Người dân Tây Bắc ví những cây cầu treo - con đường độc đạo nối bản làng với thế giới bên ngoài như "lưỡi hái tử thần".
Tây Bắc lắm sông, nhiều suối nên các bản làng cách trở đều được nối nhau bằng những chiếc cầu treo.
Người dân ở xã Tà Mít (huyện Than Uyên – Lai Châu) được mệnh danh là những “diễn viên xiếc” vì mỗi lần ra trung tâm huyện họ đều phải đi qua cây cầu cheo leo, chênh vênh.
Ở vùng cao Tây Bắc, việc xây dựng cầu thuộc Nhà nước, còn việc duy tu, bảo dưỡng thì thuộc về… người dân. Khi ván lát mặt cầu bị hỏng thì dân bản phải tự tìm vật liệu thay thế.
Mặt ván lát cầu đã mục và hỏng hết nên người dân địa phương đành dùng tre nứa ghép lại.
Khi mới xây dựng, người ta gọi là cầu treo nhưng trải qua thời gian không ai dám chắc có phải là cầu không. Có người nói vui rằng, đây là sản phẩm dây sắt treo kết hợp với tre và gỗ.
Dĩ nhiên sinh mạng người dân sẽ “bị treo” trên những chiếc cầu như thế này.
Đa số những cây cầu ở Tây Bắc đều là huyết mạch giao thông của người dân trong vùng.
Có những cây cầu treo đã xuống cấp trầm trọng trở thành sân chơi cho trẻ em.
Tiền thân của những câu cầu treo là những cây cầu tự chế.
Những đứa trẻ “diễn xiếc” trên cây cầu treo tử thần.
Có những cây cầu treo bắc tạm mà độ khó khi tham gia giao thông còn khiến những điễn viên xiếc chuyên nghiệp bái phục.
Có nhiều nơi, người dân bản địa tự xây dựng cầu tạm để thu phí khách đi lại nhưng cũng khiến người tham gia giao thông vừa mất tiền lại vừa kinh sợ.
Những cây cầu treo vùng cao Tây Bắc là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người dân bản địa nhưng cũng là những “chiếc bẫy” khó lường.
Có những vùng biệt lập còn không có cầu treo thì người dân đành vượt sông.