Cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp được không? Chuyên gia tư vấn ngày cúng đẹp cho từng tuổi

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 25/01/2024 05:00 AM (GMT+7)

Cúng ông Công ông Táo là một nghi lễ quan trọng trước Tết Nguyên đán, do vậy thủ tục cúng cần chuẩn bị chu đáo để tỏ lòng thành kính.

Hàng năm đến ngày 23 tháng chạp thì người người nhà nhà lại cúng ông Táo. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày ông Táo về chầu trời để báo cáo với Ngọc Hoàng trên thiên đình những chuyện vừa xảy ra trong một năm vừa qua dưới hạ giới. Để tiễn ông Táo về trời sau một năm ở cùng con dân dưới hạ giới, các gia đình bày mâm cúng với cá chép làm phương tiện cho ông Táo bay về trời cùng nhiều món ăn và đồ vật khác.

Theo Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, dù ngày ông Công ông Táo là vào 23 tháng Chạp nhưng các gia đình không nhất thiết phải làm lễ cúng trong ngày này, lễ cúng ông Công ông Táo có thể thực hiện trước ngày 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo hoàn toàn có thể thực hiện trước ngày, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào từng tuổi. Ảnh minh họa.

Cúng ông Công ông Táo hoàn toàn có thể thực hiện trước ngày, tuy nhiên còn phải tùy thuộc vào từng tuổi. Ảnh minh họa. 

Dưới đây là tư vấn của chuyên gia phong thủy Song Hà về các khung giờ vàng cúng ông Công ông Táo và bao sái, rút tỉa chân nhang năm Quý Mão, chuẩn bị đón Tết Giáp Thìn:

- Ngày 19 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.

- Ngày 20 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 7h10 đến 8h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 21 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 22 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 5h10 đến 6h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 9h10 đến 10h50 hoặc từ 15h10 đến 16h50.  Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Tý, Ngọ, Mão, Dậu.

- Ngày 23 âm cúng ông Công ông Táo khởi lễ từ 9h10 đến 10h50. Bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

Các gia đình đặc biệt lưu ý, cần phải cúng ông Công ông Táo xong mới được phép bao sái và rút tỉa chân nhang.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2024/images/2024-01-24/cung-ong-cong-ong-tao-truoc-ngay-23-thang-chap-duoc-khong-chuyen-gia-tu-van-ngay-dep-cho-tung-con-gi-nhanh-1706087633-177-width780height585.jpg width660 /

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2024/images/2024-01-24/cung-ong-cong-ong-tao-truoc-ngay-23-thang-chap-duoc-khong-chuyen-gia-tu-van-ngay-dep-cho-tung-con-gi-nhanh-1706087633-177-width780height585.jpg width660 /

Sau ngày ông Công ông Táo sẽ thực hiện bao sái, tỉa chân nhang. Ảnh minh họa. 

Sau ngày 23 tháng Chạp không được cúng ông Công ông Táo nhưng các gia đình vẫn bao sái và rút tỉa chân nhang. Cụ thể:

- Ngày 24 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc chiều từ 13h10 đến 14h50. Ngày này hợp các tuổi Dần, Thân, Tị, Hợi, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

- Ngày 25/12 âm vào ngày lập xuân nên 25/12, 26/12, 27/12 không được bao sái bàn thờ, rút tỉa chân nhang nếu không sẽ mất lộc cả năm.

- Ngày 28 âm bao sái và rút tỉa chân nhang bắt đầu tiến hành từ 5h10 đến 6h50 hoặc từ 9h10 đến 10h50 chiều từ 15h10 đến 16h50. Ngày này hợp các tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu, Dần, Thân, Tị, Hợi.

Cách cúng ông Táo ngày 23

Sau khi chuẩn bị đủ lễ vật, người đứng lễ thắp 3 nén hương (hoặc 5, 7, 9 nén tùy ý, nhưng nhìn chung là số lẻ), sau đó vái ba vái và khấn bài cúng. Sau khi hương tàn 2/3 thì bạn xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ cần đợi hương tàn hết 2/3 là bởi có quan niệm cho rằng nếu hương còn thì hoá vàng mới giúp các ông Táo nhận được.

Sau đây là bài khấn đưa ông Táo về trời để mọi người cùng tham khảo:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật!

Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp

Hôm nay là ngày… tháng… năm.

Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…

Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:

(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)

Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:

Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.

Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.

Cẩn cáo (vái 4 vái)

Nam mô A di đà Phật!

Nam mô A di đà Phật!

                                                             (Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin)

* Nội dung bài viết và tư vấn thể hiện quan điểm và nghiên cứu của chuyên gia

Loại cá chép không dùng cúng ông Công ông Táo, là món đại bổ nhưng người này chớ ăn
Ngoài cá chép đỏ thường dùng để cúng ông Công, ông Táo, còn có một loại cá chép là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn.

Tết nguyên đán

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ngày ông Công ông Táo