Một nhà quản lý quỹ tại Thượng Hải cho biết rằng lệnh phong tỏa, ít nhất là trong ngắn hạn, cơ bản làm thay đổi môi trường kinh doanh tại thành phố này.
5 diễn biến
Mệt mỏi vì phong tỏa cách ly, nhiều người tìm cách rời khỏi thành phố lớn nhất Trung Quốc
Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ở Thượng Hải đang tìm cách quay trở lại Hồng Kông và các trung tâm nước ngoài khác chỉ sau một thời gian ngắn sinh sống và làm việc tại đây vì các đợt phong tỏa Covid-19 khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng đến triển vọng kinh doanh và cuộc sống hàng ngày của họ.
Hàng nghìn chủ ngân hàng, thương nhân và nhà đầu tư tại trung tâm tài chính của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cảm thấy mình bị “giam cầm” trong nhà, thậm chí một số còn gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác cho gia đình.
Các giám đốc điều hành ngành cho biết, đợt khóa cửa kéo dài 4 tuần, buộc hầu hết 26 triệu người của thành phố phải ở trong nhà, đã bắt đầu ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính trong tương lai. Một số giao dịch phải tạm hoãn vì những nút thắt trong công tác hậu cần, theo một nguồn thạo tin.
Melvyn Xu, một nhà đầu tư cổ phần tư nhân chuyển đến Thượng Hải từ Hong Kong vào cuối năm 2020 cho biết: "Những gì xảy ra ở Thượng Hải gây sốc cho hầu hết mọi người. Ít ai có thể tưởng tượng được mọi thứ lại vượt ra ngoài tầm kiểm soát như vậy".
Xu hướng di cư này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tham vọng trở thành một trung tâm tài chính khu vực, là điểm đến lý tưởng của nhiều ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, các quỹ quản lý tài sản, vốn xuất hiện ngày một nhiều tại thành phố này trong một vài năm trở lại đây, sau khi Trung Quốc mở cửa lĩnh vực tài chính.
Động thái tăng trưởng của ngành dẫn đến việc nhiều chủ ngân hàng, thương nhân và quản lý quỹ chuyển từ Hồng Kông và các trung tâm khác đến Thượng Hải để gần gũi hơn với khách hàng của họ và có được kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực mới và các giao dịch lớn.
Những giấc mơ đó bây giờ dường như đang bị đe dọa.
Nhiều nhân sự ngành tài chính chia sẻ quan ngại sâu sắc về các biện pháp phòng dịch cực đoan tại Trung Quốc, Tan chia sẻ. “Sẽ không hay nếu như tình hình hiện tại kéo dài…Các lệnh phong tỏa có thể được tái áp dụng nhiều lần. Và lần sau có thể sẽ dài và nghiêm ngặt hơn lần trước”.
Một nhà quản lý quỹ tại Thượng Hải cho biết rằng lệnh phong tỏa, ít nhất là trong ngắn hạn, cơ bản làm thay đổi môi trường kinh doanh tại thành phố này.
“Thượng Hải là trung tâm tài chính, công nghiệp lớn của Trung Quốc, vận hành như một cỗ máy. Nhưng không có bất cứ sự thay đổi nào được đưa ra nhằm giúp cỗ máy đó hoạt động một cách trơn tru, dù không ít người dân lên tiếng phàn nàn trên mạng xã hội”, vị quản lý đó nói.
Nguồn: http://danviet.vn/met-moi-vi-phong-toa-cach-ly-nhieu-nguoi-tim-cach-roi-khoi-thanh-pho-... Nguồn: http://danviet.vn/met-moi-vi-phong-toa-cach-ly-nhieu-nguoi-tim-cach-roi-khoi-thanh-pho-lon-nhat-trung-quoc-5020221545924983.htm
Lý do Đan Mạch dừng tiêm vắc-xin ngừa Covid-19
Quyết định trên đã được Ủy ban Y tế Quốc gia Đan Mạch công bố rộng rãi, đài RT hôm 28-4 đưa tin.
Có 2 lý do chính để giới chức Đan Mạch quyết định dừng việc tiêm chủng Covid-19 trên toàn quốc. Thứ nhất, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, trong khi tỷ lệ bao phủ vắc-xin của dân số Đan Mạch cao với 89% người dân từ 12 tuổi trở lên đã được tiêm phòng đầy đủ. Thứ hai, có một tỷ lệ lớn người dân Đan Mạch đã mắc Covid-19 từ biến chủng Omicron, đồng nghĩa việc miễn dịch cộng đồng trong dân số đã ở mức cao.
"Mùa xuân đã đến, tỉ lệ bao phủ vắc-xin trong dân số Đan Mạch cao và dịch bệnh đã được kiểm soát. Do đó, Ủy ban Y tế Quốc gia đang tiến hành kết thúc các chương trình tiêm chủng phòng Covid-19 trên toàn quốc vào thời điểm này" - đài RT (Nga) dẫn thông báo của Cơ quan Y tế Đan Mạch có đoạn.
Thông báo cũng cho biết người dân Đan Mạch sẽ không được mời đi tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 kể từ ngày 15-5. Tuy nhiên, trường hợp chưa đủ, họ vẫn có thể đến các địa điểm tiêm chủng để hoàn thành nốt mũi tiêm của mình.
Đan Mạch đã bắt đầu tiêm chủng ngừa Covid-19 từ sau Giáng sinh năm 2020. Ảnh: RT
Cơ quan Y tế Đan Mạch cũng lưu ý, chương trình tiêm chủng của họ sẽ không bị loại bỏ hoàn toàn mà có thể người dân sẽ phải tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 vào mùa thu khi vi-rút gây bệnh tiếp tục đột biến.
"Trong khoảng thời gian này các chuyên gia y tế của chúng tôi sẽ xem xét đối tượng nào nên tiêm vắc-xin, khi nào nên tiêm và nên tiêm loại vắc-xin nào" - Cơ quan Y tế Đan Mạch cho biết thêm.
Chiến dịch tiêm chủng Covid-19 của Đan Mạch đã bắt đầu từ ngay sau dịp lễ Giáng sinh năm 2020. Đại đa số trong số 5,8 triệu công dân nước này hiện đã được tiêm ít nhất 2 mũi, ngoài ra 3,6 triệu người đã được tiêm mũi nhắc lại, theo chính phủ Đan Mạch.
Copenhagen đã loại bỏ hầu hết các hạn chế về đại dịch Covid-19 vào tháng 2-2022 khi cho rằng SARS-CoV-2 không còn là mối đe doạ nghiêm trọng đối với hệ thông y tế của họ.
Việc tạm dừng chương trình tiêm chủng của Đan Mạch được đưa ra trong bối cảnh tình hình ứng phó với Covid-19 trên thế giới vẫn còn khác nhau.
Các quốc gia châu Âu và Mỹ đã dỡ bỏ gần hết các hạn chế phòng dịch nhưng Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược "không Covid-19" và vẫn truy vết các ca nhiễm trong cộng đồng. Chính quyền TP Quảng Châu – Trung Quốc hôm 28-4 hủy hàng trăm chuyến bay và tiến hành xét nghiệm 5,6 triệu người sau khi phát hiện một trường hợp nghi nhiễm Covid-19 tại sân bay, theo Reuters.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ly-do-dan-mach-dung-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-20220... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/ly-do-dan-mach-dung-tiem-vac-xin-ngua-covid-19-20220429141007567.htm
Nam Phi có thể bước vào làn sóng COVID-19 thứ năm sớm hơn dự kiến
Các quan chức y tế và nhà khoa học cho biết Nam Phi có thể bước vào đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 5 sớm hơn dự kiến sau khi ghi nhận số ca mắc mới tăng lên trong 14 ngày qua.
Được biết, Nam Phi là nơi ghi nhận nhiều ca bệnh và tử vong SARS-CoV-2 nhất tại hâu Phi và chỉ vượt qua làn sóng dịch thứ 4 hồi tháng 1 vừa qua. Khi ấy, Nam Phi từng ước tính đợt bùng phát dịch tiếp theo có thể bắt đầu vào tháng 5 hoặc tháng 6, đầu mùa đông ở Nam bán cầu.
Người dân Nam Phi chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AP
Trong cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Y tế Nam Phi Joe Phaahla nói rằng mặc dù số ca nhập viện ngày càng tăng nhưng cho đến nay không có sự thay đổi đáng kể nào về số bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt và tử vong.
Ông cho biết trong giai đoạn này, các cơ quan y tế chưa được thông báo về bất kỳ biến thể mới nào, ngoài những thay đổi đối ở biến thể Omicron đang lưu hành.
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Richard Lessells nhận định khả năng miễn dịch suy giảm từ các đợt bùng phát dịch trước có thể góp phần vào sự trở lại sớm hơn dự kiến của làn sóng dịch mới.
Ông cho biết tỷ lệ lây nhiễm gia tăng do các dòng phụ BA.4 và BA.5 của Omicron cho thấy chúng có lợi thế về tăng trưởng so với các biến thể phụ khác của Omicron như BA.2.
Ông Waasila Jassat từ Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia nhận định, cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy BA.4 và BA.5 gây ra bệnh nặng hơn so với biến thể gốc.
Được biết, Nam Phi đã báo cáo hơn 3,7 triệu ca mắc COVID-19 và hơn 100.000 ca tử vong kể từ đầu dịch. Vào ngàu 28/4 (giờ địa phương), văn phòng WHO tại châu Phi đã ghi nhận sự gia tăng trong số ca mắc COVID-19 ở Nam Phi và nhận xét đó là nguyên nhân chính của sự gia tăng số ca mắc ở Châu Phi.
Quan chức y tế cấp cao Nicholas Crisp ngày 29/4 cho biết Nam Phi đã nhận đủ liều vaccine và không có kế hoạch mua thêm. Ông nói thêm rằng chính phủ không có ý định mua viên thuốc điều trị Covid Paxlovid của Pfizer, một phần vì giá cả quá cao.
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/nam-phi-co-the-buoc-vao-lan-song-covid-19-thu-nam-som-h... Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/nam-phi-co-the-buoc-vao-lan-song-covid-19-thu-nam-som-hon-du-kien-a535945.html
Lo mắc COVID-19, người đàn ông 'cố thủ' trong xe để hàng xóm không phải cách ly
Theo Global Times, trường hợp nói trên là một người đàn ông họ Zhang, sống ở quận Xương Bình (Bắc Kinh, Trung Quốc).
Zhang đã làm việc ở Bắc Kinh khoảng 4 năm và hiện là một nhà thiết kế nội thất. Vào ngày 22/4, Zhang tiếp xúc gần với nhóm công nhân xây dựng. Một ngày sau, người phụ trách của nhóm công nhân này nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Xác định mình là trường hợp tiếp xúc gần, Zhang đã báo ngay cho đội phòng dịch ở khu dân cư để kịp thời tiến hành các biện pháp cần thiết, trong khi anh tiếp tục ngồi trong xe và không vào nhà.
Nhờ tin báo của Zhang mà khu dân cư được xét nghiệm ngay trong đêm. Các lệnh phong tỏa cũng được dỡ bỏ sau đó 14 giờ và cuộc sống của cư dân nhanh chóng trở lại bình thường.
"Tôi được biết rằng người phụ trách đội đã mắc COVID-19. Và tất cả các công nhân đều được coi là F1. Tôi không biết liệu những công nhân này có mắc bệnh hay không, nhưng tôi vẫn không về nhà vì không muốn gây rắc rối cho ai", Zhang nói.
Sau khi nhận lệnh đi cách ly, Zhang đã liên hệ với bạn cùng phòng nhờ đóng gói hành lý và đặt ở cổng khu dân cư. Zhang tự lấy đồ sau khi bạn cùng phòng rời đi, và không tiếp xúc với bất kỳ ai khác.
Zhang được xác nhận mắc COVID-19 và đã nhanh chóng hết sốt mà không gặp triệu chứng nghiêm trọng nào khác.
Nhờ hành động quyết đoán và kịp thời của Zhang mà hàng nghìn gia đình cùng khu dân cư của anh đã tránh được việc phải cách ly tại nhà. Các mẫu xét nghiệm được lấy từ người dân và môi trường của khu vực này đều cho kết quả âm tính.
Thông tin về Zhang đã thu hút sự chú ý đặc biệt của cư dân mạng. Nhiều người ca ngợi anh là "hàng xóm kiểu mẫu của Trung Quốc".
Nguồn: https://tienphong.vn/lo-mac-covid-19-nguoi-dan-ong-co-thu-trong-xe-de-hang-xom-khong-ph... Nguồn: https://tienphong.vn/lo-mac-covid-19-nguoi-dan-ong-co-thu-trong-xe-de-hang-xom-khong-phai-cach-ly-post1434882.tpo
Ngày 30/4, ghi nhận 5.109 ca Covid-19
Các ca bệnh vừa công bố đều được ghi nhận trong nước, tại 56 tỉnh, thành phố, giảm 959 ca so với ngày trước đó.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (837), Phú Thọ (379), Yên Bái (250), Nghệ An (245), Quảng Ninh (209), Lào Cai (202), Thái Bình (183), Tuyên Quang (180), Bắc Ninh (174), Nam Định (163), Hưng Yên (163), Thái Nguyên (159), Bắc Kạn (150), Vĩnh Phúc (150), Gia Lai (144), Quảng Bình (114), Ninh Bình (97), Lâm Đồng (95), Hà Tĩnh (86), Hải Dương (77), Sơn La (76), Tp.Hồ Chí Minh (71), Lai Châu (68), Cao Bằng (68), Bắc Giang (67), Bà Rịa - Vũng Tàu (62), Hà Nam (60), Hà Giang (57), Lạng Sơn (49), Thanh Hóa (47), Đắk Nông (45), Vĩnh Long (35), Bình Phước (34), Điện Biên (31), Đà Nẵng (30), Quảng Trị (28), Bình Định (25), Tây Ninh (25), Hòa Bình (22), Bình Dương (18), Quảng Ngãi (17), Phú Yên (17), Thừa Thiên Huế (16), Bến Tre (16), Hải Phòng (12), Quảng Nam (11), An Giang (8 ), Cà Mau (8 ), Khánh Hòa (6), Long An (4), Đồng Tháp (4), Kiên Giang (4), Đồng Nai (3), Hậu Giang (3), Bạc Liêu (3), Trà Vinh (2).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 7.280 ca/ngày.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 10.649.809 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.648 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay)
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.642.060 ca, trong đó có 9.259.438 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.586.134), Tp.Hồ Chí Minh (608.408), Nghệ An (481.516), Bắc Giang (385.223), Bình Dương (383.398).
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là16.727 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 9.262.255 ca.
Số bệnh nhân đang thở oxy là 475 ca, trong đó, thở oxy qua mặt nạ 376 ca, thở oxy dòng cao HFNC 50 ca, thở máy không xâm lấn 11 ca, thở máy xâm lấn 36 ca, ECMO 2 ca.
Số bệnh nhân tử vong
Từ 17h30 ngày 29/4 đến 17h30 ngày 30/4 ghi nhận 3 ca tử vong tại: Bình Thuận (2), Kiên Giang (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 5 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.041 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.497.204 mẫu tương đương 85.798.077 lượt người, tăng 891 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 29/4 có 241.434 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắcxin đã được tiêm là 214.774.198 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 195.944.846 liều: Mũi 1 là 71.457.483 liều; mũi 2 là 68.638.476 liều; mũi 3 là 1.505.935 liều; mũi bổ sung là 15.305.712 liều; mũi nhắc lại là 39.037.240 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.372.711 liều: Mũi 1 là 8.906.086 liều; mũi 2 là 8.466.625 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.456.641 liều (mũi 1).
Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ngay-30-4-ghi-nhan-5-109-ca-covid-19-a551620.html Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/ngay-30-4-ghi-nhan-5-109-ca-covid-19-a551620.html