Con học online không được gọi phát biểu, phụ huynh xưng "mày - tao", dọa "vả vô mặt" cô giáo

H.G - Ngày 09/10/2021 09:30 AM (GMT+7)

Mới đây trên mạng xã hội tiktok đã lan truyền video có nội dung ghi lại cảnh một phụ huynh đang "mắng xối xả" giáo viên khi con của người này giơ tay nhưng không được gọi phát biểu. Video nhận hàng nghìn lượt tương tác, chia sẻ và bình luận đi kèm với sự

Video: Phụ huynh lớn tiếng chửi giáo viên khi con học online giơ tay không được gọi. 

Theo ghi nhận, video này diễn ra trong một lớp tiểu học, nhiều học sinh có phụ huynh ngồi kèm bên cạnh. Vì có vài em chưa kịp nghe giảng do vào học trễ, tranh thủ lúc nghỉ giữa giờ, cô đã đọc số điện thoại để các em liên lạc, nghe lại bài giảng. Mọi việc tưởng chừng rất đơn giản cho đến khi một phụ huynh lớn tiếng: “Không lo dạy mà đọc số điện thoại”. Cô giáo cũng đã trần tình lý do vì sao mình làm như vậy và khẳng định thêm bản thân làm việc này vào giờ nghỉ, không ảnh hưởng đến việc dạy học.  

Song sự việc không dừng lại tại đó, vị phụ huynh này còn “xổ một tràng” những điều rất khó nghe, xưng "mày-tao" với cô giáo của con mình, thậm chí còn dọa "vả vô miệng" nếu cô giáo... ra bài nữa. Trong suốt quá trình căng thẳng giữa đôi bên, cô giáo vẫn giữ bình tĩnh, giải thích: “Tại vì cô chưa nhớ tên cả lớp, mới dạy có 2 buổi nên chưa nhớ được hết tên. Gọi em này rồi em khác, có gì cô sẽ gọi bù vào hôm sau.” 

Video đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội

Video đang được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội 

Chỉ khi các phụ huynh khác bức xúc, cùng lên tiếng thì vị phụ huynh trên mới chịu im lặng. Một phụ huynh khác đã yêu cầu người này hành xử lịch sự vì các con đang học, đưa ra lời khuyên nếu muốn ý kiến hãy đến gặp nhà trường hoặc trực tiếp gặp cô giáo thay vì chửi bậy trong lớp. 

Nhiều em học sinh khác cũng lí nhí “người đó có lỗi á cô”, “bảo vệ cô hết mình nha.” Hành động dễ thương của các bạn nhỏ như sự động viên, an ủi cô giáo. Nhiều người xem video cảm nhận rằng “giọng cô run run như muốn khóc”.

Video trên vẫn đang nhận được sự quan tâm, chia sẻ mạnh mẽ của cư dân mạng. Đa phần các bình luận đều thể hiện thái độ bất bình về cách hành xử của vị phụ huynh trên.

Tài khoản facebook Mụi mũn mĩn chia sẻ: “Nếu có điều gì không hài lòng thì phụ huynh nên đợi kết thúc môn học rồi nói chuyện, góp ý riêng với cô giáo. Chửi bới bằng những lời lẽ khó nghe như thế thì sau này con mình sao dám nhìn mặt bạn bè.”

Một người khác lên tiếng: "Trời! Mẹ hành xử như vậy rồi bọn trẻ sẽ thấy sao? Mọi người thực sự cần rất thông cảm với cô giáo trong việc dạy học online, nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề."

"Tội cả cô giáo cả bé con. Giờ mọi người cùng nhau cố gắng chứ ai muốn phải dạy và học online đâu. Bố mẹ áp lực vì phải kèm cặp con thì cô giáo cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc dạy học. Cách hành xử như vậy thực sự là quá kém và đáng bị phê bình", một bình luận chia sẻ.  

Nhiều bình luận bất bình ở dưới bài đăng

Nhiều bình luận bất bình ở dưới bài đăng 

Hai năm gần đây, vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, học online đã trở thành phương pháp thay thế tạm thời cho việc học tập truyền thống. Bên cạnh ưu điểm vốn có, loại hình học tập này cũng có những hạn chế nhất định, đặc biệt với các em học sinh nhỏ tuổi, hiếu động và chưa có ý thức tự học. 

Các phụ huynh có thể gặp phải khó khăn trong quá trình kèm con học song sự nóng giận cùng những lời lẽ, hành động thiếu kiểm soát của phụ huynh có thể vô tình tạo nên những ấn tượng không tốt trong tâm trí của trẻ, ảnh hưởng đến việc phát triển các năng lực tâm lý hành vi về lâu dài.

Những người giáo viên thực sự cần nhận được sự cảm thông khi họ là nhóm người chịu áp lực nặng nề từ nhiều phía. Việc xây dựng bài giảng, kiểm tra bài tập, quan sát học sinh, truyền tải kiến thức tất cả đều chỉ thông qua màn hình vi tính. Trong quá trình giảng dạy, có thể phát sinh vấn đề song các bên đều cần bình tĩnh để cư xử lịch sự, hợp lý. 

Nữ sinh tát vào mặt cô giáo khuyết tật 64 tuổi để làm theo thử thách trên TikTok
Cô giáo 64 tuổi này đã phải nhập viện điều trị sau vụ tấn công của nữ sinh 18 tuổi.

Tin tức 24h

H.G
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giáo dục