"Dở khóc dở cười" chuyện đi chợ hộ ở SG: Cán bộ bị "bom hàng" với lý do không ngờ

K.T - Ngày 28/08/2021 06:45 AM (GMT+7)

Thực tế, phương thức "đi chợ hộ" vẫn nảy sinh một số tình huống "dở khóc dở cười" khiến chính cán bộ lẫn người dân không thể lường trước được.

Đến nay, TP.HCM đã thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên tinh thần “ai ở đâu, ở yên đó”, tuyệt đối không ra đường, không đến siêu thị mua lương thực thực phẩm, thuốc men... được gần một tuần. Mọi vấn đề liên quan đến nhu cầu mua bán của người dân sẽ thông qua hình thức “đi chợ hộ”. Cụ thể, họ có thể tìm mua các combo hàng hóa thông qua trang web đi chợ giúp dân của phường/quận, ứng dụng mua sắm hoặc nhờ các chiến sĩ công an – bộ đội.

Hầu hết người dân Sài Gòn đều đánh giá cao phương thức “đi chợ hộ” của UBND thành phố. Song nó cũng tồn tại một số bất cập, nảy sinh tình huống “dở khóc dở cười” mà chính người dân lẫn cán bộ không thể lường trước được.

amp;#34;Dở khóc dở cườiamp;#34; chuyện đi chợ hộ ở SG: Cán bộ bị amp;#34;bom hàngamp;#34; với lý do không ngờ - 1

Thường nhận “đi chợ hộ”, cán bộ là người tự trả tiền trước cho các đơn hàng. Họ sẽ nhận lại tiền mặt hoặc tiền chuyển khoản sau khi trao tận tay thực phẩm cho người dân. Bởi vậy việc bị bùng đơn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Một chiến sĩ đang đọc đơn hàng rồi lựa chọn thực phẩm cho người dân. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Một chiến sĩ đang đọc đơn hàng rồi lựa chọn thực phẩm cho người dân. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Chị A. - một cán bộ trong nhóm “đi chợ hộ” cho biết, chiều 23/8, chị nhận được đơn mua thuốc gấp từ phụ huynh có con đang bị đau bụng. Chị lập tức ghé nhiều hiệu thuốc trên địa bàn thành phố tìm mua nhưng không có loại như yêu cầu. Chị lo lắng đến sức khỏe của bé nên cố gắng “một chút” nữa và đã thấy đúng loại thuốc. Nhưng trên đường giao hàng, chị bất ngờ nhận được cuộc gọi từ phụ huynh báo... không cần nữa! Họ đã tự tìm được.

Chiến sĩ giao hàng đến tận tay người dân. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Chiến sĩ giao hàng đến tận tay người dân. (Ảnh: Báo Người Lao Động)

Cũng giống trường hợp của chị A., một đội tình nguyện khác đã bị “bom hàng” với số tiền lên đến 400.000 đồng. Theo đó, tình nguyện viên đứng trước cổng chung cư gọi hàng chục cuộc điện thoại nhưng đầu dây bên kia không nhấc máy. Đến chiều, họ mới nhắn tin xin lỗi và thú nhận rằng bản thân không có nhu cầu mua hàng, chỉ muốn đặt thử xem có đi chợ hộ thật hay không?

Trong buổi Livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời” tối 26/8, ông Lê Quang Tự Do, Phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cũng cho biết nhiều địa phương ở TP. HCM gặp phải tình trạng người dân “bom” hàng khi nhờ “đi chợ hộ”.

Trước tình trạng này, ông Tự Do đề nghị người dân chỉ nên liên hệ khi cần. Các cán bộ tham gia chống dịch, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu rất vất vả, nên ông mong muốn công sức của họ được dành để giúp đỡ những người thực sự khó khăn.

amp;#34;Dở khóc dở cườiamp;#34; chuyện đi chợ hộ ở SG: Cán bộ bị amp;#34;bom hàngamp;#34; với lý do không ngờ - 4

Ngày 24/8, Sở Công Thương TP.HCM đã ra cảnh báo tình trạng lừa “đi chợ hộ” diễn ra trên địa bàn thành phố. Vị lãnh đạo cho biết, trong 2 ngày đầu thành phố siết chặt giãn cách “ai ở đâu, ở yên đó” đã xảy ra nhiều trường hợp người dân bị lừa đảo chuyển tiền để đăng ký mua hàng. Đặc biệt tại quận 10 có khá nhiều người nhận được tin nhắn gửi các combo mua hàng và đăng ký đi chợ hộ.

Trong nội dung tin nhắn, các đối tượng đề nghị người dân chuyển khoản trước để họ có thể dễ dàng mua hàng. Nhưng cơ quan chức năng xác minh thì toàn bộ tin nhắn là giả mạo, không phải của tổ hậu cần địa phương. Hơn nữa chính quyền cũng không có hình thức mời chào như vậy.

Nhiều người dân bị lừa chuyển 500.000 đồng cho đối tượng Nguyễn Văn Công. (Ảnh: Đ.V)

Nhiều người dân bị lừa chuyển 500.000 đồng cho đối tượng Nguyễn Văn Công. (Ảnh: Đ.V)

Tại phường 11 (quận 3), một số hộ dân cũng bị một tài tài khoản Facebook có tên Nguyễn Văn Công lừa chuyển tiền 500.000 đồng/người. Sau đó, UBND phường 11 lên tiếng nhóm "Đi chợ giúp dân" do Hội Liên hiệp phụ nữ phường lập ra nhằm hỗ trợ người dân mua nhu yếu phẩm. Số điện thoại, số tài khoản của người phụ trách "đi chợ hộ" được đăng tải cụ thể. Nhưng các đối tượng xấu vẫn thực hiện hành vi lừa đảo người dân.

Trước tình trạng trên, Sở Công Thương đã quyết định phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ trong việc theo dõi, nắm bắt tình hình về nhu cầu mua bán của người dân trên các địa bàn quận, huyện. Người dân có thể liên hệ cá nhân phụ trách địa bản để được hỗ trợ trong việc đặt mua hàng, tránh bị kẻ gian lừa đảo.

CĐM bức xúc cô gái SG chê thực phẩm đi chợ hộ: Dưa chuột thì bé, hành lá bị giập
"Dưa chuột thì bé, hành lá bị giập, bí xanh hơi già, còn bí đỏ ăn không ngon…", cô gái vừa nói vừa lia máy quay cận cảnh vào từng thứ một.

Tin tức 24h

K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức TP.HCM