"Em bé Napalm" trong bức ảnh chấn động 50 năm trước bây giờ ra sao?

H.G - Ngày 08/04/2022 16:29 PM (GMT+7)

50 năm sau ngày bức ảnh "Em bé Napalm" ra đời, tác giả Nick Út đã mang tấm ảnh về Việt Nam triển lãm tại TP. HCM. Em bé trong tấm ảnh ngày đó đã có một bước ngoặt, thay đổi cả cuộc đời sau này.

Trảng Bàng, Tây Ninh vào năm 1972. Đó là khoảnh khắc Phan Thị Kim Phúc (9 tuổi) bỏ chạy trong tình trạng không áo quần, gương mặt mếu máo hoảng loạn vì bị bỏng bom Napalm. Ngay lúc đó, người phóng viên chiến trường của hãng thông tấn AP Nick Út đã có mặt ngay tại đó và kịp thời tác nghiệp. Tấm hình "Em bé Napalm" đã gây tiếng vang lớn sau khi được xuất bản trên toàn thế giới, đạt hàng loạt giải thưởng trong đó có giải Pulitzer danh giá và được cho là góp phần vào việc chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Bức ảnh được xếp thứ 41 trong danh sách 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.

Bức ảnh Em bé Napalm của tác giả Nick Út được trưng bày tại triển lãm.

Bức ảnh "Em bé Napalm" của tác giả Nick Út được trưng bày tại triển lãm. 

Sau khi chụp bức ảnh, Nick Út kịp thời đưa bé gái đến bệnh viện để cứu sống cô. Kim Phúc bị thương nặng, bỏng 2/3 cơ thể ở cấp độ ba, gương mặt trở nên biến dạng vì vết thương. Hai người em, 9 tháng tuổi và 3 tuổi của cô đã chết trong trận bom. Sau này, nhờ những cuộc điều trị phẫu thuật, ghép da mà cơ thể Kim Phúc đã dần lành lặn trở lại.

Ông kể lại câu chuyện ngày đó: "Tôi đưa cô bé vào bệnh viện Củ Chi nhưng họ không nhận vì nói không đủ thuốc men để cứu chữa. Tôi phải lấy thẻ phóng viên ra dọa, nếu không cứu cô này tôi sẽ đưa tin cho cả thế giới biết. Lúc đó, y bác sĩ mới đưa vào trong sơ cứu và sau chuyển về Sài Gòn để điều trị". Đối với Nick Út, nếu không cứu được cô bé thì bức ảnh không còn giá trị gì nữa: "Kim Phúc mà chết có lẽ tôi tự tử liền", ông bộc bạch. 

Phan Thị Kim Phúc - Em bé Napalm ngày ấy

Phan Thị Kim Phúc - Em bé Napalm ngày ấy

Phan Thị Kim Phúc, cô bé nhân vật chính trong bức ảnh "Em bé Napalm" sau khi được cứu sống đã có mối quan hệ thân tình với ân nhân đã cứu mạng mình. Năm 1973, nhiếp ảnh gia Nick Út đã quay lại Trảng Bàng, Tây Ninh để gặp Kim Phúc và chụp ảnh cùng cô bé. Sau những năm tháng sống trong chiến tranh, vào năm 1986, Kim Phúc đã được trao 1 suất học bổng ngành y tại Cuba. 

Phóng viên chiến trường Nick Út gặp lại Kim Phúc năm 1973.

Phóng viên chiến trường Nick Út gặp lại Kim Phúc năm 1973.

Việc đi ra nước ngoài học tập có lẽ là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời Kim Phúc, tại đó cô gặp được Bùi Huy Toàn - một sinh viên Việt Nam. Cô chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ tìm được một người đàn ông yêu thương cô khi cơ thể có nhiều vết sẹo. Tuy nhiên, Bùi Huy Toàn yêu và cưới Kim Phúc làm vợ năm 1992. Năm 1989, Nick Út đã tới Cuba và ghé thăm Kim Phúc. Đây là lần tương phùng đầu tiên của 2 người kể từ khi chiến tranh ở Việt Nam kết thúc.

Năm 1997, bà Kim Phúc đã sáng lập ra quỹ Kim, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Canada để giúp đỡ những trẻ em là nạn nhân của chiến tranh. Tổ chức này đã tổ chức nhiều hoạt động như xây dựng bệnh viện, trường học và nhà cửa cho những trẻ em nạn nhân chiến tranh. Bà Phúc cũng trở thành người vận động vì hòa bình và đại sứ thiện chí cho Tổ chức nhân quyền UNESCO.

 Năm 2000, “Em bé napalm” may mắn được diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II ở London.

 Năm 2000, “Em bé napalm” may mắn được diện kiến Nữ hoàng Anh Elizabeth II ở London.

Một lần hội ngộ khác giữa hai người

Một lần hội ngộ khác giữa hai người

Ở tuổi 52, Kim Phúc đã được một chuyên gia giàu kinh nghiệm dùng tia laser điều trị từng vết thương sâu gây nhăn nhúm da trên lưng và một phần hai cánh tay. Sau 43 năm mang đầy thương tích trên mình, gần đây Kim Phúc được tài trợ đi điều trị vết thương bằng kỹ thuật laser tại Miami (Florida, Hoa Kỳ). 

Ngày 22/10/2004, Kim Phúc được Đại học York ở Toronto, Ontario, trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự vì những nỗ lực trợ giúp trẻ em nạn nhân chiến tranh trên khắp thế giới. Bà cũng được tặng thưởng Huân chương Ontario, huân chương cao quý nhất của tỉnh Ontario, Canada.

Kim Phúc trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để giảm đi sự đau đớn

Kim Phúc trải qua nhiều cuộc phẫu thuật để giảm đi sự đau đớn

Ngày 27/10/2005, bà được Đại học Queen ở Kingston, Ontario trao tặng học vị danh dự. Kim Phúc cũng được mời làm Sứ giả Hoà bình của Tổ chức Giáo dục, Văn hoá và Khoa học của Liên hiệp quốc. Từ đó, Kim Phúc đi khắp nơi nói chuyện và vận động chống chiến tranh, xây dựng kinh tế, văn hoá, khoa học trong hoàn cảnh hoà bình, nhất là các hoạt động về y tế giúp người già, trẻ em và người vô gia cư... 

amp;#34;Em bé Napalmamp;#34; trong bức ảnh chấn động 50 năm trước bây giờ ra sao? - 7

“Tôi không thể thay đổi quá khứ, nhưng với tình yêu tôi có thể thay đổi tương lai”. Bà Phan Thị Kim Phúc - “Em bé Napalm” năm xưa đã xác quyết như trên sau 47 năm phải chịu đựng hậu quả chiến tranh. Bà thanh thản nói điều này với chính mình và truyền thông thế giới, mặc dù vết thương trên thân mình vẫn còn làm bà đau đớn. Nhiều năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, Kim Phúc thuật lại rằng trong bức ảnh cô đang kêu la "Nóng quá, nóng quá".

50 năm sau bức ảnh gây chấn động thế giới, ở tuổi 59, bà Kim Phúc đang sinh sống tại khu vực Toronto, Canada với chồng và 2 con trai. Cuộc sống hạnh phúc và đầy ý nghĩa đã giúp cho cô bé năm nào trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người đã và đang phải chịu nỗi đau khủng khiếp về tinh thần và thể xác. 

5 Vlogger đời đầu đình đám tại Việt Nam bây giờ ra sao?
Là những người tiên phong trong phong trào làm Vlog tại Việt Nam, 5 vlogger này đã trở thành những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Nhiều năm trôi qua, mỗi người lựa chọn cho mình một hướng đi riêng biệt, dù thành công hay thất bại, những vlogger

Tin tức 24h

H.G
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h