COVID-19 17/1: 7 người trong một gia đình dương tính SARS-CoV-2, một địa phương nguy cơ bùng dịch dịp Tết

K.T - Ngày 17/01/2022 12:14 PM (GMT+7)

Sau khi trở về để tham gia tang lễ, người phụ nữ dương tính với SARS-CoV-2 đã lây cho cả gia đình gồm 6 thành viên.

8 diễn biến

Nghệ An: Chùm ca bệnh phức tạp 7 người trong gia đình nhiễm COVID-19

Trắng đêm truy vết COVID-19

Tối 16/1, ông Cao Anh Hùng, Chủ tịch UBND phường Nghi Thu, Tx.Cửa Lò, tỉnh Nghệ An cho biết, chính quyền địa phương đang tích cực tiến hành truy vết, điều tra dịch COVID-19 sau khi phát hiện chùm ca bệnh phức tạp.

“Chùm ca bệnh xuất phát từ một người phụ nữ từ tỉnh Khánh Hòa trở về địa phương để tham gia tang lễ cách đây một ngày. Sau khi bệnh nhân lên trung tâm y tế để xét nghiệm thì phát hiện nhiễm COVID-19. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường đã lập tức phong tỏa, xét nghiệm nhanh các thành viên trong gia đình và ghi nhận thêm một số bệnh nhân nữa”, ông Hùng nói.

Xét nghiệm nhanh các trường hợp F1 tại phường Nghi Thu.

Xét nghiệm nhanh các trường hợp F1 tại phường Nghi Thu.

Trong đêm 15/1, Trung tâm y tế Tx.Cửa Lò đã phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Nghi Thu tiến hành test nhanh cho cụm dân cư khối 2 nơi bệnh nhân sinh sống.

Quá trình truy vết, cơ quan chức năng xác định có 6 F0 đều là thành viên trong gia đình và 36 F1 liên quan trực tiếp. Trong 6 ca nhiễm mới được ghi nhận có một trường hợp đang học trường tiểu học. Đến sáng 16/1, cơ quan chức năng tiếp tục ghi nhận thêm một bệnh nhân 10 tuổi cũng dương tính với SARS-CoV-2 cũng liên quan đến trường hợp trên.

“Hiện nay, dịch đã bắt đầu xâm lấn vào trường hợp, vì thế chùm ca bệnh này đang vô cùng phức tạp. Từ hôm qua đến giờ, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường Nghi Thu luôn theo sát diễn biến để có phương án dập dịch nhanh nhất. Các nhân viên y tế cũng làm việc xuyên đêm để truy vết”, ông Hùng cho biết thêm.

Nguy cơ bùng phát dịch ở mức cao

Trước diễn biến phức tạp của dịch, chiều 16/1, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Tx.Cửa Lò đã tiến hành họp khẩn để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch sau khi trên địa bàn xuất hiện nhiều ca mắc COVID-19 mới.

Theo báo cáo, tính đến ngày 16/1, Tx.Cửa Lò ghi nhận 190 trường hợp nhiễm COVID-19, trong đó có 173 F0 đã được điều trị khỏi bệnh. Diễn biến mới 3 ngày từ ngày 14 – 16/1, thị xã có thêm 12 bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 từ nhiều nguồn lây tại các phường Nghi Hải, Nghi Hương và Nghi Thu.

Thông báo về những địa điểm liên quan bệnh nhân COVID-19.

Thông báo về những địa điểm liên quan bệnh nhân COVID-19.

Bà Phạm Thị Hồng Toan, Bí thư Thị uỷ Cửa Lò nhận định, thời điểm Tết Nguyên đán dự báo tình hình dịch bệnh tiếp tục có diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch ở mức cao.

“Đề nghị các ban ngành, đoàn thể, các địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong công tác phòng, chống COVID-19. Trước mắt, tiếp tục tập trung truy vết các đối tượng liên quan đến các ca bệnh mới, không để bỏ sót đối tượng; quản lý tốt các trường hợp cách ly, tránh lây nhiễm ra cộng đồng; triển khai học trực tuyến cho các lớp học có học sinh F0 và các trường hợp liên quan”, bà Toan nói.

Đồng thời, yêu cầu các lực lượng tiếp tục rà soát tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho những đối tượng chưa tiêm và chưa tiêm đủ 2 mũi. Dự kiến, Tx.Cửa Lò có khoảng 4.000 con em từ ngoại tỉnh và ngoại quốc về quê dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Vì vậy, các địa phương cần chủ động nắm bắt thông tin của đối tượng này để tăng cường giám sát; phát huy vai trò của tổ Covid cộng đồng trong nắm bắt thông tin di biến động dân cư tại địa phương.

Đồng chí Bí thư Thị ủy cũng đề nghị đối với các công dân từ nơi khác về cần tầm soát xét nghiệm 3 ngày/1 lần; các phường điều tra thống kê trên địa bàn danh sách những hộ gia đình đủ điều kiện cách ly, điều trị F0 tại nhà để có kế hoạch chủ động triển khai mô hình trạm y tế lưu động và các phương án phòng chống dịch; thị xã triển khai sớm việc thực hiện khai báo y tế bằng mã QR Code; tiến hành ký cam kết phòng, chống dịch COVID-19, nâng cao ý thức của người dân, tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-chum-ca-benh-phuc-tap-7-nguoi-trong-gia-dinh-nhiem-c...

Ca tử vong do COVID-19 ở TPHCM giảm xuống một con số

Theo số liệu được công bố từ Bộ Y tế vào chiều 16/1 cho thấy, trên địa bàn TPHCM có 289 trường hợp mắc mới COVID-19 và 15 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số liệu chi tiết về các trường hợp tử vong chỉ ghi nhận 9 ca trên địa bàn TPHCM, 6 ca còn lại là bệnh nhân được chuyển đến từ các tỉnh: Tiền Giang (2), Bình Dương (1), Đồng Tháp (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).

Số ca mắc mới, tử vong do COVID-19 tại TPHCM liên tiếp giảm sâu.

Số ca mắc mới, tử vong do COVID-19 tại TPHCM liên tiếp giảm sâu.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát vào giữa năm 2021 đến nay, số ca tử vong do COVID-19 gây ra giảm xuống mức một con số. Còn nhớ cao điểm nhất của tình trạng tử vong ở thành phố được ghi nhận vào ngày 23/8 với 340 người tử vong do COVID-19.

Cuộc chiến chống dịch COVID-19 tại TPHCM đã đạt được những thành quả khả quan. Hai tuần liên tiếp toàn thành phố đạt cấp độ 1 là "vùng xanh" trên bản đồ COVID-19. Hiện chỉ còn 3 quận, huyện ở cấp độ 2 (vùng vàng) là Quận 1, huyện Cần Giờ và Nhà Bè. Ở cấp phường, xã, có 60/312 đơn vị ở cấp độ 2, còn lại cấp độ 1; 38 phường, xã giảm cấp độ, 18 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, sự xuất hiện của biến chủng Omicron đang là mối đe dọa mới đối với TPHCM nói riêng và cả nước nói chung. Tuần qua, thành phố đã phát hiện thêm 18 trường hợp nhập cảnh nhiễm biến chủng Omicron. Tổng số bệnh nhân nhiễm biến chủng mới được ghi nhận trên địa bàn lên 30 trường hợp, tất cả đều là người nhập cảnh.

Để chủ động ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, thành phố đang tiến hành xét nghiệm chủ động tất cả các trường hợp nhập cảnh, giải mã trình tự gen đối với những ca phát hiện dương tính.

Nguồn: https://tienphong.vn/ca-tu-vong-do-covid-19-o-tphcm-giam-xuong-mot-con-so-post1410058.t...

Một số tỉnh thành điều chỉnh hình thức dạy học theo mức độ dịch COVID-19

Theo đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất, Hà Nội hiện có 7 quận ở cấp độ 3 về COVID-19. Ở cấp độ xã, phường, thị trấn, theo đánh giá, trong vòng 14 ngày trở lại đây, có 158 xã, phường ghi nhận nhiều ca bệnh trong cộng đồng, ở cấp độ 3 - màu cam - nguy cơ cao.

Để bảo đảm an toàn sức khỏe cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên theo phương châm "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19", Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các phòng GD&ĐT, các trường THPT và các trung tâm GDNN-GDTX báo cáo UBND quận, huyện, thị xã xin ý kiến chỉ đạo và thông báo đến các trường THCS, THPT, trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến kể từ 17/1/2022.

Hà Nội có 7 quận, huyện ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch COVID-19 sẽ cho học sinh lớp 9, lớp 12 học trực tuyến.

Hà Nội có 7 quận, huyện ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch COVID-19 sẽ cho học sinh lớp 9, lớp 12 học trực tuyến.

Đối với các địa bàn xã, phường, thị trấn có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 thì cho học sinh lớp 12 trở lại trường học trực tiếp. Tương tự, đối với 18 huyện, thị xã, nếu có mức độ dịch cấp độ 1, cấp độ 2 thì cho học sinh lớp 9 đến trường học trực tiếp.

Như vậy, bắt đầu từ hôm nay, 7 quận, huyện ở cấp độ 3 trong phòng, chống dịch COVID-19 là: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Ba Đình, Gia Lâm, Hoàng Mai, Long Biên sẽ cho học sinh lớp 9, lớp 12 học trực tuyến. Quận Hoàn Kiếm chuyển từ cấp độ 3 trở về cấp độ 2, do vậy học sinh lớp 12 thuộc quận này sẽ chuyển từ học trực tuyến sang trực tiếp.

Mới đây, tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các Sở GD&ĐT trong cụm thi đua số 1 do Bộ GD&ĐT tổ chức, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, theo tình hình dịch như hiện nay, Sở GD&ĐT đang xây dựng lộ trình, các phương án để báo cáo TP chỉ khi nào đảm bảo an toàn cho học sinh mới cho các khối lớp khác đi học. Dự kiến, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, Sở GDĐT Hà Nội sẽ đề xuất TP cho học sinh lớp 7-12 đi học 100% tại 30 quận, huyện, thị xã.

Học sinh lớp 9 và lớp 12 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đi học trực tiếp từ hôm nay, 17/1. Đối với các khối lớp còn lại, UBND tỉnh Tây Ninh giao Sở GD&ĐT phối hợp với đơn vị liên quan và địa phương tham mưu UBND tỉnh mở rộng dạy học trực tiếp từ sau Tết Nguyên đán năm 2022.

Tại Đồng Tháp, học sinh lớp 9 và 12 bắt đầu học trực tiếp từ hôm nay. Đối với các khối lớp còn lại, nếu tình hình dịch bệnh COVID-19 sau Tết Nguyên đán 2022 ổn định sẽ bắt đầu học trực tiếp từ ngày 7/2.

TP. Cần Thơ cho học sinh THCS, THPT và học viên giáo dục thường xuyên học trực tiếp tại trường một buổi/ngày kết hợp học trực tuyến từ hôm nay. Sở GD&ĐT Cần Thơ cũng dự kiến lộ trình cho học sinh đến trường học trực tiếp như: Số lượng học sinh tới trường khoảng 70%, còn 30% các em không đi học trực tiếp. Trong quá trình dạy học trở lại là phải dạy học trực tiếp phối hợp trực tuyến.

Cụ thể, buổi sáng nhà trường thực hiện giảng dạy học trực tiếp phối hợp trực tuyến tại trường. Buổi chiều, dành từ 10 - 20% thời lượng trong chương trình để giảng dạy trực tuyến. Việc đưa ra lộ trình chi tiết sẽ giúp các trường quyết được nội dung dạy học trực tiếp, đồng thời bảo đảm được thời gian để hệ thống, ôn tập củng cố kiến thức cho học sinh.

Tại Trà Vinh, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả việc ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra cuối kỳ 1 năm học 2021-2022 cho học sinh trong tỉnh Trà Vinh, từ ngày 13-26/1, học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh sẽ đến trường học trực tiếp, học sinh tiểu học đến trường học trực tiếp từ ngày 17-26/1. Từ ngày 27/12/2021, tỉnh đã thí điểm cho học sinh khối lớp 9 và 12 ở các xã, phường, thị trấn đang ở cấp độ dịch 1 và 2 học trực tiếp. Đến ngày 5/1/2022, các trường ở cấp độ dịch 1 và 2 trên địa bàn tỉnh tiếp tục đón học sinh các khối lớp 7, 8, 10, 11 quay trở lại trường học trực tiếp.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/mot-so-tinh-thanh-dieu-chinh-hinh-thuc-day-hoc-tuy-muc-do-dic...

Nóng: TPHCM đề xuất trẻ mầm non đến lớp 6 đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán

Ngày 17/1, theo thông tin từ Sở GD&ĐT- TPHCM, Giám đốc Sở ông Nguyễn Văn Hiếu vừa ký tờ trình gửi UBND TP về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

TPHCM đề xuất trẻ mầm non đến lớp 6 đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán.

TPHCM đề xuất trẻ mầm non đến lớp 6 đi học trực tiếp sau Tết Nguyên đán.

Theo đó, căn cứ vào đặc điểm tình hình dịch bệnh hiện nay của thành phố và sự thống nhất của Sở Y tế, Sở GD&ĐT TPHCM đề xuất lộ trình tổ chức học tập trực tiếp giai đoạn tiếp theo như sau:

Từ ngày 7/2/2022 (sau tết Nguyên đán): Tổ chức học tập trực tiếp đối với bậc học mầm non và các khối lớp từ 1 đến 6 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc trẻ.

Từ ngày 10 đến 13/2/2022: Cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh trẻ, học sinh để triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, tổ chức cho học sinh học trực tiếp tại trường. Tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch trong trường học.

Từ ngày 14/2/2022: Tổ chức đưa trẻ mầm non, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 đến trường, sinh hoạt và hướng dẫn công tác an toàn cho học sinh khi trở lại trường, học tập trực tiếp.

Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của thành phố Thủ Đức và các quận, huyện kiểm tra, thẩm định kế hoạch, phương án phòng chống dịch COVID-19 của các cơ sở giáo dục trước khi tổ chức học tập trực tiếp trở lại.

Trước khi tổ chức học tập trực tiếp, các cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh trẻ, học sinh triển khai các vấn đề lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường, chăm sóc sức khỏe học sinh. Tập huấn cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác phòng chống dịch COVID-19 trong nhà trường.

Nguồn: https://tienphong.vn/nong-tphcm-de-xuat-tre-mam-non-den-lop-6-di-hoc-truc-tiep-sau-tet-...

Thủ đoạn nâng giá kit xét nghiệm của Việt Á ở Bệnh viện Thủ Đức

Phong và Trân tại cơ quan Công an.

Phong và Trân tại cơ quan Công an.

Qua điều tra ban đầu, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM xác định, từ tháng 2/2021 đến tháng 9/2021, Bệnh viện TP Thủ Đức đã mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á sản xuất thông qua Công ty TNHH Thiết kế Xây dựng và dịch vụ Nam Phong (còn gọi là Công ty Nam Phong, do Phạm Vũ Phong làm giám đốc) với tổng số tiền gần 39 tỷ đồng (đơn giá 470.000 - 509.250 đồng/kit) theo 1 gói thầu với hình thức chào hàng cạnh tranh và 37 gói thầu với hình thức mua sắm chỉ định thầu rút gọn.

Việc Bệnh viện TP Thủ Đức mua kit xét nghiệm thông qua Công ty Nam Phong là theo chỉ định của Công ty Việt Á với mục đích là nâng giá trước khi bán vào Bệnh viện TP Thủ Đức. Công ty Nam Phong được chiết khấu từ 30 đến 40% (tương đương gần 11 tỷ đồng).

Để hợp thức hóa cho hồ sơ chỉ định thầu, Bệnh viện TP Thủ Đức yêu cầu và hướng dẫn Công ty Nam Phong làm 3 bảng báo giá gồm: báo giá của Công ty Nam Phong theo giá của Công ty Việt Á và bảng báo giá của 2 công ty còn lại là Công ty GENE (Công ty của bạn Phong) và Công ty NP-SG (công ty do Phạm Vũ Phong thành lập và nhờ em gái Phong đứng tên) có giá cao hơn đơn giá của Công ty Nam Phong.

Sau đó, Bệnh viện TP Thủ Đức hợp thức hóa thủ tục chỉ định thầu cho Công ty Nam Phong. Việc Công ty Nam Phong nâng giá bán kit xét nghiệm do Công ty Việt Á sản xuất cho Bệnh viện TP Thủ Đức để hưởng chênh lệch hoa hồng gây thiệt hại cho Bệnh viện TP Thủ Đức và cũng là tài sản Nhà nước gần 11 tỷ đồng. Tại Cơ quan điều tra, Phong và Trương Thị Bảo Trân - nhân viên Bệnh viện TP Thủ Đức thừa nhận toàn bộ hành vi sai phạm.

Từ những tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” xảy ra tại Công ty Việt Á, Bệnh viện TP Thủ Đức, Công ty Nam Phong.

Đồng thời, tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Phạm Vũ Phong - Giám đốc Công ty Nam Phong về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, "Đưa hối lộ” và khởi tố Trương Thị Bảo Trân - nhân viên Bệnh viện TP Thủ Đức về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, “nhận hối lộ”. Cơ quan điều tra cũng áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trân do đối tượng đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi và đã nộp toàn bộ số tiền nhận hối lộ để khắc phục hậu quả.

Theo Công an TPHCM, việc phát hiện, khởi tố vụ án và các bị can nêu trên thể hiện sự quyết tâm, quyết liệt trong việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ Công an, Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh trong việc điều tra, xử lý các vi phạm liên quan đến Công ty Việt Á. Đồng thời, thể hiện sự khẩn trương, tích cực, kịp thời đối với chuỗi các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Việt Á và các tổ chức, cá nhân liên quan trong sản xuất, kinh doanh kit xét nghiệm COVID-19, góp phần xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 để trục lợi, giải tỏa bức xúc trong dư luận.

Nguồn: https://tienphong.vn/thu-doan-nang-gia-kit-xet-nghiem-cua-viet-a-o-benh-vien-thu-duc-po...

Chủ tịch TP.Móng Cái lý giải việc căng dây quanh nhà dân từ chối tiêm vắc xin

Sáng 17/1, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái (Quảng Ninh) Hồ Quang Huy cho biết, chính quyền địa phương chỉ căng dây cảnh báo nhà dân đối với những trường hợp người già trên 80 tuổi, có bệnh lý nền chưa được tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 nào.

Theo ông Huy, trên địa bàn thành phố còn hơn 100 cụ già trên 80 tuổi không di chuyển được, có bệnh lý nền, chưa được tiêm vắc xin. Những người già như này nếu mà nhiễm bất kỳ biến chủng nào của SARS-CoV-2 thì nguy cơ tử vong rất cao.

“Việc căng dây không cản trở các cụ đi lại, những người già này vốn dĩ nằm trên giường hoặc không đi ra khỏi nhà được. Chúng tôi căng dây như vậy là để cảnh báo đối với các con, các cháu của những người già hãy có trách nhiệm với bản thân, thương ông bà, cha mẹ hãy đưa cụ đi tiêm vắc xin”, ông Huy nói.

Lực lượng chức năng căng dây phong toả nhà có người đủ điều kiện nhưng không tiêm vắc xin. Ảnh: NLĐ

Lực lượng chức năng căng dây phong toả nhà có người đủ điều kiện nhưng không tiêm vắc xin. Ảnh: NLĐ

Chủ tịch UBND TP.Móng Cái cũng cho biết thêm, có nhiều trường hợp con cháu của những người già đi ở khắp nơi về nhà không xét nghiệm COVID-19 lại vào gặp, trò chuyện với các cụ dẫn đến dễ lây nhiễm bệnh cho người cao tuổi.

“Con cháu thương ông bà, bố mẹ thì phải bảo vệ cho người thân của mình, giờ phổi của các cụ gần trắng rồi mà nhiễm bệnh nữa thì khó tồn tại. Mấy hôm nay tôi rất buồn, chính quyền cũng động viên, truyên truyền nhiều rồi, mục đích chính chỉ để bảo vệ người cao tuổi”, ông Huy cho hay.

Ông Huy cho biết, bản thân ông cũng xuống trực tiếp từng nhà động viên các cụ già đi tiêm phòng vắc xin COVID-19. Có nhiều cụ 101 tuổi, 103 tuổi còn quyết tâm đi tiêm vắc xin để được ăn Tết vui vẻ bên con cháu.

Chủ tịch UBND thành phố Móng Cái cũng lo ngại 15 ngày nữa dịch COVID-19 sẽ bùng phát, đỉnh dịch sẽ ở dịp Tết. Nếu các cụ già không được tiêm vắc xin lúc này, sợ khi con cháu ở miền Nam, miền Trung và miền Bắc về quê ăn Tết lại truyền bệnh cho các cụ.

“Cách tốt nhất để bảo vệ cho các cụ là tiêm vắc xin. Tiêm vắc xin cho các cụ không phải bác sĩ đến tận nhà tiêm là được mà phải đưa các cụ đến bệnh viện để theo dõi sau tiêm và hồi sức cấp cứu kịp thời.

Tôi mong muốn mọi người nhìn vào bản chất của vấn đề, việc căng dây không làm cản trở đi lại của người dân”, ông Huy chia sẻ.

Ông Huy cũng thông tin thêm, hai công dân ở xã Vĩnh Trung đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhưng từ chối tiêm sau khi bị căng dây họ đã đồng ý tiêm ngay nên chính quyền địa phương đã dỡ dây căng ngay lúc đó.

Theo ông Huy, hai trường hợp này có nhiều lý do như đi viện, dị ứng, không muốn tiêm nhưng sau khi chính quyền căng dây, nhắc nhở họ đã đồng ý tiêm vắc xin luôn. Còn một lý do khiến thanh niên trẻ không tiêm vắc xin là do đợt này là kỳ nghĩa vụ quân sự, họ nghĩ rằng không tiêm sẽ trốn được đi nghĩa vụ.

“Tôi với vai trò đại diện cho chính quyền làm điều gì đó cho dân, dù dân có ghét, chửi tôi thì sau 1 tháng, 1 năm hoặc 10 năm dân sẽ hiểu. Tôi tin rằng chỉ sau Tết này, rất gần thôi mọi người sẽ hiểu việc chính quyền làm”, ông Huy cho biết.

Trước đó, công dân P.T.V., trú tại thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã từ chối tiêm chủng vắc xin COVID-19 mặc dù đủ điều kiện tiêm.

Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 xã Hải Sơn đã tiến hành căng dây cảnh báo, đồng thời, yêu cầu công dân P.T.V. ký cam kết với UBND xã về việc không thực hiện tiêm chủng, nêu rõ lý do và cam kết chịu mọi chi phí liên quan xét nghiệm, điều trị COVID-19 và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Ngoài ra, hai công dân Đ.V.Đ. (SN 1982) và công dân Đ.V.C. (SN 1972), đều trú tại thôn 2, xã Vĩnh Trung cũng từ chối tiêm. Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 xã Vĩnh Trung đã căng dây và yêu cầu trường 2 trường hợp ký cam kết về việc đủ điều kiện nhưng từ chối thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo đúng quy định.

Nguồn: http://danviet.vn/chu-tich-tpmong-cai-ly-giai-viec-cang-day-quanh-nha-dan-tu-choi-tiem-...

Một số địa phương cách ly chưa phù hợp: Bộ Y tế đề nghị chấn chỉnh

Theo Bộ Y tế, gần đây các phương tiện truyền thông liên tục có phản ánh về việc một số địa phương áp dụng biện pháp quản lý, cách ly chưa phù hợp hay việc trạm y tế tự ý thu tiền xét nghiệm khi đến tiêm vắc-xin.

Vì thế, nhằm thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần Nghị quyết số 128 và các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về các biện pháp phòng chống dịch, việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc điều tra để làm rõ nội dung thông tin báo nêu. Nếu có vi phạm yêu cầu xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật hoặc chuyển ngay hồ sơ đến cơ quan công an để xem xét, xử lý.

Gia đình nhà chị Ly bị khóa trái cửa. Ảnh: PLO

Gia đình nhà chị Ly bị khóa trái cửa. Ảnh: PLO

Đồng thời, các địa phương cũng cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo đúng quy định. Bộ cũng lưu ý kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch không phù hợp, kiên quyết không để xảy ra các hành vi vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Theo Bộ Y tế trung bình 7 ngày qua, cả nước ghi nhận hơn 11.000 ca mắc/ngày trong cộng đồng và khoảng 200 ca tử vong/ngày. Thời gian tới, các địa phương cần tiếp tục tăng cường các biện pháp giám sát phòng chống dịch, nhất là thực hiện nghiêm công tác giám sát tại các điểm nhập cảnh để kịp thời phát hiện các trường hợp nhiễm biến chủng mới của virus; đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng và tổ chức tiêm vét vắc-xin, đảm bảo thuốc và oxy y tế, chăm sóc, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2 sớm, ngay tại cơ sở.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đặc biệt là sắp đến Tết Nguyên đán, một số địa phương ban hành thêm các quy định để kiểm soát người đến từ vùng cam, vùng đỏ.

Nguồn: http://danviet.vn/mot-so-dia-phuong-cach-ly-chua-phu-hop-bo-y-te-de-nghi-chan-chinh-502...

Thanh tra việc mua sắm thuốc, thiết bị tại Sở Y tế Hậu Giang

Trưa 17-1, ông Đồng Hoàng Dũng, Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Hậu Giang cho biết sáng cùng ngày, UBND tỉnh đã công bố Quyết định thanh tra tại Sở Y tế tỉnh.

Theo Quyết định thanh tra số 82, ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong công tác đấu thầu mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế đối với Sở Y tế và các đơn vị, tổ chức có liên quan.

Sáng 17-1, UBND tỉnh Hậu Giang đã công bố Quyết định thanh tra tại Sở Y tế tỉnh này. Ảnh: CHÂU ANH

Sáng 17-1, UBND tỉnh Hậu Giang đã công bố Quyết định thanh tra tại Sở Y tế tỉnh này. Ảnh: CHÂU ANH

Đoàn do ông Tăng Minh Thêm, Phó Chánh Thanh tra tỉnh làm trưởng đoàn, thời gian thanh tra 45 ngày kể từ thời ngày công bố Quyết định, không kể ngày lễ, ngày nghỉ.

“Thời kỳ thanh tra bắt đầu từ thời điểm triển khai thực hiện từ lúc có chủ trương mua sắm đến thời điểm 31-12-2021. Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra sẽ kiểm tra, xác minh, làm rõ các nội dung có liên quan trước và sau thời điểm trên để mang tính liên tục, kế thừa” - Quyết định thanh tra của UBND tỉnh Hậu Giang nêu.

Người phát ngôn của UBND tỉnh Hậu Giang cũng cho biết bên cạnh Đoàn thanh tra do Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, UBKT Tỉnh ủy cũng đã công bố Quyết định kiểm tra công tác Đảng tại Đảng bộ Sở Y tế tỉnh.

Kiểm toán nhà nước khu vực 5 cũng đang khảo sát, tìm hiểu để tiến hành thanh tra tại Sở này.

“Đây là hoạt động thanh tra theo chỉ đạo của Trung ương. Hiện có ba đoàn thanh, kiểm tra công bố làm việc với Sở Y tế tỉnh, còn về thông tin có năm đoàn thì chưa biết hai đoàn còn lại là đơn vị nào” - ông Đồng Hoàng Dũng, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hậu Giang nói.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang tính từ đầu đợt dịch đến tối 16-1, Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 23.446 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 18.906 ca, hiện đang cách ly điều trị 3.056 ca tại nhà và 590 ca tại BV và các khu điều trị tuyến huyện.

Theo thông báo cấp độ dịch mới nhất, tất cả 75 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đều có dịch cấp độ 3 (nguy cơ cao). UBND tỉnh này cũng đã ban hành Công văn cho phép bán ăn uống tại chỗ, các hoạt động karaoke, spa, massage... được hoạt động trở lại, nhưng phục vụ số lượng khách không quá 50% công suất.

Nguồn: https://plo.vn/thoi-su/thanh-tra-viec-mua-sam-thuoc-thiet-bi-tai-so-y-te-hau-giang-1039...

Thanh niên mắc Covid-19 xông vào nhà 3 mẹ con nói em là cướp đây
Thiếu tiền, Đỗ Ngọc Tú mua con dao nhọn rồi xông vào nhà người dân đe doạ, cướp tài sản. Tú sau đó bị bắt và được phát hiện mắc Covid-19.

Tin tức 24h

K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19