COVID-19 2/2: Mùa xuân đặc biệt của những người từng ở nơi khốc liệt nhất vì bệnh nhân COVID-19

Bảo Anh. - Ngày 02/02/2022 12:10 PM (GMT+7)

Nơi khốc liệt nhất, mong manh nhất là lằn ranh sinh-tử của bệnh nhân COVID-19 nặng.

6 diễn biến

Mùa xuân đặc biệt của những người từng ở nơi khốc liệt nhất vì bệnh nhân COVID-19

Mọi cung bậc cảm xúc chảy trong huyết quản của người thầy thuốc là khát vọng giành giật sự sống cho người bệnh bằng tất cả trí lực, tình yêu thương và niềm tin mãnh liệt của mình. Mùa xuân Nhâm Dần này, với những "chiến sĩ áo trắng" từng trong môi trường ấy thật đặc biệt khi họ đã góp phần hồi sinh nhiều cuộc đời.

Buồn, vui theo bệnh nhân COVID-19

Trở thành một phần ký ức của điều dưỡng Nguyễn Mạnh Chung chính là những ngày "ác liệt" nhất trong ICU Bệnh viện Bạch Mai tại TP.Hồ Chí Minh. Khi dịch bệnh bùng phát, số bệnh nhân nguy kịch tăng nhanh anh đã xung phong vào Nam làm điều dưỡng trưởng Khu Hồi sức tích cực 1 (Trung tâm hồi sức COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM).

Điều dưỡng Chung sẻ chia: Triền miên nhiều ca trực, triền miên nhìn những con số trên máy thở chuyển động báo hiệu sự hồi phục tích cực cũng là điều các thầy thuốc mong mỏi nhất. Đó cũng là khoảnh khắc đôi tay hàng trăm người mặc áo blouse cũng rã rời. Ê kíp giải lao trong chớp nhoáng rồi lại bắt đầu hối hả đến với các ca bệnh chuyển nặng khác. Từ nước tiểu…của bệnh nhân được ân cần lau dọn tươm tất. Không ai nề hà bất cứ điều gì.

Dù trong khốc liệt, các y bác sĩ vẫn giữ vững tinh thần vì bệnh nhân COVID-19

Dù trong khốc liệt, các y bác sĩ vẫn giữ vững tinh thần vì bệnh nhân COVID-19

Với sự tàn khốc của dịch bệnh, dù gắng gượng đến "không được mệt" nhưng điều buồn nhất cũng đến với những người thường trực trong phòng cấp cứu đó là khi có bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi. Sự mất mát của mỗi thân phận đều như kim châm vào tim gan người thầy thuốc. Vậy nên, ngọn lửa khát vọng chinh phục dịch bệnh luôn được thắp lên, ai cũng không cho phép mình lơ đễnh dù có nhọc nhằn, áp lực...

Điều dưỡng Chung cũng như hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng khác đều mang một dòng sẻ chia rằng: Phút giây được nhìn thấy bệnh nhân hồi phục là niềm vui không gì đo đếm được.

Tranh thủ từng phú giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nặng

Tranh thủ từng phú giành giật sự sống cho bệnh nhân COVID-19 nặng

Dành những năm tháng đẹp nhất bám trụ trong các phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nặng ở tâm dịch TP.HCM những bác sĩ trẻ như Bùi Thị Kim Kha; Trường An…luôn xem bệnh nhân như cha, mẹ mình để làm tất cả mọi việc một cách tận tâm nhất. Mùa xuân Nhâm Dần này với họ ghi thêm một dấu mốc quan trọng khi giúp biết bao bệnh nhân từ "cửa tử" trở về.

Từ động viên, điều trị đến dìu đỡ, dỗ dành miếng ăn, giấc ngủ. Có bệnh nhân bị nặng, lâu ngày gần như nằm một chỗ. Có người tỉnh lại hay bứt rứt. Nhân viên y tế cùng các tình nguyện viên phải vỗ về, người bệnh hồi tỉnh thì đấm bóp khắp người. Cuộc chạy đua với sự chuyển biến của căn bệnh quái ác luôn hối hả. Nhưng rồi, ai cũng vững vàng niềm tin với sự tiến bộ của y học cùng các phác đồ điều trị của Bộ Y tế, danh sách bệnh nhân nặng hồi sinh ngày càng nhiều hơn.

Với BS Kha (bên trái) mùa xuân này thật đặc biệt khi đã giúp nhiều bệnh nhân COVID-19 hồi sinh

Với BS Kha (bên trái) mùa xuân này thật đặc biệt khi đã giúp nhiều bệnh nhân COVID-19 hồi sinh

Lật lại ký ức của mình, bác sĩ Trường An bộc bạch: Với y bác sĩ cấp cứu bệnh nhân COVID-19 nhiều đêm không thể chợp mắt. Những ngày nóng bỏng, số ca F0 mỗi ngày tăng liên tục. Những đoàn xe chở bệnh nhân nối đuôi nhau đến Bệnh viện dã chiến số 3 (tại Thủ Đức, nơi được điều trị cả bệnh nhân COVID-19 nặng). Tôi cùng đồng đội trong bộ đồ bảo hộ lao vào nhận bệnh nhân, vội vã bố trí chỗ ăn ở, nghỉ ngơi và thăm khám cho bệnh nhân. Những ca bệnh trở nặng cũng tăng dần theo số lượng bệnh nhân F0 nhập viện. Tôi giúp bệnh nhân thở o-xy và điều trị theo phác đồ. Sau ca trực dài 8 tiếng, rời khỏi bộ đồ bảo hộ là những bộ đồng phục nhân viên y tế ướt đẫm mồ hôi, những cơn khát vật vã do mất nước. Chúng tôi cùng đồng đội vừa nhìn lại những phòng bệnh vừa động viên nhau: Hãy cố lên vì người bệnh. Mình cùng nhau đừng mệt nhé. Cứ thế, chúng tôi giữ chặt niềm tin chiến thắng mọi hoàn cảnh.

Sự dốc sức của các thầy thuốc như bác sĩ An, Kha…được đáp lại bằng những "chùm quả ngọt" khi có gia đình nhiều thành viên bên "cửa tử" đã trở về cuộc sống bình thường trong mùa xuân Nhâm Dần này. Điển hình như gia đình bà Nguyễn Thị Gi (Quận 5).

Hơn nửa năm lăn lộn trong các phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19, những ngày cuối cùng của năm 2021, BSCKI Lý Quốc Công (Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM) thổ lộ: Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải vững niềm tin. Có thời điểm, hàng chục bệnh nhân nặng trôi vào hôn mê, lẫn trong tiếng bước chân rầm rập của thầy thuốc chạy đua giành giật sự sống là tiếng máy thở…Dù còn một tia hy vọng nhỏ nhoi cũng không bỏ cuộc. Cực nhọc buồn thương là khi người bệnh kéo dài trong hôn mê, hạnh phúc là khi họ cai được máy thở. 

Nhịp sống, nhịp buồn vui của người bệnh như song hành cùng các thầy thuốc. Sau nhiều tháng triền miên cấp cứu ở TP.HCM chúng tôi lại tiếp tục về các tỉnh miền Tây vào những nơi khốc liệt nhất. Mái tóc có trắng thêm, thời gian về thăm nhà ít đi nhưng bệnh nhân được cứu sống ngày càng nhiều hơn đó mới là điều vô giá với mỗi y bác sĩ. Ai cũng mong mỏi, khát vọng…các ICU ngày càng ít người, đông đảo bệnh nhân nặng được quay về đời sống bình thường, đón Tết Nhâm Dần thật ấm áp.

Với BS Trường An, mùa xuân này cũng đặc biệt khi có cả một khoảng tuổi trẻ gắn với việc cấp cứu bệnh nhân COVID-19

Với BS Trường An, mùa xuân này cũng đặc biệt khi có cả một khoảng tuổi trẻ gắn với việc cấp cứu bệnh nhân COVID-19

Mọi thầy thuốc làm việc trong các ICU, các phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19 đều đối diện với cường độ làm việc rất cao trong môi trường mà khả năng bị phơi nhiễm luôn hiện hữu. Thế nhưng tình đoàn kết, thương yêu luôn tràn đầy. Nhiều đêm khuya, nỗi nhớ nhà hay những lúc bệnh nhân nguy kịch tăng, các thầy thuốc lại động viên nhau, mỗi ngày y bác sĩ cũng như tình nguyện viên và bệnh nhân hãy xích lại gần nhau hơn, như một gia đình đặc biệt.

Những "sắp giấy hạnh phúc" với bệnh nhân COVID-19 ngày càng nhiều lên

Đối ngược với những sắp giấy xuất viện dành cho bệnh nhân COVID-19 nguy kịch ngày càng dày lên là những sắp giấy báo tử ít lại.

Và, đó chính là minh chứng sinh động cho thấy dù nguy kịch vẫn được chữa khỏi dưới phác đồ điều trị hiệu quả và các chỉ đạo sát sao của Bộ Y tế.

Lăn lộn qua nhiều phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19, BS Lý Quốc Công ước vọng từ mùa xuân Nhân Dầm này sẽ giảm mạnh bệnh nhân COVID-19

Lăn lộn qua nhiều phòng cấp cứu bệnh nhân COVID-19, BS Lý Quốc Công ước vọng từ mùa xuân Nhân Dầm này sẽ giảm mạnh bệnh nhân COVID-19

Là một trong những bệnh nhân nguy kịch được xuất viện đầu tiên ở Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM, anh P. Q. D bừng lên niềm hạnh phúc. Nhớ những ngày đối chọi với dịch bệnh, D sẻ chia rằng: Mùa xuân Nhâm Dần này với những người từ cõi chết trở về như chúng tôi mang rất nhiều xúc cảm đan xen. Sự sống này có được đều nhờ các y bác sĩ cả. Ngay cả tinh thần nỗ lực của bệnh nhân cũng một phần nhờ các thầy thuốc "thổi" vào. Các bệnh nhân khác không may vẫn phải điều trị trong nhưng ngày xuân thì hãy an tâm, lạc quan vào ngày chiến thắng dịch bệnh, ngày mới đang chờ đợi ở phía trước…

Mắc hàng loạt bệnh nền, gần một tháng trời được y bác sĩ chăm sóc, cứu chữa trong phòng cấp cứu cũng là những khoảnh khắc mãi không quên đối với anh B. P. L. Trở về trạng thái bình thường mới, anh L thổ lộ: Cứ ngỡ đã không thể nào qua khỏi. Cho đến khi được tận tay cầm tờ giấy xuất viện vẫn còn nghĩ mình đang mơ.

Trong số ngàn bệnh nhân nguy kịch được cứu sống trong các ICU ở TP.HCM không ít trường hợp đã ghi dấu các nỗ lực vượt bậc của ngành y tế. Đó là những bệnh nhân béo phì, người mang hàng chục bệnh nền, người suy kiệt sức khỏe…

Niềm vui của những bệnh nhân COVID-19 nặng từ cửa tử trở về

Niềm vui của những bệnh nhân COVID-19 nặng từ "cửa tử" trở về

Là người đã từng tham gia điều trị cho cô gái nặng 130 kg, BS Ngô Đức Hùng (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ: Cô gái đó mới 24 tuổi, bị tổn thương phổi rất nặng nề, nghiêm trọng. Các chức năng trong cơ thể đều suy giảm. Trong khi đó, phổi của bệnh nhân lại phải "gánh" khối lượng cơ thể "khủng". Mọi dự liệu cho thấy, bệnh nhân khó qua khỏi. Nhưng với sự nỗ lực, niềm tin của người bệnh và các y bác sĩ xuyên ngày đêm cứu chữa nên tình hình được cải thiện dần. Yếu tố tâm lý, niềm tin cũng là điều rất quan trọng.

Cũng như cô gái nặng 130kg, bị đái tháo đường, viêm gan sau mấy tuần trôi trong hôn mê, phải dùng máy thở, anh Nguyễn Văn T (quận 3) bừng thức niềm tin sự sống sẽ trở lại với mình. T bảo rằng: Nhờ có các y bác sĩ mà mùa xuân này tôi được quây quần bên người thân. Trước đây nghiện thuốc, rượu, khi mắc COVID-19 chuyển biến nặng, lá phổi gần như tê liệt. Lúc được hồi sức thấy đời sống này thật kỳ diệu, điều kỳ diệu đến từ các thầy thuốc. Vậy nên không có lý do gì để nhụt ý chí cả. Khi gượng dậy đi lại được tôi nói với các bệnh nhân khác hãy tự tin lên, đừng buông xuôi vì bên mình còn có các chiến sĩ áo trắng.

Đã 2 mùa xuân đi qua khi dịch bệnh ập đến, nhưng có lẽ mùa xuân này đặc biệt hơn cả với những y bác sĩ - những người "dìu" bệnh nhân bước ra từ "cửa tử" để đón một mùa xuân mới rộn ràng và tràn ngập ánh bình minh. 

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/mua-xuan-dac-biet-cua-nhung-nguoi-tung-o-noi-khoc-liet-nhat-v...

Nghệ An: Thần tốc truy vết, điều tra những người liên quan tới các trường hợp Covid-19

Sáng 2/2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An thông tin, trong 12 giờ qua (từ 18h ngày 1/2 đến 6h ngày 2/2), huyện Anh Sơn ghi nhận thêm 6 ca dương tính với Covid-19. Trong đó có 1 ca cộng đồng tại xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn.

Bệnh nhân B.T.Q., nữ, sinh năm 1966, địa chỉ: xóm Bãi Phủ, xã Đỉnh Sơn, huyện Anh Sơn. Ngày 1/2, bệnh nhân có triệu chứng ho, sổ mũi nên đến Trung tâm y tế huyện Anh Sơn test nhanh cho kết quả dương tính.

Nhân viên y tế test nhanh cho các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19 ở xã Đỉnh Sơn.

Nhân viên y tế test nhanh cho các trường hợp liên quan bệnh nhân Covid-19 ở xã Đỉnh Sơn.

Sau khi xuất hiện các ca F0 cộng đồng, mặc dù ngày mùng 1 Tết nhưng Trung tâm chỉ huy phòng chống dịch huyện Anh Sơn đã có mặt tại điểm nóng để chỉ đạo công tác dập dịch.

Bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Anh Sơn cho biết, mặc dù đầu năm mới nhưng trên địa bàn đã ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 mới. Trong đó, chiều 1/2, địa bàn ghi nhận tới 10 ca nhiễm, chủ yếu trên địa bàn xã Đỉnh Sơn và xã Hoa Sơn.

Giám đốc Trung tâm y tế huyện Anh Sơn yêu cầu các lực lượng tập trung, khẩn trương triển khai khu vực thu dung điều trị F0 tại nhà, nhanh chóng tiến hành truy vết, rà soát điều tra kỹ các đối tượng tiếp xúc có nguy cơ cao để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng.

“Đề nghị 2 xã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc khẩn trương vận động người dân tiêm chủng vắc-xin trong dịp tết và khống chế dịch trên địa bàn có hiệu quả để người dân vui Xuân đón tết một cách an toàn và hạnh phúc”, bà Hương nói.

Trước đó, nhân dịp Tết Nguyên đán, chiều 19/1, ông Dương Đình Chỉnh, Giám đốc Sở Y tế Nghệ An đã đến thăm, động viên, chúc tết đội ngũ cán bộ y tế và các bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Anh Sơn, khu thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19, trạm y tế Hoa Sơn và Thị trấn.

Giám đốc Sở Y tế đánh giá cao những cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm y tế Anh Sơn trong năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, công tác dự phòng, công tác dân số và phát triển, đã phát triển nhiều kỹ thuật mới, kỹ thuật cao. Đặc biệt đã ghi nhận tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của đội ngũ cán bộ, người lao động đã và đang tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19.

Giám đốc Sở y tế đề nghị Trung tâm y tế Anh Sơn tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác khám chữa bệnh, tổ chức tốt việc cấp cứu, dự trữ đủ thuốc, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu trong những ngày tết; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sẵn sàng mọi phương án nhằm đáp ứng yêu cầu khi có dịch bệnh xảy ra...

“Huy động tối đa nhân lực, thiết bị và thuốc men, tích cực chăm sóc bệnh nhân nhiệt tình, chu đáo để các bệnh nhân sớm bình phục trở về ăn tết cùng gia đình”, ông Chỉnh nói.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nghe-an-than-toc-truy-vet-dieu-tra-nhung-nguoi-lien-quan-cov...

Chuyện chưa kể của bác sĩ khu điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch

Nỗi niềm người thầy thuốc

Tốt nghiệp Khoa Y, Trường Đại học Võ Trường Toản, tỉnh Hậu Giang năm 2019, bác sĩ Trương Thị Thái Bình (SN 1995), trú tại Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) xin vào làm việc tại một bệnh viện tại Tp.HCM. Đến tháng 3/2020, khi dịch bệnh Covid-19 ở đây bắt đầu diễn biến phức tạp, nữ bác trẻ đã xung phong đi chống dịch trong khu cách ly mà không hề đắn đo, suy nghĩ.

Sau một thời gian gắn bó với thành phố phồn hoa, nhộn nhịp, bác sĩ Bình xin nghỉ việc để trở về quê Đắk Lắk tiếp tục sự nghiệp. Tại đây, chị xin vào làm việc theo diện học việc tại Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Đến đầu tháng 11/2021, chứng kiến nỗi ám ảnh, đau thương do đại dịch Covid-19 gây ra, bác sĩ Bình viết đơn tình nguyện vào khu điều trị bệnh nhân Covid-19 của bệnh viện – nơi chữa trị cho hầu hết các bệnh nhân nặng, nguy kịch.

Các y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tận tình chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Các y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tận tình chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Trò chuyện với Người Đưa Tin, bác sĩ Bình cho hay, sau 11 tháng học việc trong môi trường hồi sức tích cực, chị đã dần quen với tình huống xấu nhất khi điều trị cho các bệnh nhân trở nặng. Dẫu vậy, khi bắt tay vào việc tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19, nữ bác sĩ trẻ vẫn đối diện với không ít áp lực.

“Các bệnh nhân Covid-19 trong khu điều trị không chỉ chuyển biến nặng mà còn mắc rất nhiều bệnh lý nền. Điều đáng buồn là dù chúng tôi đã cố gắng hết sức có thể, nhưng vẫn phải chứng kiến nhiều bệnh nhân trẻ tuổi, thậm chí nhiều người trong một gia đình mắc Covid-19 tử vong.

Đau lòng hơn, có nhiều bệnh nhân sau khi vượt cạn, chưa được nhìn mặt đứa con đỏ hỏn của mình lần nào đã trút hơi thở cuối cùng. Tất cả những hình ảnh đó đã khiến tôi và các y bác sĩ không khỏi đau đớn, bất lực và bị stress nặng nề”, bác sĩ Bình ngậm ngùi.

Dù đã chuẩn bị tâm lý cho mọi tình huống, song việc thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 nặng khiến các y bác sĩ không khỏi lo sợ về nguy cơ lây nhiễm, trở thành F0 bất kỳ khi nào.

Thế nhưng, với sứ mệnh của một người thầy thuốc, nữ bác sĩ 9X đã cùng đồng nghiệp tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19 không cho phép mình bỏ cuộc hay dừng lại. Mỗi khi đối diện với cảm xúc bế tắc, mọi người sẽ ngồi lại trao đổi, động viên, hỗ trợ nhau cùng cố gắng, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ.

Song hành với nhiệm vụ chuyên môn, các y bác sĩ còn chăm sóc mọi sinh hoạt cá nhân cho các bệnh nhân Covid-19. Cứ như thế, thời gian làm việc trong buồng bệnh của bác sĩ Bình và đồng nghiệp nhiều khi kéo dài suốt 5-6 giờ đồng hồ mới được ra ngoài.

Vượt qua nhiều khó khăn, bác sĩ Trương Thị Thái Bình cùng các đồng nghiệp luôn dành những điều tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19.

Vượt qua nhiều khó khăn, bác sĩ Trương Thị Thái Bình cùng các đồng nghiệp luôn dành những điều tốt nhất cho bệnh nhân Covid-19.

“Quá trình chăm sóc, điều trị cho các bệnh nhân, chúng tôi phải theo dõi sát sao từng giường bệnh, nên thời gian làm việc dài hơn so với các khu vực khác. Đáng nói, khi mắc Covid-19 thì tinh thần của người bệnh rất xấu. Do đó, tôi và các đồng nghiệp phải dành thời gian để chăm sóc, động viên tinh thần và chỉ cho họ cách thở. Thế nên, nhiều hôm vào buồng bệnh từ sáng sớm, đến khi đói run tay, tôi ngước mắt nhìn đồng hồ thì đã 14h30 chiều”, bác sĩ Bình nhớ lại.

Để chiến thắng nỗi sợ hãi khi mắc Covid-19, theo bác sĩ Bình, ngoài những nỗ lực của các y bác sĩ thì nghị lực của người bệnh đóng vai trò rất quan trọng. “Các y bác sĩ chỉ có thể hỗ trợ cho bệnh nhân với những gì có thể bằng chuyên môn, còn lại phụ thuộc vào tâm lý và ý chí lạc quan của bệnh nhân. Đó chính là lý do mà chúng tôi phải dành nhiều thời gian để nói chuyện, động viên bệnh nhân”, bác sĩ Bình chia sẻ.

Ghi nhận những nỗ lực và sự hi sinh lớn lao của nữ bác sĩ trẻ Trương Thị Thái Bình, nhiều lần lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực và chống độc đã đề nghị làm đề xuất để bệnh viện ký hợp đồng nhằm đảm bảo thu nhập và các khoản trợ cấp, hỗ trợ. Thế nhưng, bác sĩ Bình đã từ chối. Giải thích về điều này, bác sĩ Bình cho hay: “Học việc tại khoa gần một năm nay, tôi luôn tự nhủ sẽ sẵn sàng cống hiến hết khả năng của mình cho bệnh nhân, xã hội. Tuy nhiên, tôi còn có những chí hướng, dự định cho riêng mình sau này, nên không muốn ràng buộc”.

Trăm bề thiếu thốn

Bác sĩ CKII Trịnh Hồng Nhựt, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, kiêm Trưởng đơn vị điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nhấn mạnh: “Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, số lượng bệnh nhân Covid-19 không giảm đi hoặc giảm không đáng kể, nhưng số lượng công việc tăng gần gấp đôi. Trước tình hình này, tôi cũng đã có ý kiến với Đảng ủy, Ban Giám đốc bệnh viện về việc phải tăng năng suất lao động lên bằng cách chi viện qua lại giữa các khoa, để làm sao thực hiện được “nhiệm vụ kép” vừa đảm bảo công tác điều trị chuyên môn cho các bệnh nhân bị bệnh lý nặng từ các bệnh viện tuyến dưới chuyển lên, vừa điều trị Covid-19 ở phân tầng 2 và phân tầng 3.

Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt nói về quá trình điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt nói về quá trình điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch.

Thế nhưng, vì phải đảm bảo “nhiệm vụ kép”, nên việc các khoa chia sẻ nhân lực cho trung tâm hồi sức cấp cứu bệnh nhân Covid-19 không được nhiều. Trong khi đó, nguồn điều trị ở phân tầng 2 và phân tầng 3, chủ yếu là bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch. Thực tế này khiến cho các y bác sĩ tại khu điều trị bệnh nhân Covid-19 gặp nhiều khó khăn và làm việc rất vất vả, phải trực 24/24”.

Trước tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực nói trên, bác sĩ Nhựt cho biết, nếu bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch tăng hơn nữa thì đặt ra nhiều vấn đề nan giải cho các y bác sĩ. Đáng nói, ngoài công việc chuyên môn, các y bác sĩ buộc phải chăm sóc toàn diện cho các bệnh nhân Covid-19 trong khu điều trị từ ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, thuốc men.

Chưa kể, họ còn chịu nhiều áp lực về việc thông tin cho người nhà bệnh nhân mỗi ngày. Khi bệnh nhân qua đời, các y bác sĩ làm việc trong khu điều trị Covid-19 phải trực tiếp tẩm liệm, tắm rửa, khử khuẩn, xử lý thi hài rồi mới bàn giao cho người nhà đưa về an táng. Điều này khiến cho lực lượng y tế không khỏi bị ám ảnh, sa sút tinh thần.

Thấu hiểu điều đó, bác sĩ Nhựt cùng lãnh đạo trong khoa và bệnh viện đã liên tục thăm hỏi, động viên tinh thần cho các y bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19. “Để làm việc được trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19, ngoài việc phải tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19 và không có bệnh lý nền, thì các y bác sĩ phải có tâm huyết và tình nguyện mới có thể vượt qua mọi khó khăn, áp lực”, bác sĩ Nhựt chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chia sẻ những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19.

Bác sĩ Nguyễn Đại Phong, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chia sẻ những khó khăn trong quá trình điều trị bệnh nhân Covid-19.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chuyen-chua-ke-cua-bac-si-khu-dieu-tri-benh-nhan-nang-nguy-k...

Những ngày dài xa chồng con của nữ cán bộ y tế để cùng người dân TP. Hồ Chí Minh đẩy lùi COVID-19

Tất cả vì những người bệnh

Sau hơn 3 tháng sát cánh cùng các "chiến sĩ áo trắng" thực hiện nhiệm vụ cứu chữa những bệnh nhân mắc COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Thanh Trà, Hộ sinh Trưởng, Khoa Phụ khoa Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) trở về quê trong sự hân hoan chào đón của người thân, bạn bè.

Sau hơn 3 tháng sát cánh cùng các “chiến sĩ áo trắng” tại TP. Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Thanh Trà cùng đồng nghiệp trở về quê trong sự chào đón của người thân, đồng nghiệp (ảnh: NVCC).

Sau hơn 3 tháng sát cánh cùng các “chiến sĩ áo trắng” tại TP. Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Thanh Trà cùng đồng nghiệp trở về quê trong sự chào đón của người thân, đồng nghiệp (ảnh: NVCC).

Gặp chị tại tư gia sau thời gian cách ly y tế theo quy định, PV Báo Sức khỏe & Đời sống được nghe chị chia sẻ về những kỷ niệm khó quên trong quãng thời gian đồng hành cùng "đồng đội" nỗ lực hết mình vì sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.

Với trách nhiệm của một người công tác trong lĩnh vực y tế cùng với đó là tình thương dành cho những người bệnh đang cần chị góp sức để giành giật sự sống, chị Trà cùng nhiều đồng nghiệp đã nhanh chóng gửi những lá đơn với nội dung tình nguyện vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch cứu người.

Khi hay tin chị Trà sẽ vào miền Nam thực hiện nhiệm vụ tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 trực thuộc Bệnh viện Trung ương Huế tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, biết không thể ngăn cản vì chị đã quyết tâm đi để giúp đỡ đồng đội và người bệnh, người thân và bạn bè đã gửi những lời dặn dò và động viên. Sau khi thu xếp việc gia đình và bàn giao lại công việc ở cơ quan, chị cùng những đồng nghiệp lên đường thực hiện nhiệm vụ cao cả.

Chị Trà hỏi han, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Chị Trà hỏi han, chăm sóc bệnh nhân COVID-19.

Bước vào vùng tâm dịch với những sự bỡ ngỡ, lo lắng ban đầu, chị Trà luôn tự động viên bản thân và tâm tự cùng đồng nghiệp để có được tâm lý vững vàng, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong quãng thời gian đó, chị tiếp xúc với nhiều cán bộ y tế, tình nguyện viên, bệnh nhân..., thấy được câu chuyện và hiểu sự hy sinh, cống hiến và mất mát mà nguyên do là vì đại dịch COVID-19.

Khi được hỏi về những vất vả trong thời gian tham gia chống dịch, chị Trà không kể quá nhiều vì chị nghĩ chắc hẳn mọi người đã chấp nhận vào "tâm dịch" đều vất vả và nỗ lực rất nhiều.

Những kỷ niệm mà chị có được trong thời gian đó với chị Trà luôn đáng nhớ, nhưng chị vẫn ám ảnh với hình ảnh một bệnh nhân nhỏ tuổi có triệu chứng nhẹ hồn nhiên hỏi chị "Các cô chú có thể cố gắng hơn để cứu ba cháu được không?". Câu hỏi của đứa nhỏ làm tim chị như thắt lại bởi chị biết toàn bộ lực lượng chống dịch đã nỗ lực hết mình để cứu chữa cho người ba của cháu. Nhưng với những biến chứng nặng người ba ấy đành phải xa đứa con nhỏ mãi mãi. Nước mắt chị lén chảy xuống khi nghĩ về những đứa con ở quê nhà và những điều "chẳng may" đến với mình thì các con sẽ buồn biết bao nhiêu.

Để xua đi những căng thẳng sau thời gian dài làm nhiệm vụ, chị Trà rủ đồng nghiệp chụp hình làm kỷ niệm.

Để xua đi những căng thẳng sau thời gian dài làm nhiệm vụ, chị Trà rủ đồng nghiệp chụp hình làm kỷ niệm.

"Nhìn đứa nhỏ hồn nhiên cầu xin sự giúp đỡ cho ba mình, tôi thấy thương vô cùng. Nước mắt cứ rơi vậy dù cố không khóc vì cũng làm ba mẹ, mình hiểu được các con sẽ rất buồn khi mất đi người thân. Cố nén không khóc mình mới động viên, chia sẻ để cháu không vì sự ra đi của ba mà bị khủng hoảng tâm lý, tiếp tục có động lực để chiến thắng COVID-19", chị Trà tâm sự.

Tiếp đó là câu chuyện về cặp vợ chồng không có cơ hội nói lời vĩnh biệt dù khoảng cách về không gian đã là rất gần. Hình ảnh người đàn ông phải đứng từ xa nhìn người vợ dưới lớp vải trắng lãnh lẽo, đau đớn khi vợ đã rời xa mình mãi mãi trong hoàn cảnh quá trớ trêu.

Nén những đau thương và suy nghĩ tiêu cực, với trách nhiệm là điều phối viên, chị Trà phải tận tình giải thích, động viên và chia sẻ cùng những bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, để sự đau thương mất mát không đánh gục họ.

"Khi chứng kiến những câu chuyện đó mình cảm thấy rất buồn, dù biết mọi người đã nỗ lực hết mình nhưng luôn mong có những điều diệu kì xảy ra. Tiếng máy móc kêu từng nhịp như giục giã mình và đồng nghiệp phải nhanh chóng hơn làm mọi điều để mạng sống của bệnh nhân được đảm bảo", chị Trà chia sẻ.

Chứng kiến những câu chuyện trong đại dịch, không nỡ rời tâm dịch khi tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khi những "đồng đội" đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trở về trong sự chào đón của mọi người thì chị Trà cùng một số đồng nghiệp vẫn xin ở lại cùng TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp đỡ nhiều hơn lực lượng chống dịch và bệnh nhân.

Trở lại đơn vị sau chuỗi ngày dài vắng mặt, Trưởng Hộ sinh Thanh Trà nhận được sự chào đón nồng nhiệt.

Trở lại đơn vị sau chuỗi ngày dài vắng mặt, Trưởng Hộ sinh Thanh Trà nhận được sự chào đón nồng nhiệt.

"Tôi cùng đồng nghiệp tiếp tục ở lại là vì tình yêu thương dành cho những bệnh nhân. Tuy có khó khăn nhưng với sự động viên từ người thân và bạn bè thì lại có thêm động lực để cố gắng. Mong rằng dịch bệnh sẽ sớm qua đi để chúng tôi lại được về bên người thân", chị Trà cho biết.

Nén lòng dặn con tự chăm sóc bản thân và nỗi lo lắng từ tâm dịch

Khi lên đường vào TP. Hồ Chí Minh chống dịch, chị Trà không chỉ lo lắng về sự nguy hiểm của dịch bệnh mà còn lo lắng cho 2 đứa con khi mẹ vào Nam chống dịch còn ba thường xuyên vắng nhà để thực hiện nhiệm vụ của người lính biên phòng.

"Cháu đầu năm nay học lớp 11 còn cháu sau học lớp 9. Cả hai đang trong độ tuổi nhạy cảm cần có ba mẹ ở bên chăm sóc, bảo ban và định hướng để hoàn thiện tư duy và nhân cách. Nhưng vì trách nhiệm với công việc và tình thương dành cho đồng bào nên phải nén lòng dặn các con phải chăm ngoan, tự bảo ban, chăm sóc nhau trong thời gian mẹ vắng nhà", chị Trà chia sẻ.

Ước mơ cùng gia đình sum vầy đã được thực hiện sau chuỗi ngày dài vào Nam chống dịch.

Ước mơ cùng gia đình sum vầy đã được thực hiện sau chuỗi ngày dài vào Nam chống dịch.

Có những lần trong những cuộc gọi từ tâm dịch, chị Trà cảm thấy buồn và lo lắng bởi vì con có những suy nghĩ chưa phù hợp. Khi đó, chị phải dành ra thời gian nghỉ ngơi quý giá để tâm sự và định hướng cho con. Khi các con đã có cách nhìn nhận và hướng xử lý đúng chị lại kể cho các con nghe những câu chuyện về bệnh nhân mắc COVID-19, những "đồng đội" đang cùng mẹ chống dịch. Chị mong muốn các con hiểu được lý do mẹ phải tạm xa các con để tình nguyện vào tâm dịch TP. Hồ Chí Minh chống dịch.

Khi hiểu được những vất vả và sự đóng góp của mẹ, cháu Nguyễn Thùy Trinh (con gái chị Trà) lại thương mẹ, gửi lời động viên và hứa sẽ cùng em trai cố gắng hơn không để ba mẹ lo lắng: "Có những lúc cần mẹ để tâm sự và xin lời khuyên trước khi quyết định nhưng mẹ đang ở miền Nam chống dịch nên em thấy buồn. Nhưng mẹ thường xuyên có những cuộc gọi dài để tâm sự, em hiểu được mẹ và ba đang vất vả vì nhiệm vụ nên thương ba mẹ hơn và quyết không để ba mẹ lo lắng".

Anh Nguyễn Ngọc Triều (chồng chị Trà) với trách nhiệm của một quân nhân cũng luôn dành hết thời gian rảnh để về nhà chăm sóc, bảo ban con cái, giúp vợ an tâm chống dịch. Việc người thân, xóm giềng hỗ trợ quan tâm chăm sóc hai con cũng giúp chị Trà an tâm hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại tâm dịch.

"Ở tâm dịch cũng thương chồng lắm, hết mình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị khi rảnh rỗi lại dành hết cho việc chăm sóc con. Cũng vì ở xa không thể luôn tâm sự chia sẻ cùng con nên mình đã nhờ cô giáo chỉ bảo, định hướng cho con, bởi cô đúng nghĩa là "người mẹ thứ hai" của con mình", chị Trà cho biết.

Giờ đây, sau những tháng ngày cùng TP. Hồ Chí Minh vượt khó, chị Trà trở về quê sum vầy và chia sẻ cùng chồng, con những kỷ niệm. Nhiệm vụ với cộng đồng và lương tâm dường như đã được thực hiện nhưng chị sẽ vẫn tiếp tục "xông pha" vào mọi điểm nóng.

Nguồn: https://giadinh.net.vn/nhung-ngay-dai-xa-chong-con-cua-nu-can-bo-y-te-de-cung-nguoi-dan...

Khánh Hòa: Mùng 1 Tết, 189 bệnh nhân COVID-19 khỏi, người đi tắm biển đông đúc

Từ 17 giờ ngày 31/01/2022 đến hết ngày 01/2, toàn tỉnh Khánh Hòa ghi nhận 42 ca mắc COVID-19 mới.

Cụ thể, tại Nha Trang 9 ca, Ninh Hòa 10 ca, Vạn Ninh 7 ca, Diên Khánh 4 ca, Cam Ranh 7 ca, Khánh Vĩnh 3 ca, Khánh Sơn 2 ca. Trong số này có 7 ca ghi nhận trong cộng đồng, 35 ca cách ly tại nhà.

Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến hết mùng 1 Tết Nhâm Dần), tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là 62.452 ca.

Trong đó có 60.949 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Ba khu vực ghi nhận số mắc cao ở Khánh Hòa đó là: TP.Nha Trang với 34.081 ca, Ninh Hòa với 9.087 ca, Diên Khánh với 6.820 ca.

Đến hết 01/2, tổng số bệnh nhân COVID-19 ở Khánh Hòa đã tử vong là 284 trường hợp. Số bệnh nhân hiện đang điều trị là 1.479 người.

Việc tiến hành tiêm vaccine COVID-19 nhanh chóng được xem là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng, chống COVID-19 ở Khánh Hòa. Tính đến 23 giờ ngày 31/01, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 2.622.557 liều, trong đó mũi 1 là 1.088.640 liều, mũi 2 là 1.075.767 liều, mũi 3 là 665.353 liều. Trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm mũi 1 là 114.430 em; mũi 2 là 108.694 em (tỷ lệ 95,12%).

Việc tiêm vaccine COVID-19 ở Khánh Hòa diễn ra an toàn

Việc tiêm vaccine COVID-19 ở Khánh Hòa diễn ra an toàn

Những ngày cận Tết Nhâm Dần, Khánh Hòa cũng đã công bố thay đổi cấp độ dịch COVID-19 ở tỉnh này là cấp độ 1: Nguy cơ thấp với COVID-19 (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

Vì triển khai sớm thích ứng an toàn nên ghi nhận trong ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần tại Khánh Hòa cho thấy hầu hết các bãi biển/bãi tắm/điểm du lịch chính của địa phương đông đúc người dân và du khách đến. Nhiều quán bán đồ ăn nhanh cũng được dựng tạm ngay trên một số công viên biển để phục vụ nhu cầu của người dân.

Một người đi tắm biển cho biết: Sự náo nhiệt này cho cảm giác như đã trở về với trạng thái bình thường mới. Suốt ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần, các bãi tắm đẹp đều thu hút đông người vì ai cũng mong muốn ngày đầu tiên của năm mới tắm để cả năm được mát mẻ, hanh thông. Tuy nhiên một số người kể cả người nước ngoài khi đi dạo ở công viên nên đeo khẩu trang.

Hình ảnh ghi nhận người dân đổ về các bãi tắm ở Khánh Hòa ngay trong ngày 1 Tết Nhâm Dần:

Các bãi biển chính ở trung tâm Nha Trang (Khánh Hòa) đông đúc người đến trong ngày mùng 1 Tết

Các bãi biển chính ở trung tâm Nha Trang (Khánh Hòa) đông đúc người đến trong ngày mùng 1 Tết

Các bãi biển ở phía Bắc Nha Trang (Khánh Hòa) cũng đông khách tắm và hàng loạt quán tạm phục vụ ăn nhanh bày ra ngay ở các công viên biển

Các bãi biển ở phía Bắc Nha Trang (Khánh Hòa) cũng đông khách tắm và hàng loạt quán tạm phục vụ ăn nhanh bày ra ngay ở các công viên biển

Đến chiều tối ngày mùng 1 Tết, các bãi biển phía Bắc Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn còn đông người

Đến chiều tối ngày mùng 1 Tết, các bãi biển phía Bắc Nha Trang (Khánh Hòa) vẫn còn đông người

Bãi tắm khu sát Hòn Chồng (Nha Trang, Khánh Hòa) cũng được nhiều khách lựa chọn tắm

Bãi tắm khu sát Hòn Chồng (Nha Trang, Khánh Hòa) cũng được nhiều khách lựa chọn tắm

Không chỉ khách trong nước và người nước ngoài cũng đi tắm biển Nha Trang ngày mùng 1 Tết

Không chỉ khách trong nước và người nước ngoài cũng đi tắm biển Nha Trang ngày mùng 1 Tết

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/khanh-hoa-mung-1-tet-189-benh-nhan-covid-19-khoi-nguoi-di-tam...

Cập nhật cấp độ dịch mới nhất tại tỉnh Đắk Lắk

Chiều 1/2, thông tin từ ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận thêm 29 trường hợp mắc Covid-19.

Trong các ca mắc Covid-19 vừa ghi nhận, có 22 trường hợp được ghi nhận trong cộng đồng gồm: Huyện M’Đrắk 8 ca, Tp.Buôn Ma Thuột 4 ca, huyện Ea H’leo 3 ca, huyện Ea Kar 3 ca, thị xã Buôn Hồ 3 ca, huyện Lắk 1 ca.

Bên cạnh đó, có 7 trường hợp được ghi nhận cách ly tại nhà gồm: Huyện M’Đrắk 3 ca, huyện Ea Kar 2 ca, thị xã Buôn Hồ 1 ca, Tp.Buôn Ma Thuột 1 ca.

Như vậy, tính đến chiều 1/2, toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận tổng cộng 16.258 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, đang điều trị 2.306 trường hợp, 13.864 bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh và 88 trường hợp tử vong.

Tỉnh Đắk Lắk có 530 trường hợp F0 điều trị tại nhà trên địa bàn Tp.Buôn Ma Thuột (đang điều trị 82 trường hợp, 437 trường hợp khỏi bệnh và chuyển tuyến 11 trường hợp).

Hiện trên toàn tỉnh có 41 trường hợp cách ly tập trung và 6.668 trường hợp cách ly tại nhà, nơi cư trú.

Trước đó, ngày 30/1, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có thông báo cấp độ dịch trên địa bàn theo Nghị quyết 128 của Chính phủ và Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Theo nội dung thông báo, tình hình dịch Covid-19 tại tỉnh Đắk Lắk đang ở cấp độ 1.

Đối với cấp huyện, thị xã, thành phố, có 12 địa phương đang ở cấp độ 1 gồm: Tp.Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, huyện Ea H’leo, huyện Krông Năng, huyện Ea Kar, huyện Krông Búk, huyện Krông Bông, huyện Krông Pắk, huyện Krông Ana, huyện Cư Kuin, huyện M’Đrắk, huyện Lắk. Bên cạnh đó, có 3 địa phương cấp độ 2 gồm: Huyện Buôn Đôn, huyện Cư Mgar, huyện Ea Súp.  

Đối với cấp xã, phường, thị trấn, có 162 xã cấp độ 1, 16 xã cấp độ 2, 5 xã cấp độ 3 và 1 xã cấp độ 4.

Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị người dân tiếp tục thực hiện thông điệp 5K: Khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/cap-nhat-cap-do-dich-moi-nhat-tai-tinh-dak-lak-a541902.html

Tin tức 24h: Mẹ bé V.A lần đầu xuất hiện, bày lễ trên bàn thờ con trong ngày cuối năm
Chiều ngày cuối cùng của năm cũ, chị H - mẹ của bé V.A bị dì ghẻ bạo hành tử vong đến chùa cắm hoa, sắp lễ cúng thất cho con.

Tin tức 24h

Bảo Anh. (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19