Thông tin chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai bị lừa đảo khoảng 100 tỉ đồng đang làm người dân quan tâm các chiêu thức mà kẻ xấu có thể thực hiện.
Ảnh minh họa: Nguồn: sotttt.tayninh.gov.vn
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế - xã hội.
Trước diễn biến của loại tội phạm trên, Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
1 - Giả danh cán bộ cơ quan nhà nước yêu cầu kê khai thông tin cá nhân và chiếm đoạt tài sản qua việc chiếm quyền sử dụng thiết bị, tài khoản ngân hàng.
2- Mời người dân tham gia các hội, nhóm hẹn hò rồi yêu cầu họ mua các gói dịch vụ và chuyển tiền cho đối tượng.
3- Đánh cắp tài khoản mạng xã hội và sử dụng mạo danh để yêu cầu chuyển tiền.
4- Giả danh nhân viên các sàn thương mại điện tử để chiếm đoạt tiền của người mua hàng.
5- Lập công ty, website giả để giới thiệu và lừa đảo người tham gia đầu tư tiền.
6- Lừa đảo thông qua việc tuyển dụng online.
7- Mạo danh nhân viên nhà mạng để yêu cầu thông tin cá nhân và chiếm quyền kiểm soát SIM.
8- Giả danh người nước ngoài trên mạng xã hội để yêu cầu chuyển quà và tiền.
9- Lừa đảo thông qua cuộc gọi video call giả là người thân cần tiền gấp.
10- Giả là nhân viên ngân hàng để lừa đảo thông tin cá nhân và mã OTP.
11- Tạo ra các ứng dụng, website cho vay tiền để lừa đảo người cần vay.
12- Lập các trang mạng xã hội giả để yêu cầu chuyển tiền trợ giúp.
13- Mạo danh các tổ chức kinh doanh để lừa đảo thông tin giao dịch qua email.
14- Giả mạo người mua hàng trên mạng xã hội để chiếm đoạt thông tin tài khoản ngân hàng.
15- Giả mạo nhân viên thẻ tín dụng để chiếm đoạt thông tin thẻ và mã OTP.
16- Giả mạo các cơ quan chính phủ để yêu cầu chuyển tiền với lý do giả mạo.
18- Bán hàng giả trên mạng xã hội và yêu cầu người mua chuyển tiền trước.
19- Lập các fanpage giả để quảng cáo hàng giả.
20- Giả lập trạm BTS để yêu cầu nhập thông tin cá nhân.
21- Giả mạo chương trình quay thưởng để yêu cầu thông tin cá nhân.
22- Lập các group giả dạy học để lừa đảo phụ huynh.
23- Quảng cáo các chương trình trại hè giả để lừa đảo chiếm đoạt.
24- Mạo danh giáo viên hoặc nhân viên y tế để yêu cầu chuyển tiền cho "tai nạn". Gọi điện cho phụ huynh thông báo về việc nợ tiền hàng hóa và yêu cầu chuyển tiền.
Công an TP Hà Nội đề nghị người dân thực hiện các biện pháp như gửi tin nhắn cảnh báo, tăng cường tuyên truyền để nâng cao tinh thần cảnh giác, phối hợp với các cơ quan liên quan để xử lý tội phạm.