COVID-19 26/1: Cận Tết, một ngày phát hiện 500 ca nhiễm trong cộng đồng, địa phương ứng phó khẩn

H.A - Ngày 26/01/2022 14:44 PM (GMT+7)

Trong 24 giờ qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận thêm 687 ca nhiễm COVID-19. Trong đó, có 500 ca nhiễm có yếu tố dịch tễ cộng đồng.

9 diễn biến

Thanh Hóa: Thêm 500 ca nhiễm Covid-19 có yếu tố dịch tễ cộng đồng

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, trong 24 giờ qua, tính từ 16h ngày 14/1 đến 16h ngày 25/1, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận thêm 687 bệnh nhân nhiễm Covid-19. Trong đó, có 500 ca nhiễm cộng đồng được ghi nhận.

Cụ thể, Tp.Sầm Sơn có 12 bệnh nhân, huyện Hoằng Hóa có 27 bệnh nhân, huyện Thường Xuân có 7 bệnh nhân, huyện Nông Cống có 24 bệnh nhân, huyện Triệu Sơn có 13 bệnh nhân, huyện Đông Sơn có 8 bệnh nhân, huyện Như Xuân có 5 bệnh nhân, huyện Thiệu Hóa có 23 bệnh nhân, huyện Như Thanh có 27 bệnh nhân, Tx.Bỉm Sơn có 12 bệnh nhân, huyện Thạch Thành có 40 bệnh nhân, huyện Hà Trung có 46 bệnh nhân, huyện Vĩnh Lộc có 1 bệnh nhân, huyện Thọ Xuân có 26 bệnh nhân, huyện Hậu Lộc có 37 bệnh nhân, huyện Yên Định có 15 bệnh nhân, huyện Lang Chánh có 7 bệnh nhân, huyện Nga Sơn có 5 bệnh nhân, huyện Cẩm Thủy có 9 bệnh nhân, huyện Quảng Xương có 22 bệnh nhân, huyện Bá Thước có 3 bệnh nhân, huyện Quan Sơn có 5 bệnh nhân, thành phố Thanh Hóa có 2 bệnh nhân, Tx.Nghi Sơn có 85 bệnh nhân và huyện Quan Hóa có 39 bệnh nhân.

Công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đang được đẩy nhanh tại tỉnh Thanh Hóa.

Công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đang được đẩy nhanh tại tỉnh Thanh Hóa.

Đồng thời, tỉnh Thanh Hóa cũng ghi nhận 187 bệnh nhân trong các khu cách ly theo quy định và bệnh nhân trở về địa phương từ các tỉnh, thành khác.

Tính từ ngày 27/4 đến nay, tỉnh Thanh Hoá ghi nhận 17.503 bệnh nhân nhiễm Covid-19 cộng dồn. Trong đó, có 12.600 người được điều trị khỏi, ra viện và 22 bệnh nhân tử vong.

Về công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19, toàn tỉnh đã tiếp nhận 5.506.808 liều vắc-xin phòng Covid-19. Trong đó, đã tiêm mũi 1 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt tỉ lệ 99,58 %; người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ 2 mũi đạt 97,5%; trẻ từ 12 - 17 tuổi đạt tỉ lệ 99,6%; trẻ 12 - 17 tuổi tiêm đủ mũi, đạt tỉ lệ 93,8% và có 218.287 người tiêm mũi bổ sung và 64.661 người tiêm mũi nhắc lại.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/thanh-hoa-them-500-ca-nhiem-covid-19-co-yeu-to-dich-te-cong-...

Hà Nội ghi nhận ca mắc COVID-19 biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng

Sáng 26/1, tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã ghi nhận 14 ca nhiễm biến chủng Omicron gồm 13 trường hợp nhập cảnh và 1 người ngoài cộng đồng (tiếp xúc với 13 người nhập cảnh trên).

Hiện Hà Nội đã có ca nhiễm Omicron, hoàn toàn có thể có nguy cơ lây lan ra cộng đồng.

Hà Nội ghi nhận ca mắc COVID-19 biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Ảnh minh họa

Hà Nội ghi nhận ca mắc COVID-19 biến chủng Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Ảnh minh họa 

Theo số liệu của sở Y tế Hà Nội, cộng dồn đến 18h ngày 25/1, Hà Nội đã ghi nhận 118.111 ca mắc (tại Hà Nội 117.915 trường hợp, 254 trường hợp nhập cảnh), 506 trường hợp tử vong (0,43%). Toàn thành phố vẫn ở cấp độ 2.

Về công tác tiêm chủng, thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi. Trong đó với người trên 50 tuổi: Tỷ lệ tiêm mũi 1 là 99,3% (1.903.018 mũi /1.916.049 người); Tỷ lệ tiêm mũi 2: 98,3 % (1.884.173 mũi /1.916.049 người)

Từ 27/4 đến nay, tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 117.871 bệnh nhân, hiện đang quản lý, điều trị: 45.720 người, trong đó: Bệnh viện Trung ương: 365 người (Bệnh viện Nhiệt đới, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội). Hiện đang quản lý, điều trị: 45.355 người bệnh thuộc các tầng quản lý và điều trị của Thành phố; Điều trị tại nhà: 36.260 người.

Nhận định và đánh giá tình hình, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, trong kỳ cáo báo Hà Nội trung bình ghi nhận 2.902 ca/ngày; số lượng ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt ở ngưỡng 3.000 ca mắc/ngày.

Trong tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm giả tạo do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại ngưỡng 3.000 ca trên ngày sau Tết, thậm chí cao hơn nếu người dân không tuân thủ quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt 5K.

Theo Sở Y tế, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên những người thuộc nhóm nguy cơ cao khi mắc COVID-19 có nguy cơ chuyển nặng, nguy kịch rất nhanh nên cần theo dõi, kiểm soát thông tin người bệnh để chuyển viện, chuyển tuyển kịp thời. Vì vậy, cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền các cấp với các lực lượng hỗ trợ y tế.

Trong các nhiệm vụ trọng tâm được đề ra, Hà Nội sẽ tăng cường thông tin, tuyên truyền để cả người dân không chủ quan trước dịch bệnh; thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch theo cấp độ dịch; hạn chế tối đa các hoạt động tụ tập đông người...

UBND TP.Hà Nội cũng giao các quận, huyện, thị xã tổ chức các điểm tiêm cố định, lưu động xuyên Tết từ nay đến ngày 28/2, tuyên truyền, vận động người dân tham gia chiến dịch tiêm chủng mùa xuân.

Thành phố cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện tốt công tác điều trị tại các tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nâng cao năng lực điều trị tại các tầng, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Rà soát bố trí các trạm y tế lưu động đủ để thực hiện quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại tại nhà.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/ha-noi-ghi-nhan-ca-mac-covid-19-bien-chung-omicron-dau-...

Cập nhật mới nhất quy định của các địa phương đối với người về quê ăn Tết

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong đó, đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân về quê thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế... Nếu người dân có biểu hiện mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm và xử lý theo quy định.

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các địa phương đưa ra biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người dân trở về quê ăn Tết (Ảnh minh họa)

Căn cứ vào tình hình thực tiễn, các địa phương đưa ra biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 đối với người dân trở về quê ăn Tết (Ảnh minh họa)

Ngày 25/1, ghi nhận tại nhiều địa phương cho thấy vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 dựa trên tình hình thực tiễn diễn biến của dịch.

Tại Lai Châu: Thực hiện theo Văn bản của Bộ Y tế, tỉnh Lai Châu yêu cầu người dân thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.

Tại Bắc Kạn: Ông Phạm Duy Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, đến nay tỉnh này vẫn giữ nguyên quan điểm chỉ đạo được ban hành từ ngày 18/1.

Theo đó, đối với tất cả người dân từ các tỉnh, thành phố khi đến/về tỉnh Bắc Kạn phải có kết quả xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực trong vòng 72 giờ. Thực hiện ngay việc khai báo y tế tại trạm y tế hoặc trung tâm y tế (nếu không có kết quả xét nghiệm phải làm xét nghiệm ngay tại nơi khai báo y tế), đồng thời báo ngay với trưởng thôn/tổ dân phố nơi cư trú. Nếu kết quả xét nghiệm dương tính, thực hiện cách ly, điều trị theo quy định; nếu kết quả xét nghiệm âm tính, tự theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày theo quy định, khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe (ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác...) thì báo cho cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, xử lý kịp thời.

Riêng người đến/về từ vùng dịch cấp độ 4 phải xét nghiệm lại tại nơi khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định tại địa phương.

Tại Yên Bái: UBND tỉnh Yên Bái cho phép tất cả công dân về tỉnh Yên Bái nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 không phải xuất trình phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên phải đến Trạm y tế nơi lưu trú trước khi trở về nhà để khai báo y tế và được hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát SARS- CoV-2 theo quy định.

Những người đã tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 hoặc khỏi bệnh trong vòng 06 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh Covid-19): Tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày về địa phương. Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19 cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương, sau đó tự theo dõi sức khỏe cho đến khi rời đi khỏi Yên Bái (nếu sau tết còn ở lại thì theo dõi trong 7 ngày tiếp theo). Trong thời gian theo dõi sức khỏe không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người, tuân thủ nghiêm 5K.

Với người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19: Cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về địa phương (nếu ở Yên Bái thời gian ngắn hơn thì cách ly tại nhà cho đến khi rời đi), nếu còn ở lại Yên Bái thì tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo. Trong thời gian theo dõi sức khỏe không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người, tuân thủ nghiêm 5K.

Ngày 24/1/2021, ông Hồ Đại Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái có buổi làm việc với Sở Y tế và một số sở, ngành, đơn vị liên quan về công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Trong buổi làm việc, ông Dũng nêu rõ người dân khi trở về tỉnh phải tự giác khai báo y tế, tự xét nghiệm và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin khai báo.

Tại Ninh Bình: Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Mạnh Dương - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Ninh Bình cho biết: Hiện nay tỉnh đang thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế.

Trước đó, tại Hội nghị triển khai một số biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, theo báo cáo của ngành Y tế, tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn có những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Số ca mắc tăng cao mỗi ngày, trong 3 ngày gần đây, bình quân có từ 120-150 ca/ngày. Hiện tại đánh giá mức độ dịch toàn tỉnh mức độ 2 (màu vàng). Cấp huyện có 2 huyện/thành phố cấp độ 3 (TP Ninh Bình và huyện Gia Viễn); có 1 huyện cấp độ 2 (huyện Nho Quan). Có 5 huyện/thành phố cấp độ 1 (TP Tam Điệp, các huyện Yên Khánh, Hoa Lư, Yên Mô và Kim Sơn). Đối với cấp xã/phường, có 28 xã cấp độ 3; 33 xã cấp độ 2; còn lại 82/143 xã cấp độ 1.

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình cho rằng không cấm và không hạn chế người dân đến Ninh Bình công tác, làm việc, về quê ăn Tết, sum họp gia đình. Tuy nhiên, người dân khi đến, về địa phương cần phải thực hiện khai báo y tế tại cơ sở y tế và được lấy mẫu xét nghiệm để sàng lọc SARS-CoV-2 ngay từ ban đầu (bằng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm PCR và có thể dùng kết quả xét nghiệm còn hiệu lực mà người dân đã thực hiện xét nghiệm trong vòng 48h trước) để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng, chống dịch.

Tại Thanh Hóa: Ông Trịnh Hữu Hùng - Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa cho biết, vẫn đang thực hiện theo Kế hoạch 289 của UBND tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể, người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 2 khi về quê phải tự theo dõi sức khỏe 7 ngày kể từ ngày về và thực hiện thông điệp 5K. Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3, người đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày.

Người tiêm chưa đủ liều vaccine tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và thực hiện xét nghiệm nhanh vào ngày đầu tiên. Những người chưa tiêm vaccine khi về địa phương phải cách ly tại nhà 14 ngày và thực hiện test nhanh vào ngày đầu và tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo.

Người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế nếu đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và test nhanh vào ngày 1 và 7, tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo.

Những người tiêm chưa đủ liều vaccine thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày, xét nghiệm vào ngày 1 và 7 (bằng phương pháp RT-PCR) và tự theo dõi sức khỏe trong 7 ngày tiếp theo. Những người chưa tiêm vaccine thực hiện cách ly 14 ngày, xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất và 14 (bằng phương pháp RT-PCR), tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Tại Hà Tĩnh: UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương hướng dẫn người dân về quê thực hiện nghiêm quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế. Đối với các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, đồng thời thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-COV-2 và xử trí theo quy định.

Sở Y tế, Công an tỉnh, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và chính quyền cơ sở tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định; kịp thời chấn chỉnh việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch không phù hợp.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/cap-nhat-moi-nhat-quy-dinh-cua-cac-dia-phuong-doi-voi-nguoi...

TPHCM: Chỉ duy nhất 1 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày

Thông tin từ Bộ Y tế ngày 25/1 cho biết, trên địa bàn TPHCM ngày 25/1 ghi nhận 99 trường hợp mới mắc COVID-19. Đây là con số thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát cuối tháng 4/2021 đến nay. Giai đoạn dịch đạt đỉnh vào tháng 8 và tháng 9/2021 mỗi ngày thành phố có từ 6.000 đến 8.000 trường hợp mắc COVID-19 được ghi nhận.

TPHCM đã kiểm soát tốt dịch COVID-19, đang bảo vệ an toàn cho cộng đồng trước biến chủng Omicron

TPHCM đã kiểm soát tốt dịch COVID-19, đang bảo vệ an toàn cho cộng đồng trước biến chủng Omicron

Tín hiệu đáng lạc quan hơn trong cuộc chiến chống dịch là số ca tử vong vì COVID-19 đã liên tiếp giảm sâu và tiến dần về số 0. Tính riêng trong ngày 25/1, các bệnh viện điều trị COVID-19 trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 trường hợp tử vong, trong đó có 4 ca từ các tỉnh chuyển đến gồm: Tiền Giang (1), Đồng Nai (1), Ninh Thuận (1), Hậu Giang (1).

Như vậy, trong ngày thành phố chỉ còn 1 ca tử vong vì COVID-19. Đây là con số rất đáng mừng cho thấy nỗ lực thực hiện các biện pháp chống dịch đã mang lại thành quả khả quan. Giai đoạn dịch bùng phát dữ dội thành phố đã chìm trong đau thương mất mát với hàng trăm người bị COVID-19 cướp đi sinh mạng, riêng ngày 23/8 có tới 340 ca tử vong.

Đại diện Sở Y tế TPHCM cho biết, dịch COVID-19 đang giảm sâu cả về số ca mắc mới, số ca nhập viện và số ca tử vong. Tuy nhiên, thành phố đã ghi nhận chùm ca nhiễm biến chủng Omicron từ người nhập cảnh, đây là mối lo mới đối với sức khỏe cộng đồng. Để bảo vệ thành quả chống dịch đã đạt được, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM kêu gọi người dân tiếp tục phát huy tinh thần tự giác thực hiện nghiêm thông điệp 5K + vắc xin, tuyệt đối không chủ quan lơ là trước mọi nguy cơ lây nhiễm.

Nguồn: https://tienphong.vn/tphcm-chi-duy-nhat-1-ca-tu-vong-vi-covid-19-trong-ngay-post1412349...

Người dân 4 cấp độ dịch không phải cách ly khi về quê đón Tết, trừ một số trường hợp

Trước thông tin một số địa phương cách ly người dân về quê đón Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các địa phương tạo điều kiện cho người dân về quê, không thực hiện việc cách ly y tế.

Theo PGS-TS Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), người dân sinh sống tại khu vực thuộc 4 cấp độ dịch không phải cách ly y tế khi về quê đón Tết, ngoại trừ các trường hợp thuộc diện theo dõi sức khỏe hoặc đang ở trong khu phong tỏa.

Khu lều được chính quyền địa phương ở Thanh Hoá dựng lên cách ly người về quê ăn Tết- Ảnh: T.Minh

Khu lều được chính quyền địa phương ở Thanh Hoá dựng lên cách ly người về quê ăn Tết- Ảnh: T.Minh

Bà Hương cho biết thêm hiện nay tỉ lệ bao phủ vắc-xin Covid-19 trên cả nước đã đạt cao, vì vậy chỉ những người dân đang trong thời gian cách ly y tế, thuộc diện theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc ở trong khu phong tỏa thì mới phải cách ly khi về quê ăn Tết.

"Những người còn lại không thuộc các diện nêu trên thì không phải cách ly khi về quê, kể cả ở địa bàn nguy cơ dịch bệnh cấp 4"- PGS Hương giải thích.

Cũng theo bà Hương, hiện nay nếu phát hiện ca nhiễm, các địa phương chỉ phong tỏa một tầng, một căn hộ hoặc vài căn hộ trong khu chung cư, một hoặc một vài nhà trong khu dân cư. Những người khác vẫn đi lại bình thường, nên khi về quê cũng không phải cách ly.

Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản số 357/BYT- MT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong nước về quê nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, tiêm chủng vắc-xin Covid-19 tại các tỉnh, thành phố đã đạt tỉ lệ cao: người từ 18 tuổi trở lên được tiêm 1 mũi đạt 100%, tiêm đủ 2 mũi đạt 95,6%, tiêm mũi 3 đạt 18,6%; trẻ em (12-17 tuổi) tiêm mũi 1 đạt 94,1%, tiêm đủ 2 mũi đạt 82,2%.

Bộ Y tế đề nghị địa phương hướng dẫn người dân về quê nhân dịp Tết Nguyên đán thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 gồm thực hiện 5K, tự theo dõi sức khỏe, không phải cách ly y tế; nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 như sốt, ho, khó thở... thì hạn chế tiếp xúc và hạn chế đi lại, thông báo ngay cho y tế địa phương để được hướng dẫn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và xử trí theo quy định.

Bộ Y tế cho biết đang sửa hướng dẫn 4800 về thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, từ đó phân loại cấp độ dịch theo quy chế mới. Theo một thành viên của nhóm sửa đổi hướng dẫn 4800 sửa đổi, hướng dẫn mới sẽ tiếp tục đếm số ca mới, bởi từ số ca mới mới xác định được xu hướng của dịch cũng như tỉ lệ ca bệnh chuyển nặng. Tuy nhiên, sẽ phân loại tình trạng bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng và triệu chứng nặng để đánh giá cấp độ dịch. Cùng đó, bổ sung tiêu chí về tiêm vắc-xin Covid-19 bao gồm mũi bổ sung và mũi nhắc lại.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/nguoi-dan-4-cap-do-dich-khong-phai-cach-ly-khi-ve-que-don-t...

Nhật Bản: Số ca mắc Covid-19 tăng vọt, lập kỷ lục mới

Đài Fuji TV đưa tin trong hơn 60.000 ca mắc Covid-19 trên cả nước, thủ đô Tokyo chiếm 12.813 ca và khu vực Osaka chiếm 8.612 ca, đều là con số cao kỷ lục.

Bộ trưởng Kinh tế Daishiro Yamagiwa nói với các phóng viên rằng chính phủ Nhật Bản đã đồng ý áp đặt các biện pháp hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt hơn ở 18 khu vực khác, bắt đầu từ ngày 27-1 đến ngày 20-2.

 Các nhà hàng và quán bar sẽ phải rút ngắn giờ mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn. Hiện 16 tỉnh của Nhật Bản đang chịu các biện pháp bán khẩn cấp để kiềm chế dịch Covid-19.

Trong khi đó, nhà chức trách Nhật Bản đang thay đổi cách tiếp cận để xử lý số ca mắc Covid-19 tăng vọt. Bộ Y tế Nhật Bản ngày 24-1 cho biết các bác sĩ được phép chẩn đoán những người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19 và những người thể hiện triệu chứng mắc Covid-19 mà không cần xét nghiệm. 

Chánh Văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno nói rằng điều này giúp điều trị kịp thời cho những bệnh nhân Covid-19.

Khách bộ hành đeo khẩu trang ở thủ đô Tokyo ngày 22-1. Ảnh: Reuters

Khách bộ hành đeo khẩu trang ở thủ đô Tokyo ngày 22-1. Ảnh: Reuters

Theo nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Tohoku, Kazuaki Jindai, điều trị Covid-19 mà không cần xét nghiệm tương tự như cách các bác sĩ chống lại bệnh cúm ở những khu vực có "gánh nặng cộng đồng cao". 

"Chúng ta cần một hệ thống giám sát tốt để đảm bảo an toàn. Không chỉ giúp bệnh nhân nhập viện sớm mà còn để họ tiếp cận với các loại thuốc uống mới" - nhà nghiên cứu Jindai lưu ý.

Tokyo cũng sẽ cân nhắc dữ liệu khoa học trong việc xem xét cách ly thời gian ngắn hơn đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19.

Tính đến ngày 25-1, Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 2.216.829 ca mắc Covid-19, 18.523 ca tử vong và 1.838.915 trường hợp phục hồi.

Một diễn biến khác, các hãng dược Pfizer/BioNTech ngày 25-1 tuyên bố họ bắt đầu đăng ký thử nghiệm lâm sàng để kiểm tra tính an toàn và phản ứng miễn dịch của vắc-xin chống lại biến thể Omicron ở người trưởng thành lên tới 55 tuổi.

"Nghiên cứu này nhằm phát triển vắc-xin dựa trên biến thể, trong đó đạt được mức độ bảo vệ chống lại Omicron giống như các biến thể trước đó nhưng thời gian bảo vệ lâu hơn" - Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin nói. Thử nghiệm sẽ bao gồm 1.420 người từ 18-55 tuổi.

Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/nhat-ban-so-ca-mac-covid-19-tang-vot-lap-ky-luc-moi-...

Dịch vụ karaoke ở Yên Bái được mở lại từ 8h sáng 26/1

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Yên Bái yêu cầu tất cả các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn tỉnh khi hoạt động trở lại từ ngày 26/1 phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định, chỉ được phép hoạt động trong khoảng thời gian từ 8h00’ đến 23h59’; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K, đảm bảo khoảng cách giữa các khách hàng sử dụng dịch vụ trong mỗi phòng; nhân viên phục vụ phải luôn đeo khẩu trang và phải được tiêm ít nhất đủ liều cơ bản vaccine phòng Covid-19.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ phải quản lý và rà soát hàng ngày số lượng và thông tin cơ bản của khách hàng khai báo y tế, bắt buộc khách hàng phải quét mã QR; tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên định kỳ tối thiểu 1 tuần/lần cho những người có nguy cơ lây nhiễm cao (người quản lý, nhân viên phục vụ hoặc các trường hợp tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, người vận chuyển hàng hóa…); hàng ngày thực hiện vệ sinh, khử khuẩn phòng hát và các trang thiết bị trong phòng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke trên địa bàn quản lý thực hiện đúng các quy định nêu trên; cương quyết đóng cửa đối với các cơ sở vi phạm không đảm bảo quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dich-vu-karaoke-o-yen-bai-duoc-hoat-dong-tro-lai-tu-8h-sang...

Dịch COVID-19 phức tạp, Hà Nội tạm dừng Lễ hội Chùa Hương

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương; Chỉ thị số 03/CT-UBND của UBND TP. Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm công tác y tế dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và an toàn cho người dân, du khách, UBND huyện sẽ tạm dừng tổ chức lễ hội, không đón khách tham quan tại khu di tích Chùa Hương năm 2022 cho đến khi có thông báo mới.

Theo kế hoạch trước đó, Lễ hội Chùa Hương năm 2022 dự kiến diễn ra trong 3 tháng, từ ngày 2/2 đến hết ngày 30/5 (tức mùng 2/1 đến hết ngày 30/3 Âm lịch); lễ Khai hội được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng.

Đây là dịp thu hút khách thập phương về dự lễ hội kết hợp tham quan quần thể khu Di tích thắng cảnh Hương Sơn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện; đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân và du khách về ý thức trách nhiệm trong việc tham gia bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị của di sản văn hóa.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/dich-covid-19-phuc-tap-ha-noi-tam-dung-le-hoi-chua-huong-1692...

Bỏ yêu cầu xét nghiệm COVID tại sân bay, số người đi lại vọt tăng

Hà Nội: kêu gọi dân không đến sân bay sớm

Chị Nguyễn Thị Hồng (quê ở Huế) cho biết, sau khi biết Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương thống nhất biện pháp giám sát y tế với người về quê, trong đó có bỏ yêu cầu cách ly y tế, chị ra ngay ga Hà Nội mua vé tàu cho cả nhà. Theo chị Hồng, chị chọn đi tàu vì được mua vé nguyên khoang để cả nhà ngồi cùng nhau, đảm bảo hạn chế tiếp xúc, không phải ngồi chung đông người như đi máy bay hay xe khách.

Lãnh đạo ngành Đường sắt cho biết, giai đoạn Tết Nguyên đán (từ ngày 20/1), đường sắt khai thác 8 đoàn tàu Thống nhất (tàu Bắc - Nam), phía Bắc chạy thêm các tàu đoạn Hà Nội - Lào Cai/Yên Bái/Hải Phòng/Vinh, phía Nam chạy thêm các tàu TPHCM - Đà Nẵng/Nha Trang/Phan Thiết…

Sân bay Nội Bài đông khách trong những ngày cận Tết. Ảnh: Phạm Thanh

Sân bay Nội Bài đông khách trong những ngày cận Tết. Ảnh: Phạm Thanh

Tới nay, tàu Thống Nhất bán được 55.159 vé. Trước Tết, chiều đông khách (từ Nam ra Bắc) vẫn còn hơn 4.700 vé, sau Tết từ Bắc vào Nam còn hơn 12.100 vé.

Một lãnh đạo ngành đường sắt cho biết, trước Tết, khách mua vé tàu chủ yếu ở khu vực từ TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai trở vào. Cận Tết, giá vé máy bay tăng cao, nên nhiều khách đổi sang đi tàu, tập trung các chặng TPHCM - Nghệ An/Thanh Hoá.

Để tạo thuận lợi cho khách đi máy bay dịp Tết, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất khuyến cáo hành khách: Cần khai báo y tế trước khi tới sân bay, chấp hành nghiêm túc thông điệp 5K; Hành khách nên làm thủ tục lên máy bay (check-in) trực tuyến và ra thẳng khu vực kiểm tra an ninh; quá trình chờ kiểm tra an ninh nếu thấy khả năng trễ chuyến có thể liên hệ nhân viên mặt đất hoặc nhân viên hãng bay để được hỗ trợ.

Khảo sát số vé đã bán của đường sắt và hàng không cho thấy, từ 23 đến 29/1 (tức từ 21 tới 27 tháng Chạp) số vé bán được nhiều nhất, có ngày tàu chỉ còn 100-200 vé.

Sân bay đông khách nhưng chỉ bằng nửa Tết trước

Với hàng không, nhiều chuyến bay giờ đẹp hết vé, số vé còn lại giá khá cao. Thực tế này được lý giải là do người dân lo ngại các biện pháp phòng chống dịch ở quê nhà nên về sớm để chấp hành cách ly. Cùng với đó, sau khi Bộ GTVT bỏ quy định xét nghiệm với tất cả khách từ vùng 3 (vùng cam) trở xuống, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương không cách ly người về quê, nhu cầu đi lại Tết của người dân đã tăng mạnh.

Ngày 25/1, khảo sát trang bán vé của các hãng hàng không nội địa cho thấy, đã xuất hiện hiện tượng hết vé 1 số chuyến bay giờ đẹp, cho những chặng bay từ TPHCM đi các tỉnh phía Bắc. Cụ thể, giai đoạn từ nay tới 30/1, chặng từ TPHCM - Hà Nội một số chuyến bay của Vietjet báo hết vé, các chuyến còn vé hoặc các hãng khác đều còn nhiều vé, với giá chỉ khoảng 2 triệu đồng/chiều. Tình trạng hết vé, hoặc chỉ còn vé giá cao trên các chặng bay từ TPHCM đi Thanh Hoá, Vinh (Nghệ An), Hải Phòng…

Trên các đường bay này, Vietnam Airlines chỉ còn vé có giá từ 3 đến 3,5 triệu đồng trở lên, thậm chí nhiều chuyến chỉ còn vé hạng thương gia giá trên 6 triệu đồng, tương tự với Vietjet, Bamboo Airways, Pacific Airlines.

Đặc biệt, vào ngày mồng 2, mồng 3 Tết, vé chặng Hà Nội đi Phú Quốc, Nha Trang cũng được nhiều người đặt mua nên giá vé còn lại khá cao, Vietjet giá từ 2 triệu đồng trở lên, còn Vietnam Airlines giá 3,4 triệu đồng trở lên, dù ở những chặng này đã được các hãng tăng cường thêm nhiều chuyến bay.

Còn theo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trung bình 1 tuần qua, sân bay này có gần 300 lượt chuyến bay cất/hạ cánh, với lượng khách bình quân 26.000 người/ngày. Ngày cao điểm nhất cũng chỉ có khoảng 33.000 lượt khách, chưa bằng phân nửa lượng khách đi lại dịp Tết trước.

Những ngày gần đây, sân bay Tân Sơn Nhất (TPHCM) và Nội Bài (Hà Nội) đã có hiện tượng ùn ứ khách vào một số khung giờ cao điểm ban ngày. Theo Cục Hàng không, dịp Tết năm nay, các hãng hàng không nội địa bán ra trên 2,8 triệu ghế, tăng 7% so với Tết trước.

Tuy nhiên, thực tế một số ngày vừa qua, các hãng khai thác số chuyến bay thấp hơn năng lực cung ứng của sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Nguyên nhân gây ùn tắc sân bay Tân Sơn Nhất 3 ngày qua, theo Cục Hàng không là khách chưa biết thông tin bỏ kiểm tra giấy xét nghiệm COVID-19 trước chuyến bay nên nhiều người tới sân bay sớm; trời tại Hà Nội sương mù nên một số chuyến bay phải lùi giờ cất cánh.

Cục Hàng không đã yêu cầu các đơn vị phục vụ mặt đất, hãng hàng không tăng cường nhân lực, máy móc, bố trí thêm khu vực chờ cho khách. Bên cạnh đó, Cục Hàng không cũng kiến nghị Bộ GTVT chuyển một số chuyến bay trong khung giờ cao điểm ngày sang khai thác giờ đêm; khuyến cáo khách không nên tới sân bay quá sớm để giảm số khách chờ đợi tại sân bay.

Nguồn: https://tienphong.vn/bo-yeu-cau-xet-nghiem-covid-tai-san-bay-so-nguoi-di-lai-vot-tang-p...

Xôn xao tờ lịch ngày 29 Tết xuất hiện ca dao tục ngữ phồn thực nhạy cảm, CĐM bức xúc
Hình ảnh ấy đã thu hút sự quan tâm của động đồng mạng, ai cũng ngỡ ngàng vì sao câu được cho là tục ngữ "nhạy cảm" này lại xuất hiện trên tờ lịch vào...

Tin tức 24h

H.A (tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19