11h đêm nay (14 tháng Giêng Âm lịch) mới đến giờ khai ấn nhưng từ sáng sớm nay, hàng nghìn du khách thập phương đã đổ về Đền Trần hành lễ.
Ngay từ sáng sớm nay, các ngả đường đổ về Đền Trần đã đông đúc bởi một lượng lớn du khách đổ về dâng hương. Nhiều du khách cho biết, dự đoán chiều và tối nay đền Trần sẽ rất đông người nên họ bố trí đi đến từ sáng sớm để hành lễ vì sợ cảnh chen chúc như năm ngoái, không cầu khấn được.
Theo thông tin từ ban tổ chức đền Trần, điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay là việc khôi phục lại nghi lễ “rước nước, tế cá” truyền thống vốn đã mai một từ lâu. Đây là năm đầu tiên nghi lễ này được phục dựng và trở thành một trong những nội dung chính của lễ hội. Nghi lễ “rước nước, tế cá” có ý nghĩa tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.
Mặc dù năm nay ban tổ chức lễ hội đã thắt chặt an ninh, kiểm soát gắt gao nhiều vòng nhưng tình trạng ăn xin, đổi tiền lẻ vẫn diễn ra khá phổ biến với nhiều chiêu thức tinh vi hòng qua mắt cơ quan chức năng.
Lễ khai ấn đền Trần, phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định được diễn ra vào giờ Tỵ, từ 11h đêm ngày 14 Âm Lịch đến 1h rạng sáng ngày 15 Âm Lịch. Ấn được rước từ Cổ trạch, thờ đức thánh Trần Hưng Đạo sang đền Thiên Trường để thực hiện nghi lễ khai ấn.
Tại đây, năm nào cũng có hàng người từ khắp mọi nơi đổ về với mong muốn xin được một cánh ấn, nên tình trạng cướp ấn, dẫm đạp lên nhau để lấy ấn luôn diễn ra tại đây mỗi lần khai ấn.
Dưới đây là ghi nhận của nhóm PV tại Đền Trần trước giờ khai ấn:
Từ sáng sớm ngày 13/2 (ngày 14 tháng giêng Âm lịch) dòng người nườm nượp kéo về đền Trần (TP Nam Định, Nam Định) trước giờ khai ấn.
Khu vực sân đền đã đông đúc người.
Xe ôm xô đẩy tranh cướp khách từ xe khách đến tham dự lễ hội khai ấn Đền Trần
Sợ cảnh chen lấn như năm ngoái, nhiều người đã bố trí đến từ sáng sớm để hành lễ. Anh Quang (Hà Nội) cho biết, rút kinh nghiệm từ năm ngoái, năm nay anh phải hành lễ từ sớm vì sợ đến chiều lượng người đổ về đông
Du khách thập phương tranh thủ tham quan, chụp ảnh trong lúc chờ đợi
Lễ khai ấn Đền Trần diễn ra vào giờ Tỵ, từ 11h đêm ngày 14 Âm Lịch đến 1h rạng sáng ngày 15 Âm Lịch.
Ấn được rước từ Cổ trạch, thờ đức thánh trần hưng đạo sang đền Thiên Trường để thực hiện nghi lễ khai ấn.
Trên tay ai cũng mang theo đồ lễ.
Để chuẩn bị cho lễ hội khai ấn, Ban tổ chức (BTC) đã thành lập 4 tiểu ban (an ninh, tuyên truyền, nghi lễ, hậu cần) để triển khai bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, ATGT.
Nhằm đảm bảo an ninh cho lễ hội và tránh tình trạng hỗn loạn như mọi năm, ban tổ chức đã bố trí hàng loạt hàng rào sắt.
Công nhân môi trường đang dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải để chuẩn bị cho giờ khai ấn
Mặc dù công tác an ninh đã được thắt chặt nhưng tình trạng ăn xin vẫn còn
Dịch vụ đổi tiền lẻ vẫn ngang nhiên hoạt động xung quanh khu vực Đền Trần
Với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần "Tích phúc vô cương"; cầu mong mọi người bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất hăng say, học tập, công tác tốt. Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và phát triển và trở thành một trong những tập tục đẹp, một nét văn hóa đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt được gìn giữ lâu đời. Lễ khai ấn trước hết là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Lễ hội Đền Trần sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 16 tháng Giêng với hai nghi thức được khôi phục là rước nước và tế cá. Lễ phát ấn cho nhân dân và khách thập phương bắt đầu từ 7h sáng ngày 15 tháng Giêng (14/2). Ấn Đền Trần sẽ được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm trong khu vực vườn cây đền Trần. (Tổng hợp) |