COVID-19 13/3: Ca mắc tăng cao, cả trạm y tế là F0 khiến lực lượng càng thêm quá tải

Bảo Anh. - Ngày 13/03/2022 12:14 PM (GMT+7)

Y tế cơ sở đang quá tải do nhân lực thiếu hụt, công việc đang bộn bề.

9 diễn biến

Khi cả trạm y tế cùng là ... F0

Cả trạm là F0

Chúng tôi đến Trạm y tế phường Thanh Xuân Bắc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) khi hơn 5 giờ chiều. Đã qua giờ hành chính nhưng công việc của thầy thuốc nơi đây vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi lượng người tập trung tại trạm để chờ giải giải quyết các thủ tục hành chính vẫn rất đông.

Trạm Y tế phường Thanh Xuân Bắc có 9 nhân viên y tế, phục vụ hơn 20 nghìn dân, mỗi ngày phường ghi nhận 200-300 ca mắc COVID-19. Trong 9 nhân viên y tế, 3 người đã mắc COVID-19 và đang điều trị tại nhà. Chỉ còn 6 nhân lực cùng các lực lượng hỗ trợ giải quyết các công việc chuyên môn và thủ tục hành chính cho hàng trăm bệnh nhân. 

BS Đặng Thu Huyền - Trưởng Trạm Y tế cho biết, 6 nhân lực này đang làm là những F0 vừa khỏi bệnh. Lực lượng mỏng mà công việc nhiều do vậy chỉ trường hợp nặng mới được ở nhà, còn trường hợp triệu chứng nhẹ vẫn phải đi làm. 

Những cán bộ này được bố trí phòng riêng, thực hiện các công việc không phải tiếp xúc với người dân.

Người dân tập trung tại Trạm y tế phường Thanh Xuân Bắc chờ giải quyết các thủ tục hành chính.

Người dân tập trung tại Trạm y tế phường Thanh Xuân Bắc chờ giải quyết các thủ tục hành chính.

Bản thân BS Huyền đang là F0 ngày thứ 6 nhưng vẫn còn khó thở, ho nhiều. Tuy điều trị tại nhà nhưng trong ngày chị vẫn phải giải quyết các công việc chuyên môn qua điện thoại. "Những ngày đầu mới mắc người mệt mỏi, đau nhức nhiều chỉ muốn được nghỉ ngơi nhưng các cuộc gọi báo y tế, tư vấn dùng thuốc, tư vấn sức khỏe vẫn liên tục... Nói không ra hơi nhưng vẫn phải cố gắng tư vấn cho người bệnh", chị Huyền kể.

Căng mình làm việc

Đến Xã Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội), xã này có hơn 40 nghìn dân. Tuy nhiên sau Tết số lượng người di biến động về đây lên đến 70 nghìn người. Trạm chỉ chỉ có 9 nhân viên y tế, cũng đã có 2 người từng mắc COVID-19.

Tại Trạm y tế xã Tân Triều cũng rất đông người dân đến làm đơn xin cách ly y tế tại nhà, giải quyết các thủ tục về BHXH...

Tại Trạm y tế xã Tân Triều cũng rất đông người dân đến làm đơn xin cách ly y tế tại nhà, giải quyết các thủ tục về BHXH...

Y sĩ Đỗ Thị Phượng - Trưởng Trạm y tế xã Tân Triều cho biết: Ra Tết số ca mắc tại xã tăng cao đột biến, có thời điểm lên đến 700-800 ca mắc COVID-19 mỗi ngày. 

Khi có nhân viên chuyển thành F0, người ở lại phải gồng gánh công việc cho cán bộ nghỉ.

Nhân viên y tế của cả trạm làm ngày làm đêm thực hiện các công việc từ tiếp nhận thông tin F0, tư vấn điều trị tại nhà, cấp giấy xác nhận dương tính, ra Quyết định cách ly, Quyết định hoàn thành cách ly…

Với khối công việc như vậy các nhân viên y tế cơ sở căng mình làm không hết việc. Có những thời điểm, 21-22 giờ mới rời trạm về nhà.  Việc đã nhiều, lại thêm các thủ tục liên quan đến chế độ BHXH, thủ tục hành chính khiến nhân viên y tế rất vất vả.

Gần đây, Trạm y tế xã Tân Triều được hỗ trợ thêm 4 sinh viên tình nguyện của Trường Cao đẳng y tế nhưng vẫn không giải quyết hết được lượng công việc này.

Nhân viên Trạm y tế xã Tân Triều hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục BHXH.

Nhân viên Trạm y tế xã Tân Triều hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục BHXH.

Chị Phượng bộc bạch, tuy đã có phần mềm quản lý F0, sau khi cập nhật thông tin ca bệnh lên phần mềm, người bệnh phải có trách nhiệm khai báo sức khỏe qua phần mềm để nhân viên y tế theo dõi. 

Tuy nhiên rất ít người thực hiện theo quy định mà phần lớn là gọi trực tiếp đến trạm y tế để được tư vấn sức khỏe, trách móc nhân viên y tế là bỏ bê, không quan tâm người bệnh.

Các loại giấy tờ chất cao thành từng chồng trên bàn, dưới sàn chờ nhân viên y tế xử lý.

Các loại giấy tờ chất cao thành từng chồng trên bàn, dưới sàn chờ nhân viên y tế xử lý.

Các cuộc gọi liên tục, cuộc nọ chồng cuộc kia, nhiều khi người dân gọi không có tín hiệu tố nhân viên y tế gác máy không nghe, rồi lại chửi bới, kiện cáo lên cấp trên khiến nhân viên y tế rất mệt mỏi.

"Mọi người đâu biết rằng chúng tôi đã cố gắng rất nhiều, gác hết mọi công việc cá nhân để tập trung hết cho công việc chuyên môn. Có những hôm trời mưa rét, khi mọi người được trong chăn ấm, yên giấc ngủ, thì các nhân viên y tế vẫn lật đật vác bình oxy lên đường để kịp thời xử trí ca bệnh chuyển nặng… Những lúc vất vả như vậy người dân đâu thấy…" y sĩ Phượng chia sẻ.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/khi-ca-tram-y-te-cung-la-f0-169220312032528481.htm

TP HCM: Không tổ chức dạy học cho học sinh F0 khi phụ huynh không tự nguyện

Thông tin trên được lãnh đạo Sở GD-ĐT TP nhấn mạnh tại cuộc họp giao ban ngày 11-3 nhằm triển khai các hoạt động liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tại cuộc họp, đại diện các Phòng GD-ĐT thông tin, để chuẩn bị cho công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho lứa tuổi 5 đến 11, các đơn vị đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến phụ huynh. Trong đó, quận 3 có hơn 50% phụ huynh cấp mầm non đồng ý tiêm vắc-xin, cấp tiểu học có 94%, khối lớp 6 có 77,5% phụ huynh đồng ý cho con em tiêm vắc-xin.

Tại quận 10, ông Nguyễn Thành Văn, Trưởng Phòng GD-ĐT, cho biết hiện các trường đang lập danh sách học sinh và rà soát thành lập các điểm tiêm vắc-xin. Về vấn đề tiêm vắc-xin cho trẻ, đối với tiểu học thì tình hình tương đối thuận lợi, nhưng với các trẻ 5 tuổi hiện phụ huynh vẫn còn băn khoăn, lo lắng vì phản ứng sau khi tiêm chưa biết như thế nào. Nhà trường cũng cố gắng tuyên truyền, dùng các biểu ngữ, băng rôn để tuyên truyền giúp phụ huynh an tâm, tham gia.

Ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết để chuẩn bị cho công tác tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ, ngành GD-ĐT sẽ chủ động đề xuất các điểm tiêm, ngành y tế sẽ thực hiện thẩm định an toàn. Các quận, huyện cần chuẩn bị số lượng, điểm tiêm hoàn chỉnh ngay từ đầu. Vì đối tượng tiêm là những em có lứa tuổi rất nhỏ, nên cần hạn chế tối đa việc điều chỉnh kế hoạch tiêm để đảm bảo an toàn cho các em.

Cũng theo ông Dũng, hiện các ca nhiễm chưa có chiều hướng giảm. Trung bình mỗi ngày các trường học trên địa bàn TP HCM phát hiện khoảng 200 ca nghi mắc Covid-19 trong nhà trường, chưa kể các trường hợp học sinh nghi nhiễm khác được phát hiện tại gia đình...

Bên cạnh công tác phòng chống dịch, các đơn vị cần có kế hoạch linh hoạt chuyển đổi dạy học trực tiếp và trực tuyến. Các đơn vị cần chủ động thực hiện nâng cao hơn nữa công tác phòng chống dịch đối với các hoạt động bán trú, căn tin. Đơn vị nào chưa đảm bảo sẽ không được tổ chức hoạt động này.

Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, sở này và Sở Y tế đang phối hợp để kiểm tra, rà soát lại bộ tiêu chí an toàn trong trường học để trình UBND TP HCM sớm ban hành điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới hiện nay. Trong đó có những yêu cầu, điều chỉnh mà nhà trường phải ưu tiên bảo đảm.

Nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/tp-hcm-khong-to-chuc-day-hoc-cho-hoc-sinh-f0-khi-p...

Số ca nhiễm tăng mạnh, Bình Thuận vượt 39.000 ca nhiễm Covid-19

Sáng 13/3, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 646 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 117 ca tại khu cách ly tập trung, 529 ca cộng đồng.

Các trường hợp nhiễm bệnh theo địa phương gồm: Tp.Phan Thiết 15 ca; thị xã La Gi 60 ca; các huyện Tánh Linh 3 ca, Phú Quý 84 ca, Tuy Phong 19 ca, Hàm Thuận Bắc 138 ca, Hàm Tân 59 ca, Đức Linh 46 ca, Bắc Bình 23 ca, Hàm Thuận Nam 199 ca.

Liên quan đến các ca bệnh mới, ngày 12/3, tỉnh Bình Thuận truy vết được 881 F1. 

Tính từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 12/3/2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 39.005 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. 

Trong đó, Tp.Phan Thiết có số ca nhiễm cao với 8.749 trường hợp; thị xã La Gi 3.328 trường hợp, các huyện Tuy Phong 4.593 trường hợp, Tánh Linh 4.512 trường hợp, Hàm Thuận Bắc 4.289 trường hợp, Hàm Thuận Nam 4.041 trường hợp, Đức Linh 2.868 trường hợp, Hàm Tân 2.872 trường hợp, Bắc Bình 2.342 trường hợp, Phú Quý 1.351 trường hợp.

Toàn tỉnh truy vết 58.118 trường hợp F1 và 27.839 trường hợp F2.

Số ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện là 415 trường hợp, trong đó các huyện Tánh Linh

142 trường hợp, Hàm Tân 76 trường hợp, Hàm Thuận Nam 38 trường hợp, Phan Thiết 36 trường hợp, Tuy Phong 33 trường hợp, Phú Quý

26 trường hợp, Đức Linh 23 trường hợp, La Gi 17 trường hợp, Bắc Bình 13 trường hợp, Hàm Thuận Bắc 11 trường hợp.

Hiện, tổng số ca đã điều trị khỏi và xuất viện là 33.692 trường hợp.

Về công tác xét nghiệm, số mẫu đã thực hiện xét nghiệm là 1.468 mẫu, trong đó số mẫu xét nghiệm liên quan đến các ca mắc Covid-19 có 27 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế có 30 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng có 1.411 mẫu.

Số ca mắc Covid-19 đang điều trị có diễn tiến nặng là 47 ca, trong đó Tp.Phan Thiết là 21 ca, huyện Đức Linh 10 ca, thị xã La Gi 14 ca, huyện Bắc Bình 2 ca.

Số người đã tiêm vắc-xin trên địa bàn toàn tỉnh là 3.623 người.

Về công tác cách ly, tỉnh Bình Thuận đang có 1.401 trường hợp được cách ly. Trong đó, cách ly tại cơ sở y tế có 146 trường hợp, cách ly tại nhà có 1.255 trường hợp.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/so-ca-nhiem-tang-manh-binh-thuan-vuot-39-000-ca-nhiem-covid-...

Đắk Lắk vượt 71.000 ca mắc Covid-19

Chiều 12/3, thông tin từ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 3.307 trường hợp mắc Covid-19.

Trong đó, có 2.726 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng gồm: Tp.Buôn Ma Thuột 1.069 ca, huyện Krông Pắk 283 ca, huyện Ea Kar 234 ca, huyện Krông Ana 174 ca, huyện Buôn Đôn 170 ca, huyện Ea H’leo 168 ca, huyện Cư Kuin 111 ca, huyện Krông Bông 108 ca, huyện Ea Súp 98 ca, huyện M’Đrắk 72 ca, huyện Cư Mgar 69 ca, huyện Lắk 69 ca, thị xã Buôn Hồ 57 ca, huyện Krông Búk 44 ca.

Bên cạnh đó, có 569 trường hợp ghi nhận cách ly tại nhà gồm: Thị xã Buôn Hồ 123 ca, huyện M’Đrắk 112 ca, huyện Lắk 77 ca, huyện Krông Ana 67 ca, huyện Krông Búk 36 ca, huyện Ea Kar 33 ca, huyện Ea H’leo 32 ca, huyện Krông Bông 27 ca, huyện Cư Kuin 19 ca, huyện Ea Súp 16 ca, huyện Cư Mgar 12 ca, Tp.Buôn Ma Thuột 9 ca, huyện Krông Pắk 5 ca, huyện Buôn Đôn 1 ca.

Ngoài ra, còn có 9 trường hợp ghi nhận qua sàng lọc (huyện Lắk 4 ca, huyện Krông Búk 2 ca, huyện Krông Pắk 2 ca) và 3 ca trong khu cách ly tập trung (huyện Lắk 2 ca, huyện M’Đrắk 1 ca).

Tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 71.347 trường hợp mắc Covid-19.

Tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 71.347 trường hợp mắc Covid-19.

Sau khi ghi nhận các trường hợp mắc Covid-19 nói trên, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tổ chức điều tra, truy vết, triển khai cách ly y tế và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp liên quan có yếu tố tiếp xúc gần với bệnh nhân.

Sở Y tế cũng đã hướng dẫn trung tâm y tế các huyện thực hiện phun hóa chất khử khuẩn môi trường tại khu vực nhà bệnh nhân và những nơi bệnh nhân có ghé đến. Đồng thời, phản hồi thông tin cho các đơn vị liên quan để giám sát, truy vết các trường hợp tiếp xúc trong quá trình đi lại của bệnh nhân.

Đồng thời, ngành y tế cũng tiến hành theo dõi diễn biến điều trị bệnh nhân Covid-19 thường xuyên, đặc biệt công tác chăm sóc điều trị cho các bệnh nhân chuyển mức độ bệnh nhằm giảm thấp nhất tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Covid-19.

Như vậy, tính đến chiều 12/3, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 71.347 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, đang điều trị 39.008 trường hợp, 32.194 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh và 145 trường hợp tử vong.

Hiện trên toàn tỉnh có 282 trường hợp cách ly tập trung và 11.194 trường hợp cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/dak-lak-vuot-71-000-ca-mac-covid-19-a546126.html

Khánh Hòa ghi nhận thêm 1.560 ca Covid-19, riêng Tp.Nha Trang có 710 ca

Ngày 12/3, thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Khánh Hòa cho biết từ 17h ngày 11/3 đến 17h ngày 12/3, toàn tỉnh ghi nhận thêm 1.560 ca nhiễm Covid-19 mới.

Các ca bệnh được ghi nhận tại: Thành phố Nha Trang 710 ca, thị xã Ninh Hòa 190 ca, huyện Vạn Ninh 119 ca, huyện Diên Khánh 209 ca, thành phố Cam Ranh 108 ca, huyện Khánh Vĩnh 39 ca, huyện Khánh Sơn 73 ca, huyện Cam Lâm 112 ca.

Trong đó có 601 ca ghi nhận trong cộng đồng, 788 ca cách ly tại nhà, 23 ca ghi nhận trong khu cách ly tập trung, 148 ca ghi nhận trong khu cách ly y tế tại dân cư.

Như vậy, trong 24 giờ qua số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh giảm 133 ca so với ngày 11/3. Số ca nhiễm mới tại Thành phố Nha Trang giảm 47 ca, huyện Diên Khánh giảm 33 ca, huyện Vạn Ninh giảm 10 ca, huyện Khánh Vĩnh giảm 45 ca, huyện Khánh Sơn giảm 17 ca, Thành phố Cam Ranh tăng 6 ca và huyện Cam Lâm tăng 13 ca.

Kể từ đầu dịch đến nay, tỉnh Khánh Hòa có 99.792 ca nhiễm, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Riêng đợt dịch từ ngày 23/6/2021 đến nay, số ca nhiễm mới ghi nhận trên địa bàn tỉnh là 99.459 ca. Ba huyện, thị xã, thành phố ghi nhận số mắc cao là Tp.Nha Trang với 50.138 ca, tiếp đến là thị xã Ninh Hòa với 13.732 ca, huyện Diên Khánh 11.399 ca.

Trong ngày 12/3, có 1.585 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi, ra viện là 84.483 ca. Tỉnh này có thêm 2 bệnh nhân tử vong liên quan đến Covid-19. Số ca tử vong cộng dồn từ ngày 20/7/2021 đến nay là 326 trường hợp. Số bệnh nhân đang điều trị là 14.983 người. Số bệnh nhân đang điều trị tại nhà là 14.429 người.

Trong 24 giờ qua, tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 4.538 lượt người; xét nghiệm RT-PCR cho 119 lượt người.

Tính từ ngày 27/4/2021 đến nay, tỉnh này đã thực hiện xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho 6.562.102 lượt người; xét nghiệm RT-PCR cho 1.669.562 lượt người.

Tính đến 23h ngày 11/3 có 15 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 2.805.610 liều. Trong đó, mũi 1 là 1.096.381 người, mũi 2 là 1.086.064 người, mũi 3 là 796.946 người.

Trong số này, người từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 1 là 977.316 người (tỉ lệ 102,56%); tiêm mũi 2 là 975.259 người (tỉ lệ 102,34%); tiêm mũi 3 là 796.947 người (tỉ lệ 83,63%). Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi, tiêm mũi 1 là 119.065 người (tỉ lệ 104,57%); tiêm mũi 2 là 110.820 người (tỉ lệ 97,33%).

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân tham gia xây dựng địa bàn an toàn trong phòng, chống Covid-19”, tính đến chiều ngày 12/3, trong toàn tỉnh có 649 thôn, tổ dân phố bình thường mới - “vùng xanh”; 113 thôn, tổ dân phố nguy cơ -“vùng vàng”; 87 thôn, tổ dân phố vùng nguy cơ cao - “vùng cam” và 119 thôn, tổ dân phố nguy cơ rất cao - “vùng đỏ”.

Để hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Trung tâm Cứu trợ Covid-19 tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp tổ chức nhiều đợt thăm hỏi, động viên và tặng quà hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, các hộ ở trọ, gia đình chính sách, già làng, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, lao động tự do, cơ sở bảo trợ xã hội, các mái ấm tôn giáo, các bếp ăn khu cách ly tập trung toàn tỉnh, người nước ngoài khó khăn, các lực lượng tuyến đầu, chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19, tổ tự quản an toàn trong phòng, chống dịch...

Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 như lao động tự do, hộ kinh doanh, hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trợ giúp người lao động ngừng việc, lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương….

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/khanh-hoa-ghi-nhan-them-1560-ca-covid-19-rieng-tpnha-trang-c...

Tp.Biên Hoà triển khai đợt cao điểm tiêm vắc-xin mũi 3

Ngày 12/3, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai, trong ngày hôm qua 11/3, toàn tỉnh ghi nhận thêm 5.094 ca mắc Covid-19 mới. Cộng dồn tổng số ca mắc Covid-19 toàn tỉnh đến nay ghi nhận là gần 360 ngàn ca.

Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn vì hiện nay nhiều người dân mắc Covid-19 nhưng không khai báo với y tế địa phương mà tự điều trị tại nhà.

Trong tổng số ca mắc Covid-19 toàn tỉnh có hơn 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh, 1.858 ca tử vong. Hiện còn 900 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Riêng tầng 3 của tháp điều trị có 146 bệnh nhân. Số bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại nhà là hơn 33,1 ngàn ca.

Mặc dù số ca bệnh tăng cao nhưng số ca tử vong ghi nhận trong ngày tại các cơ sở y tế không tăng (chỉ 2 trường hợp). Điều đó cho thấy năng lực điều trị tại các cơ sở y tế. Mặt khác, từ khi bao phủ vắc-xin mũi 3, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 bị bệnh nặng cũng giảm sâu.

Ghi nhận tình hình chung cho thấy, đa số những người đã tiêm 3 mũi vắc-xin khi bị nhiễm bệnh chỉ phải trải qua từ 1/3 ngày với những triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, ho, khan họng…, những ngày tiếp theo, bệnh có dấu hiệu thuyên giảm và khỏi bệnh sau từ 5-7 ngày.

Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo người dân không nên chủ quan, vẫn cần phải chấp hành nghiêm 5K, tiêm vắc-xin đầy đủ, sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định, bởi việc nhiễm Covid-19 có thể ảnh hưởng ít nhiều đến công việc, cuộc sống của người nhiễm bệnh cũng như các thành viên trong gia đình.

Đó là chưa kể những di chứng sau khi khỏi bệnh cũng rất đáng quan tâm, đặc biệt là những di chứng về phổi.

Ông Nguyễn Duy Tân Phó Chủ tịch UBND Tp.Biên Hòa cho biết, từ ngày 9/3 đến hết ngày 31/3, Tp.Biên Hòa đồng loạt tổ chức tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại 30 trạm y tế xã, phường; các cơ sở tiêm chủng Trung tâm Y tế thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, các bệnh viện và cơ sở tiêm chủng ngoài công lập…

Cụ thể, trong đợt tiêm này, Tp.Biên Hòa được phân bổ 6.730 lọ vắc-xin Moderna để tiêm liều cơ bản cho người từ đủ 18 tuổi trở lên đang sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn thành phố chưa tiêm đủ liều cơ bản; những người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh; tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 liều cơ bản, đủ thời gian theo quy định.

Cũng theo lãnh đạo UBND Tp.Biên Hòa, trong ngày 12-3, ngoài tiêm vắc-xin tại các trạm y tế, Tp.Biên Hòa còn triển khai thêm 2 đội tiêm vắc-xin lưu động cho công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn với số lượng hơn 1 ngàn người.

Qua đó nhằm tăng tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 3 cho người dân trên địa bàn Tp.Biên Hòa.

Người dân khi đến tiêm vắc-xin tại các điểm tiêm chủng cần mang theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân và giấy chứng nhận đã tiêm 1 mũi, 2 mũi vắc-xin trước đó.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/tpbien-hoa-trien-khai-dot-cao-diem-tiem-vac-xin-mui-3-a54612...

Cao Bằng ghi nhận hơn 37.000 F0, chủ động tầm soát các bệnh hậu COVID-19

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Cao Bằng, trong ngày 12/2, trên địa bàn ghi nhận thêm 2.442 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số 37.538 ca mắc COVID-19 kể từ khi dịch xuất hiện trên địa bàn.

Về công tác điều trị, hiện tại có 17.647 F0 không triệu chứng đang được cách ly điều trị tại nhà và 1.375 trường hợp đang được cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị. Đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng có 18.490 bệnh nhân đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

Các di chứng hậu COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được tầm soát và điều trị kịp thời. Ảnh: CDC Cao Bằng

Các di chứng hậu COVID-19 có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống nếu không được tầm soát và điều trị kịp thời. Ảnh: CDC Cao Bằng

Là tỉnh cuối cùng trên cả nước xuất hiện dịch COVID-19, thế nhưng ngành Y tế tỉnh Cao Bằng đã chủ động theo dõi sức khỏe, tầm soát các bệnh "hậu COVID-19". Qua khảo sát, nhiều F0 sau khi điều trị khỏi bệnh vẫn gặp một số triệu chứng như: Ho kéo dài, khó thở, rối loạn tiêu hoá, dị ứng, mất ngủ…

Bác sĩ Lục Thị Hiệp, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng khuyến cáo: Theo hướng dẫn mới của Bộ Y tế, sau khi điều trị, dù trong tình trạng nặng nhưng xét nghiệm âm tính, điều trị 14 ngày, bệnh nhân có thể được ra khu điều trị hồi sức tích cực của bệnh viện để điều trị. Đối với những bệnh nhân nặng, hậu quả sau khi mắc COVID-19 là xơ phổi, đông đặc phổi phải điều trị rất lâu dài. Có những bệnh nhân phải duy trì thở máy đến 1 - 2 tháng có thể hồi phục nhưng khả năng hồi phục rất kém, để lại di chứng cho phổi, hơn nữa là những trường hợp bị rối loạn đông máu, viêm cơ tim.

Vấn đề sức khỏe “hậu COVID-19” được nhiều người quan tâm, lo lắng, nhất là những bệnh nhân vừa hồi phục sau khi mắc bệnh. Ảnh: CDC Cao Bằng

Vấn đề sức khỏe “hậu COVID-19” được nhiều người quan tâm, lo lắng, nhất là những bệnh nhân vừa hồi phục sau khi mắc bệnh. Ảnh: CDC Cao Bằng

Khi mắc COVID-19, nhiều người chủ quan vì thấy bản thân không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ, tuy nhiên suy nghĩ này là sai lầm. Những người từng là F0 cần chủ động xây dựng kế hoạch tái khám, khám sàng lọc phù hợp với mình trong vòng 3 - 10 tuần sau khi âm tính với SARS-CoV-2 để phát hiện kịp thời các dấu hiệu của "hậu COVID-19" và có phương án bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Những người chưa bị nhiễm COVID-19 cần thực hiện nghiêm túc thông điệp "5K" và những nguyên tắc phòng dịch khác để không bị nhiễm bệnh.

Bác sĩ Lục Thị Hiệp cũng thông tin, hiện nay, chưa có thống kê hay nghiên cứu đầy đủ về tình trạng hậu COVID-19 và không phải bệnh nhân nào cũng có di chứng hậu COVID-19. Tuy nhiên đối với F0 sau khi khỏi bệnh có những biểu hiện như: Ho kéo dài, tức ngực, khó thở, rối loạn tâm lý, nổi ban đỏ; trẻ em biếng ăn, khó ngủ cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/cao-bang-ghi-nhan-hon-37000-f0-chu-dong-tam-soat-cac-benh-hau...

Hơn 2.000 ca mắc mới trong ngày, Yên Bái quyết giảm nhanh F0

Theo Sở Y tế tỉnh Yên Bái, trong 24 giờ qua, đến chiều 12/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 2.186 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 644 trường hợp phát hiện qua lấy mẫu giám sát ho, sốt cộng đồng.

Cũng trong ngày, toàn tỉnh ghi nhận 2.572 bệnh nhân đủ điều kiện khỏi bệnh. Lũy kế có 29.451/49.720 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Hiện, tỷ lệ người lớn đã tiêm ít nhất 01 mũi vaccine phòng, chống COVID-19 đạt trên 99%; tiêm từ 2 mũi trở lên đạt trên 99% (trong đó: tiêm 3 mũi vaccine đạt 91,5%).

Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Trường Tiểu học và THCS xã An Bình, huyện Văn Yên.

Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Trường Tiểu học và THCS xã An Bình, huyện Văn Yên.

Thời gian qua, với những biện pháp quyết liệt của ngành y tế, diễn biến dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số ca mắc duy trì ở ngưỡng 2.000 ca mắc mới mỗi ngày.

Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Yên Bái đã yêu cầu, các đơn vị, các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt, nỗ lực kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, giảm nhanh sự gia tăng số ca F0 trên địa bàn.

Cơ sở y tế huyện Yên Bình điều trị thành công bênh nhân 96 tuổi nhiễm COVID-19 nhập viện trong tình trạng khó thở, SpO2 suy giảm.

Cơ sở y tế huyện Yên Bình điều trị thành công bênh nhân 96 tuổi nhiễm COVID-19 nhập viện trong tình trạng khó thở, SpO2 suy giảm.

Trong khi đó, ThS.BS Lê Thị Hồng Vân - Giám đốc Sở Y tế Yên Bái cho biết, ngành y tế tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Y tế về phòng chống dịch COVID-19, đảm bảo vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa triển khai thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.

Cùng với đó, lãnh đạo Sở Y tế đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh cần rà soát, điều chỉnh lại việc phân luồng, cách ly phù hợp với tình hình mới nhằm kịp thời chữa trị cho bệnh nhân F0 nguy kịch, tránh tình trạng tử vong.

Để sớm kiểm soát tốt dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, đồng thời nâng cao ý thức phòng chống dịch để hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng.

Cùng với đó, ngành y tế yêu cầu các địa phương khẩn trương tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người đã đến lịch tiêm, tuyệt đối không để sót người không được tiêm và chưa được tiêm đủ liều; chuẩn bị sẵn mọi điều kiện cho việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hon-2000-ca-mac-moi-trong-ngay-yen-bai-quyet-giam-nhanh-f0-16...

TP.HCM: Rà soát, thêm giường điều trị khi trẻ em mắc COVID-19 tăng

Ngày 12/3, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi tới bệnh viện công lập và ngoài công lập; Trung tâm Y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) về việc sẵn sàng thu dung điều trị trẻ em mắc COVID-19 tại các bệnh viện.

Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, những ngày gần đây, trên địa bàn thành phố ghi nhận số lượt trẻ em đến khám tại các bệnh viện nhi do nghi ngờ mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, bắt đầu từ tháng Ba này, số bệnh nhi đến khám tại bệnh viện tăng lên, kéo theo đó nhiều trẻ nghi ngờ mắc COVID-19 tăng theo. Theo đó, mỗi ngày có 400-500 trẻ nghi mắc COVID-19 cần sàng lọc, trong đó có khoảng 80% trẻ nhiễm COVID-19.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ Dư Tấn Quy, Trưởng khoa nhiễm cho biết tại khu khám sàng lọc COVID-19 trong gần một tuần nay, số trẻ là F0 đến khám bệnh tăng cao. Bệnh viện đã bố trí 4 bàn khám cho bệnh nhi là F0. Trung bình mỗi bàn khám cho hơn 100 bệnh nhi F0/ngày, tăng hơn nhiều so với những tuần trước Tết Nguyên đán vừa qua (chỉ khoảng 20-30 trẻ là F0 đến khám/tuần).

Để chủ động ứng phó với tình hình này, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện gồm Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh tăng số giường điều trị tại khoa COVID-19 lên tối thiểu 300 giường (trong đó có 50 giường hồi sức); đảm bảo công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn, các bệnh viện nhi tiếp tục tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc và điều trị trẻ em mắc COVID-19 theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế cho các bệnh viện theo cụm điều trị đã được phân công.

Bên cạnh đó, giám đốc các bệnh viện này phải chịu trách nhiệm quyết định cho bệnh nhi mắc COVID-19 điều trị nội trú tại khoa COVID-19 hoặc phòng cách ly tại các khoa lâm sàng khác tùy theo tình trạng bệnh lý của trẻ và phải đảm bảo công tác phòng chống lây nhiễm.

Ngoài ra, Bệnh viện Nhi đồng 1 làm đầu mối tổ chức họp Tổ chuyên gia điều trị COVID-19 ở trẻ em của 3 bệnh viện nhi, thống nhất và có văn bản tham mưu cho Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cập nhật chỉ định xét nghiệm sàng lọc ở trẻ em khi đến khám tại bệnh viện để phù hợp với giai đoạn hiện nay của dịch bệnh. Đối với các bệnh viện quận, huyện, bệnh viện đa khoa có chuyên khoa nhi tổ chức khám, sàng lọc, điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em của Bộ Y tế.

Cùng với đó, các bệnh viện nhi tại thành phố sẵn sàng thu dung, điều trị các trường hợp trẻ mắc COVID-19 mức độ trung bình và mức độ nhẹ đối với các trẻ không đủ điều kiện cách ly tại nhà; rà soát, chủ động chuẩn bị cơ số giường nội trú ở khu vực điều trị COVID-19 (tối thiểu 30%-50% tổng số giường) dành để điều trị cho trẻ em mắc COVID-19 tại bệnh viện.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng lưu ý các bệnh viện này chỉ chuyển tuyến trong các trường hợp trẻ có dấu hiệu chuyển nặng, hội chẩn với bệnh viện nhi tuyến trên trước khi chuyển viện; tăng cường công tác hội chẩn từ xa, trao đổi chuyên môn, chuyển tuyến theo đúng cụm điều trị đã được phân công.

Các đơn vị này đồng thời tiếp tục cử nhân sự tham gia lớp tập huấn điều trị trẻ em mắc COVID-19 và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Báo cáo số liệu trẻ em điều trị COVID-19 hằng ngày lên "nền tảng số quản lý COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh" của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tphcm-ra-soat-them-giuong-dieu-tri-khi-tre-em-mac-covid-19-ta...

F0 tốn kém khi điều trị tại nhà: Nửa tiền thuốc, nửa sắm đồ bồi bổ, đi vèo chục triệu
Không ít người phải trả hàng triệu đồng cho chi phí xét nghiệm, một nhóm khác lại tốn kém trong việc mua sắm thực phẩm bồi bổ sức khoẻ. Gánh nặng chi...

Tin tức 24h

Bảo Anh. (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19