Minh Thư (27 tuổi) dành 80% lợi nhuận của cửa hàng không rác thải mà cô đang vận hành để trao học hổng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Cô gái khiếm thị mong muốn góp một phần nhỏ trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Tọa lạc tại 353T Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM, cửa hàng "không rác thải" của Minh Thư khiêm tốn nằm trong căn nhà nhỏ có không gian xanh ngập tràn ánh nắng. Công việc hàng ngày của Thư là bày biện các phẩm, tiếp nhận túi ni long từ khách hàng và gửi tặng họ những món quà thân thiện với môi trường. Nơi đây là địa điểm ghé thăm quen thuộc của những người yêu lối sống xanh, thích hòa mình với thiên nhiên và hướng đến hành vi tiêu dùng không rác thải nhựa.
Tấm biển hiệu bằng một chiếc can nhựa bỏ đi dẫn đường tới trạm khiến nhiều người phải chú ý. Nhưng ai nấy đều kinh ngạc với những kệ hàng hóa đặc biệt, được tái chế nhựa chứ không phải bằng kệ gỗ, kệ sắt như bình thường. Ở đây có rau củ quả và vô số đồ dùng nhỏ xinh được làm từ vật liệu thân thiện với môi trường. Ống hút tre, bàn chải tre, bộ dụng cụ ăn trong túi vải.... đều gây ấn tượng bởi sự tiện lợi và xinh xắn.
Những sản phẩm ở đây đa phần đều được làm thủ công từ em nhỏ khuyết tật ở Nhà May Mắn tại TP HCM. Bên cạnh đó khi mua các sản phẩm như nước rửa chén, nước giặt sinh học... khách hàng có thể mang chai lọ sẵn có ở nhà để tới làm đầy.
Các em nhỏ khuyết tật ở Nhà May Mắn
Từ giữa tháng 6 mới đây, cửa hàng của Minh Thư và các bạn của mình đã bắt đầu chương trình thu gom túi nilong, tặng thực phẩm, nông sản Thư chia sẻ chiến dịch này không chỉ góp phần tăng nhận thức cho mọi người về việc bảo vệ môi trường mà còn tạo điều kiện trong nhiều hoàn cảnh khó khăn có lương thực, chung tay gom nilon cho dự án tái chế túi xách tạo việc làm cho người yếu thế.
Những chiếc bao nilon không phân hủy sinh học sạch, dây nilon, ống hút nhựa to khi đem đến tại cửa hàng sẽ được đổi nông sản bất kỳ như rau muốn, cà chua, cà tím... Mỗi kí nilon sẽ tương ứng với 1 kí rau củ.
"Nếu bao/ống hút bị bẩn, các bạn vui lòng rửa, phơi khô rồi gửi cho tụi mình nhé. Mong các bạn có thể giúp mình gấp gọn các túi trước khi đến quyên góp để hạn chế việc chiếm diện tích tại điểm thu gom và cũng giúp việc vận chuyển bao nilon đỡ cồng kềnh hơn" - Minh Thư nói thêm.
Hoa hậu Trái Đất 2018 Nguyễn Phương Khánh cùng Minh Thư (bên phải) tại cửa hàng "không rác thải"
Điều đặc biệt hơn cả, của hàng "không rác thải" này được tại nên từ một cô gái làm việc trong ngành hàng không có cha là người khiếm thị, Nhận thấy sự yếu thế của nhóm người này trong xã hội và mong muốn khởi nghiệp với dự án xanh, cô đã mở ra cửa hàng để trao cơ hội cho người khiếm thị.
Minh Thư là người điều hành cửa hàng là một cô gái khiếm thị và Linh, nhân viên cửa hàng cùng là người khiếm thị với một bên mắt chỉ còn nhìn được 2/10. Đồng thời còn có một bạn trẻ khiếm thính cũng làm việc tại đây. Cửa hàng tại Nguyễn Trãi là cơ sở đầu tiên và tương lai hướng tới nhiều địa điểm khác tại TP HCM và trên toàn quốc.
Minh Thư bày tỏ tâm huyết dành cho cửa hàng "không rác thải"
Trò chuyện với Thư, thật bất ngờ khi cô chia sẻ bản thân đang vừa làm tại cửa hàng, buổi tối tranh thủ luyện tập cờ vua ở nhà thi đấu Tân Bình để chuẩn bị cho Para Games diễn ra vào tháng 7.2022 tại Indonesia. Minh Thư từng giành nhiều huy chương cờ vua tại các giải thể thao người khuyết tật trong và ngoài nước. Năm 2018, cô được huy chương bạc tại Para ASIAD Indonesia và vinh dự được chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba vì những nỗ lực không biết mệt mỏi trong cuộc sống và các thành tích xuất sắc trong thi đấu thể thao.
Mô hình công việc dành cho nhóm người khiếm thính trước đây đã từng rất thành công với dự án "Nhà của Thời thanh xuân" ở TP Đà Lạt, Lâm Đồng. Chủ của dự án trên đã tạo công ăn, việc làm và giúp các bạn khiếm thính tìm ra được giá trị của bản thân và tự tin hơn trong cuộc sống.