Trong khoảng 3 ngày trở lại đây, mỗi ngày Cần Thơ đều ghi nhận gần 1.000 ca nhiễm mới.
9 diễn biến
F0 tăng mạnh, Cần Thơ kêu gọi người dân hạn chế ra khỏi nhà
Ngày 24/11, ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cho biết, vừa ký văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, sau khi số ca mắc bệnh liên tục tăng cao.
Số F0 ở Cần Thơ đang tăng nhanh
Ngoài việc yêu cầu người dân tuân thủ các quy định phòng dịch, lãnh đạo Cần Thơ cũng kêu gọi người dân không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trong công tác phòng, chống dịch. Yêu cầu người dân chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng Covid-19 hạn chế di chuyển ra khỏi nơi ở, không đến những nơi tập trung đông người.
Cùng ngày, Sở Y tế TP.Cần Thơ cho biết, tính đến chiều 23/11, thành phố đã ghi nhận thêm 914 ca nhiễm mới, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 trên địa bàn lên con số 19.086 người, trong đó đã có 9.692 trường hợp điều trị khỏi. Như vậy, trong khoảng 3 ngày trở lại đây, mỗi ngày Cần Thơ đều ghi nhận số ca nhiễm mới gần 1.000 ca.
Hiện tổng số trường hợp đang được thành phố Cần Thơ cách ly tập trung là 1.326 người, số người đang cách ly tại nhà là 16.142 người, trong đó có 5.008 F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 5.883 F1 đang cách ly y tế tại nhà.
Ngoài ra, Cần Thơ đã tiêm tổng cộng 1.719.738 liều vaccine Covid-19 cho các đối tượng; trong đó, số người trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 là 942.905 người, đạt tỷ lệ 96,5%; được tiêm mũi 2 là 776.833 người, đạt tỷ lệ 81,9%.
Từ ngày 22/11, thành phố Cần Thơ chính thức tiêm ngừa vaccine Pfizer cho 122.746 trẻ em từ 12-17 tuổi trên địa bàn. CDC Cần Thơ đã phân bổ và bàn giao đủ vaccine Pfizer cho các quận, huyện. Đến nay đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi đạt 24,6%.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/f0-tang-manh-nhieu-tinh-mien-tay-keu-goi-nguoi-dan-han-che-... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/f0-tang-manh-nhieu-tinh-mien-tay-keu-goi-nguoi-dan-han-che-ra-duong-d533472.html
Hải Phòng ghi nhận 30 ca mắc mới, khẩn trương xử lý ổ dịch tại một xưởng may
Trong ngày 24/11, thành phố Hải Phòng ghi nhận 30 ca mắc Covid-19, các đơn vị chức năng đang khẩn trương khống chế, xử lý ổ dịch tại xưởng may Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng.
Cụ thể, chùm ca bệnh tại Tân Thành, Dương Kinh trong ngày ghi nhận 8 ca, trong đó, 3 trường hợp là F1 bệnh nhân N.V.N (ghi nhận ngày 23/11) và 5 trường hợp liên quan đến bệnh nhân này.
Việc lấy mẫu cho người dân đang được thực hiện khẩn trương. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Hải Phòng.
Bệnh nhân N.V.N từ ngày 8/11 đến 11/11 ở tại nhà chị N.T.H.H (thôn Sâm Linh, xã Minh Tân, huyện Kiến Thụy). Từ ngày 12/11 đến ngày 20/11, bệnh nhân chỉ di chuyển từ nhà chị H. đến công ty tại Tân Thành, Dương Kinh làm việc và ngược lại.
11h ngày 21/11, bệnh nhân đến cơ sở II, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp thăm chị gái N.T.H. nằm ở tầng 8. Đến 21h vào cơ sở II Bệnh viện Việt Tiệp trông chị gái. Kết quả xét nghiệm ngày 22/11 cho kết quả dương tính.
Liên quan đến chùm ca bệnh tại xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng ghi nhận thêm 14 ca bệnh, trong đó 9 ca là F1 của bệnh nhân L.T.H.- nữ công nhân xưởng may M.H. trên địa bàn. Ngoài ra, 5 ca mới là các trường hợp liên quan đến bệnh nhân trên.
Cũng trong ngày 24/11, Hải Phòng ghi nhận chùm 7 ca bệnh liên quan đến nhà nghỉ Bắc Nam (địa chỉ tại 80 Kiều Sơn, Đằng Lâm, Hải An, Hải Phòng). Trước đó, ngày 15/11, Công ty TNHH Vinablast Việt Nam có trụ sở tại Khu Công nghiệp Bình Chiểu, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh điều động nhóm công nhân, trong đó có 11 người của Công ty TNHH Vinablast Việt Nam Chi nhánh Vũng Tàu, 1 công nhân ở tỉnh Quảng Ngãi và 1 công nhân ở tỉnh Thanh Hóa đi bằng ô tô đến và lưu trú tại nhà nghỉ Bắc – Nam để làm dự án phun sơn chống cháy cho Công ty Amecc tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ.
Tất cả 13 trường hợp trên đều đã khai báo y tế dịch tễ và được Trạm Y tế hướng dẫn theo dõi y tế 7 ngày. Trong đó, có 6 trường hợp dương tính.
Ngoài ra, một trường hợp mắc Covid-19 là khách lưu trú tại nhà nghỉ Bắc – Nam trong cùng khoảng thời gian đoàn công nhân của Công ty TNHH Vinablast Việt Nam thực hiện lưu trú và cách ly tại đây.
Ngoài 3 chùm ca bệnh, Hải Phòng ghi nhận 1 ca bệnh địa chỉ tại huyện Thuỷ Nguyên, là công dân về từ Bình Dương.
Nguồn: https://danviet.vn/hai-phong-ghi-nhan-30-ca-mac-moi-khan-truong-xu-ly-o-dich-tai-mot-xu... Nguồn: https://danviet.vn/hai-phong-ghi-nhan-30-ca-mac-moi-khan-truong-xu-ly-o-dich-tai-mot-xuong-may-20211125083914719.htm
Covid-19 diễn biến phức tạp, Phan Thiết huy động y, bác sĩ nghỉ hưu tham gia chống dịch
Cao nhất vẫn là TP Phan Thiết 129 ca, trong đó có 64 cộng đồng. Kế đến huyện Đức Linh 111 ca (có 1 ca nhân viên y tế trong khu điều trị), huyện huyện Tuy Phong 74 ca cộng đồng (1 ca nhân viên y tế), huyện Hàm Thuận Nam 58 ca, huyện Bắc Bình 42 ca, thị xã La Gi 32 ca: huyện Hàm Tân 11 ca, huyện Tánh Linh 10 ca, huyện Hàm Thuận Bắc 3 ca cộng đồng.
Chốt cứng trong vùng đỏ ở TP Phan Thiết. Ảnh AK
Theo ông Lê Huy Thuần, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Phan Thiết, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngành y tế TP Phan Thiết đang tiếp tục huy động tổng lực nguồn nhân lực để tham gia công tác phòng chống dịch như tiêm vaccine, truy vết, lấy mẫu xét nghiệm... Ngoài 340 cán bộ, nhân viên y tế của ngành, TP đã huy động thêm cả lực lượng y sinh đang học tại các trường y trong, ngoài tỉnh, cán bộ y tế nghỉ hưu cùng tham gia chống dịch Covid-19.
Những người được huy động được tăng cường về 18 trạm y tế xã, phường trên địa bàn TP Phan Thiết và được chia ra thành tổ, mỗi tổ khoảng 5 người sẽ làm công tác xét nghiệm, tiêm phòng và đặc biệt đi đến từng nhà, chăm sóc cho những người lớn tuổi, có bệnh nền, đi lại khó khăn…
Chiều 24/11, trao đổi với Dân Việt, một lãnh đạo Thành ủy TP Phan Thiết cho biết, nguồn nhân lực huy động trên hàng trăm người đã đóng rất nhiều trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Thành phố đánh giá rất cao những người tham gia tăng cường cho ngành y tế. Nhờ đó đã giúp đảm bảo việc khám, chữa bệnh cho người dân ở 18 xã, phường trong vùng đỏ…
Cũng theo vị lãnh đạo này, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TP Phan Thiết đang diễn biến rất phức tạp, nên Công an TP Phan Thiết đã thành lập 8 tổ với khoảng 50 thành viên để kiểm tra việc người dân ra vào vùng đỏ của TP Phan Thiết vào các giờ cao điểm.
Các tổ sẽ dừng ngẫu nhiên người dân đang lưu thông trên đường để kiểm tra các loại giấy tờ theo quy định. Trong đó các tổ sẽ tập trung vào kiểm tra các nội dung như: người ra/vào vùng đỏ phải có đủ 2 loại giấy tờ gồm: chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19 hoặc có giấy chứng nhận đã điều trị khỏi bệnh Covid-19 không quá 6 tháng hoặc có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ; giấy chứng nhận/xác nhận việc ra ngoài của người dân đã được cấp có thẩm quyền cấp (bao gồm: thẻ công chức, viên chức, lao động do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cấp; giấy xác nhận của địa phương dành cho các cơ sở kinh doanh được phép kinh doanh, phiếu đi chợ, sổ khám bệnh thể hiện lịch hẹn tái khám, giấy mời tiêm vaccine...).
Nguồn: https://danviet.vn/covid-19-dien-bien-phuc-tap-phan-thiet-huy-dong-y-bac-si-nghi-huu-th... Nguồn: https://danviet.vn/covid-19-dien-bien-phuc-tap-phan-thiet-huy-dong-y-bac-si-nghi-huu-tham-gia-chong-dich-20211124150824727.htm
Thứ trưởng Bộ Y tế: Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch COVID-19, không chú trọng số ca mắc
Sáng 25/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác điều trị COVID-19.
Thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128, Bộ Y tế ban hành quyết định 4800, các địa phương trở về tình trạng thích ứng an toàn với dịch. Trong giai đoạn đầu, tỷ lệ mắc ở các địa phương có giảm hơn so với làn sóng thứ 4. Tỷ lệ tử vong cũng đã giảm, con số tử vong có lúc giảm dưới 3 con số, có lúc khoảng 57-58 ca/ngày trên toàn quốc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. (Ảnh: TP).
"Nhờ việc thử nghiệm các thuốc chống virus đường uống tại nhà, nhờ vắc-xin, chúng ta đã giảm được ca trở nặng và giảm tử vong. Đến hết tháng này, cơ bản chúng ta đạt tiêu chí về vắc-xin cho 70% người trên 18 tuổi, kể cả đối tượng trên 65 tuổi", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Vì thế, theo Thứ trưởng, hiện nay xu hướng là không coi trọng con số mắc trên 100.000 dân/tuần, mà khuyến khích người dân tự phát hiện nếu mắc thì báo cơ quan y tế để được quản lý, khi có triệu chứng thì vào viện. Thay vì đó, các địa phương sẽ tập trung đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong nhiều hơn - thay đổi tiêu chí đánh giá dịch bệnh tại địa phương.
Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương khi đánh giá cấp độ dịch theo cấp tỉnh, huyện, xã… thì càng chia nhỏ đánh giá theo 4 cấp độ càng nhỏ càng tốt, một khu phố, một cụm dân cư, có biện pháp ngăn chặn kiểm soát nhỏ, gọn nhưng hiệu quả. Đảm bảo y tế đến được với người dân khi nhiễm tại nhà, tại cơ sở. Để làm được điều này cần nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc, đặc biệt là gói C.
Hiện nay có 3 trụ cột cần tập trung là cách ly, xét nghiệm và thu dung điều trị (tại tuyến cơ sở, tầng 2, tầng 3). Quan trọng nhất là sử dụng thuốc kháng virus đường uống để tăng cường mức kiểm soát dịch tại cộng đồng, hạn chế giảm tình trạng bệnh nặng lên tầng trên.
Đã có hơn 1,1 triệu ca mắc, với hơn 24.000 ca tử vong
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã có hơn 1,1 triệu ca mắc, với hơn 24.000 ca tử vong. Hiện còn hơn 78.000 bệnh nhân đang điều trị, trong số này có khoảng 4.000 ca nặng phải thở oxy, thở máy, tỷ lệ còn khá cao. Tỷ lệ tử vong trên số ca mắc là 2,1% tương đương so với thế giới. Tử vong chủ yếu tập trung ở đợt 4, trong khi 3 đợt đầu chỉ có 35 ca tử vong trong tổng số gần 3.500 ca mắc (chỉ khoảng 1%).
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 18 tuổi chiếm 0,3%, người trên 65 tuổi là 47,5%. Trong đó, tử vong chủ yếu tại TPHCM (gần 73%), Bình Dương (gần 11%), Đồng Nai (khoảng 3%), Long An (2,4%), Tiền Giang (2%)…
"Tình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, có thể xuất hiện làn sóng mới với biến chủng mới. Các nhà chuyên môn, nhà khoa học nhận định Việt Nam phải hết sức cảnh giác, một đợt dịch thứ 5 luôn rình rập, vì thế chúng ta không được lơ là, phải sẵn sàng ứng phó đợt dịch thứ 5", TS Khuê nói.
Bộ Y tế nhận định số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước. Lý do là mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch. Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.
Vì thế, trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.
Nguồn: http://danviet.vn/thu-truong-bo-y-te-thay-doi-tieu-chi-danh-gia-dich-covid-19-khong-chu... Nguồn: http://danviet.vn/thu-truong-bo-y-te-thay-doi-tieu-chi-danh-gia-dich-covid-19-khong-chu-trong-so-ca-mac-502021251111373506.htm
24 giờ qua, Nghệ An thêm 142 ca COVID-19, nhiều F0 là học sinh
Sáng 25-11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết thị xã Hoàng Mai và các huyện Quế Phong, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành, Qùy Châu, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Con Cuông, Anh Sơn (Nghệ An) vừa ghi nhận 56 ca dương tính COVID-19.
Khu vực cách ly tập trung tại Trường Mầm non Nghĩa Đồng (huyện Tân Kỳ, Nghệ An)
Trong đó có 2 ca cộng đồng tại Nghi Lộc và huyện Đô Lương là bà NTN (65 tuổi, trú xóm Hoa Tây, xã Nghi Hoa, Nghi Lộc) và ông HVT (58 tuổi, trú xóm 3, xã Lạc Sơn, Đô Lương).
Ông N. là F1 của bệnh nhân NHC đã được công bố ngày 24-11. Sau khi có kết quả xét nghiệm bệnh nhân C, ông N. được cách ly và lấy mẫu lần 1 gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An, sáng 25-11 cho kết quả khẳng định dương tính với virus SARS-CoV-2.
Còn bà N. ngày 24-11 đi đến BV Đa khoa huyện Nghi Lộc để khám sức khoẻ định kỳ. Tại đây, bà được test nhanh cho kết quả dương tính với COVID-19. Sau đó. Bà N. được lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An xét nghiệm, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Trong số 54 ca F0 đã được cách ly từ trước có 3 ca trong khu phong tỏa, 33 ca là F1, 16 ca từ các tỉnh miền Nam về, 2 ca lái xe đường dài từ TP.HCM về Nghệ An).
Như vậy, trong 24 giờ qua, tỉnh Nghệ An ghi nhận tới 142 ca dương tính COVID-19.
Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 4.029 ca mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Số bệnh nhân đã khỏi bệnh, ra viện là 2.985 người; lũy tích số người tử vong là 26 và hiện đang điều trị cho 1.018 người.
Tổng số công dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về Nghệ An từ ngày 1-10 đến sáng nay là 40.559. Trong số đó đã phát hiện 785 ca dương tính COVID-19.
Nguồn: https://plo.vn/suc-khoe/24-gio-qua-nghe-an-them-142-ca-covid19-nhieu-f0-la-hoc-sinh-102... Nguồn: https://plo.vn/suc-khoe/24-gio-qua-nghe-an-them-142-ca-covid19-nhieu-f0-la-hoc-sinh-1029900.html
Ca nhiễm COVID-19 tăng cao, Thừa Thiên - Huế ra công điện khẩn
Những ngày qua, số ca nhiễm COVID-19 tại Thừa Thiên - Huế tiếp tục tăng, riêng ngày 23-11 đã ghi nhận 159 ca nhiễm COVID-19, trong đó 93 ca cộng đồng.
Đến nay, toàn tỉnh ghi nhận trên 2.400 ca nhiễm, trong đó hơn 780 ca cộng đồng.
Địa bàn bùng phát dịch đợt này chủ yếu là TP Huế, do có mật động dân số đông nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cao.
Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thăm hỏi, động viện lực lượng chức năng làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19.
Công điện yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo các xã, phường, thị trấn bám sát tình hình diễn biến ở cơ sở. Huy động lực lượng tăng cường kiểm tra, giám sát tại địa phương; nắm chắc các quy trình, biện pháp, hướng dẫn phòng, chống dịch của Ban Chỉ đạo COVID-19 tỉnh, Sở Y tế để triển khai đồng bộ.
Chủ động phối hợp với ngành y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt chú ý đảm bảo các điều kiện để tiêm vaccine cho học sinh, sẵn sàng kích hoạt các trạm y tế lưu động phục vụ điều trị F0.
Các cơ quan, địa phương, người dân chủ động tầm soát, xét nghiệm để kịp thời phát hiện, kiểm soát nguồn lây. Đánh giá, dự báo thường xuyên, rà soát toàn bộ quy trình phòng chống dịch để triển khai các biện pháp thích hợp. Phát huy vai trò, trách nhiệm, năng lực của các lực lượng tại cơ sở, nhất là công an cấp xã, các tổ phòng, chống dịch cộng đồng, cán bộ thôn, xã...
Khẩn trương chấn chỉnh những biểu hiện lơ là, thiếu trách nhiệm của một bộ phận cán bộ làm công tác chống dịch. Kịp thời, động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân làm tốt nhiệm vụ.
Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân tuân thủ 5K trong phòng, chống dịch. Tránh tụ tập đông người, hạn chế các hoạt động giao lưu không cần thiết, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch.
Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các đơn vị phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy nếu để xảy ra vi phạm quy định về phòng, chống dịch COVID-19.
Nguồn: https://plo.vn/suc-khoe/ca-nhiem-covid19-tang-cao-thua-thien-hue-ra-cong-dien-khan-1029... Nguồn: https://plo.vn/suc-khoe/ca-nhiem-covid19-tang-cao-thua-thien-hue-ra-cong-dien-khan-1029807.html
Thanh Hoá: Phạt "nguội" người dân không tuân thủ cách ly y tế tại nhà
Ngày 24/11, thông tin từ UBND thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết, Tiểu ban ANTT (Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị trấn Tân Phong vừa có văn bản gửi tổ giám sát cộng động của 23 tổ dân phố trên địa bàn về việc phối hợp kiểm soát công dân cách ly tại nhà phục vụ phòng chống dịch Covid-19.
Việc áp dụng xử phạt "nguội" những công dân không chấp hành tốt việc cách ly đang được thị trấn Tân Phong triển khai (Ảnh minh họa)
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị trấn Tân Phong, hiện nay số lượng công dân trong diện cách ly y tế tại nhà phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thị trấn số lượng rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn một số người dân vẫn đi ra ngoài gây bức xúc cho người dân và là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch, gây khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.
Trước thực trạng trên, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị trấn Tân Phong yêu cầu các tổ giám sát khi phát hiện ra trường hợp nào vi phạm thì mời người chứng kiến, lập biên bản sơ bộ ban đầu ghi nhận sự việc, có thể dùng điện thoại quay video, sau đó báo cáo Ban chỉ đạo (qua Công an thị trấn) cử đoàn công tác xuống hiện trường tiếp tục thu thập củng cố hồ sơ, tài liệu để xử lý theo thẩm quyền.
Được biết, đây là một trong những biện pháp mới trong việc kiểm soát đối với người đang cách ly tại nhà thuộc khu vực nông thôn. Trong khi đó, những ngày qua, trên địa bàn thị trấn Tân Phong xuất hiện nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng, có lịch trình di chuyển phức tạp.
Trong một diễn biến khác, theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa, tính đến 16h ngày 24/11/2021, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 98 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/thanh-hoa-phat-nguoi-nguoi-dan-khong-tuan-thu-cach-ly-y-te-... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/thanh-hoa-phat-nguoi-nguoi-dan-khong-tuan-thu-cach-ly-y-te-tai-nha-d533520.html
Hải Phòng: Nhiều ca mắc mới, hơn 2.200 học sinh ở huyện Tiên Lãng dừng đến trường
Tối 24/11, ngành y tế thành phố Hải Phòng thông tin về 19 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 liên quan tới F0 là công nhân Công ty may mặc Hiếu Hằng (địa chỉ Đốc Hành, Toàn Thắng, Tiên Lãng).
Qua truy vết, khoanh vùng, lực lượng y tế địa phương đã xác định được 210 trường hợp F1, gần 300 trường hợp F2.
Để đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng học sinh chưa được tiêm vaccine, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quyết định tạm dừng đến trường đối với học sinh của 6 trường trên địa bàn 2 xã Tiên Minh và Toàn Thắng. Theo đó, 2.200 học sinh các khối tiểu học, THCS sẽ chuyển sang học trực tuyến.
Theo lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Tiên Lãng, học sinh các xã, thị trấn khác trên địa bàn huyện vẫn đi học bình thường.
Trước đó, ngày 22/11, chị L.T.H (sinh năm 1988, trú xã Tiên Minh, huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng) có biểu hiện ho, sốt, đau họng nên nghỉ làm, đi khám bệnh. Qua xét nghiệm test nhanh 2 lần, và RT-PCR, chị L.T.H nhận kết quả dương tính SARS-CoV-2. Điều đáng nói, trong suốt 14 ngày qua, chị L.T.H chưa từng ra khỏi thành phố.
Liên quan F0 L.T.H, huyện Tiên Lãng ghi nhận thêm 4 ca bệnh là người trong cùng gia đình (vợ chồng và 2 con) ở xã Toàn Thắng, trong đó người vợ làm cùng phân xưởng với F0 L.T.H.
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hai-phong-nhieu-ca-mac-moi-hon-2200-hoc-sinh-o-huyen-tien-lan... Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hai-phong-nhieu-ca-mac-moi-hon-2200-hoc-sinh-o-huyen-tien-lang-dung-den-truong-169211124220705494.htm
Châu Âu hứng bài học đắt giá khi 'cơn ác mộng' COVID-19 trở lại
Các cuộc họp báo diễn ra với không khí gần như ăn mừng khi lãnh đạo các nước tuyên bố dỡ bỏ các hạn chế COVID-19, ca ngợi tỷ lệ tiêm vaccine và sự trở lại của cuộc sống bình thường.
Thế nhưng, mùa đông năm nay tại châu Âu lại đang diễn ra một viễn cảnh khác, khi nhiều quốc gia đang phải đối mặt với "cơn ác mộng" khủng khiếp COVID-19 quay lại.
Sự nguy hiểm của việc tự mãn
Ireland đã áp dụng lệnh giới nghiêm nửa đêm đối với các khách sạn của nước này vào hồi giữa tuần qua trong bối cảnh số ca mắc bệnh tăng vọt, mặc dù đây là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng tốt nhất châu Âu (hơn 75% dân số).
Ở Bồ Đào Nha – nơi có đến 87% dân số được tiêm chủng, chính phủ đang cân nhắc các biện pháp hạn chế mới khi tình trạng các ca mắc mới tăng dần lên.
Trong khi đó, nước Anh phải chịu đựng một làn sóng lây nhiễm kéo dài và dai dẳng mặc dù Thủ tướng Boris Johnson, thường xuyên nhấn mạnh về vị trí dẫn đầu của nước này trong công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Hà Lan cũng đã áp dụng những biện pháp hạn chế mới. Áo cấm vận toàn quốc vào ngày 22/11, chỉ vài ngày sau khi nước này áp đặt lệnh cấm vận đối với những người chưa được tiêm chủng.
Tất cả những thực tế trên đang diễn ra mặc dù không thể chối cãi rằng vaccine có hiệu quả, thậm chí là hiệu quả tốt đối với COVID-19.
Việc các quốc gia châu Âu không thể ngăn chặn nổi sự lây lan của COVID-19 ngay cả khi sở hữu một tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao – mà trường hợp điển hình là Đức với Áo, nơi các ca nhiễm trùng tăng vọt trong những tuần gần đây - cho thấy sự nguy hiểm của việc "tự mãn".
Giáo sư miễn dịch học Charles Bangham - Đồng Giám đốc Viện Nhiễm trùng của Đại học Imperial College London (Anh) nhận định: "Vaccine tiếp tục cung cấp khả năng bảo vệ rất tốt, giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Nhưng biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao hơn rất nhiều. Trong khi đó, xuất hiện những thay đổi trong xã hội và hành vi của người dân ở châu Âu… một số biện pháp phòng ngừa được tuân thủ ít hơn trước".
Để chấm dứt tình trạng lây nhiễm, tỷ lệ tiêm chủng tốt chưa phải là tất cả, GS Bangham kết luận.
Đại dịch của những người chưa tiêm chủng
Ireland là nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất châu Âu - 89,1% người trên 12 tuổi và 3/4 số người đã được chủng ngừa - nhưng gần đây nước này đã áp đặt lệnh giới nghiêm nửa đêm đối với các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ đêm như một nỗ lực hạn chế sự ngày càng gia tăng các ca mắc mới và số ca nhập viện.
Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên - các chuyên gia cho biết vì lượng nhỏ người chưa được tiêm chủng cũng có thể truyền bệnh. Với dân số 5 triệu người, Ireland còn khoảng 1 triệu người vẫn chưa được tiêm chủng.
Chuyên gia Sam McConkey thuộc ĐH Y tế Quốc tế và Y học Nhiệt đới ở Dublin cho biết: "Chúng ta đang chứng kiến đại dịch của những người chưa tiêm chủng".
Ông McConkey lưu ý rằng hầu hết trẻ em đều chưa được tiêm chủng, sự lây nhiễm đột biến ở những người già và dễ bị tổn thương, và những người khỏe mạnh không có triệu chứng vẫn có thể đang mắc và truyền virus.
"Sự kết hợp của 4 hoặc 5 yếu tố này có thể khiến các bệnh viện của chúng ta trở nên chật chội" – chuyên gia McConkey nói.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tiêm chủng 70% và 80% chỉ cách nhau 10% nhưng có ý nghĩa lớn, bởi mỗi phần trăm tăng lên đều có thể giảm bớt áp lực cho hệ thống y tế. Do đó, với khả năng lây truyền của biến chủng Delta hiện tại, không quốc gia nào tự tin tuyên bố nước mình có "tỷ lệ tiêm chủng cao".
Mặc dù vaccine được cho là công cụ quan trọng nhất trong việc chống lại virus, nhưng không phải là công cụ duy nhất có thể dập tắt được sự lây lan của virus.
"Các biến thể virus mới về bản chất có khả năng lây nhiễm mạnh hơn các chủng cũ. Hiện nay, những người nhập viện vì COVID-19 chủ yếu là những người trẻ tuổi chưa được tiêm chủng, hoặc những người rất cao tuổi" – chuyên gia McConkey cho biết. Theo thống kê, khoảng 50% số người mắc COVID-19 đang phải điều trị ICU ở Ireland chưa được tiêm chủng.
Nguồn: ia-khi-con-ac-mong-covid-19-tro-lai-169211123232323472.htm Nguồn: ia-khi-con-ac-mong-covid-19-tro-lai-169211123232323472.htm