong quán Karaoke bất chấp dịch bệnh.

Anh Hoàng Anh (35 tuổi, quận 7) cho biết: “Ở đâu cũng có người xấu người tốt, người biết ý người vô ý... bởi vậy việc một số nơi xảy ra tình trạng bom hàng là không thể tránh khỏi. Nhưng việc các trang đưa tin giả đưa tin không chính xác rất đáng lên án. Nó có thể khiến nhiều người ở các tỉnh thành khác hiểu nhầm về con người Sài Gòn. Quê tôi đã có quá nhiều đau thương và mất mát, xin đừng làm chúng tôi đớn đau thêm”.

“Thiết nghĩ Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cần điều tra làm rõ các trang giả mạo lan truyền tin đồn không đúng về tình trạng bom hàng ở Sài Gòn. Không thể để vài thông tin không chính xác làm xấu hình ảnh của người dân Sài thành”, bạn Diệu Vũ bày tỏ.

Dở khóc dở cười chuyện đi chợ hộ ở SG: Cán bộ bị bom hàng với lý do không ngờ
Thực tế, phương thức "đi chợ hộ" vẫn nảy sinh một số tình huống "dở khóc dở cười" khiến chính cán bộ lẫn người dân không thể lường trước được.

Tin tức 24h

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức TP.HCM