Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế

An Phú - Ngày 04/03/2022 16:00 PM (GMT+7)

Có tuổi đời gần 700 năm, làng hương Thủy Xuân nằm gọn giữa lòng cố đô Huế ngày càng tô điểm rực rỡ vẻ đẹp truyền thống giữa thành phố đang đà phát triển du lịch. Các bà, các chị ngoài giữ nghề làm hương bán sỉ lẻ, họ còn biết cách làm du lịch thu hút khác

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km, làng hương có tuổi nằm trên con đường Huyền Trân Công Chúa rực lên nhiều sắc màu khác nhau. Từ đầu đến cuối đường, người dân đến Huế dễ dàng bắt gặp các khoảnh sân trang trí nhiều bố cục khác nhau từ những que hương.

Chị Nguyễn Thị Loan (một hộ dân làm nghề hơn 30 năm) cho hay, trước đây người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề làm hương thủ công, bán kiếm tiền lời mưu sinh. “Vì đây là nghề truyền thống cho nên hết đời này đến đời khác đều truyền tay nhau làm, cho đến khi khách Tây bắt đầu đến đây, họ hứng thú với công việc làm hương và muốn tự tay trải nghiệm. Nhận ra vẻ đẹp lạ từ những bó hương xếp dáng xòe trên mặt đất, tôi mới nghĩ tại sao mình không thử trang trí để thu hút khách du lịch đến đây. Và thế là tôi bắt đầu bàn bạc với mẹ và làm”, chị Loan tâm sự.

Thời gian đầu bắt tay vào trang trí, dựng lên tiểu cảnh, chị Loan cho biết rất nhiều khách du lịch cảm thấy thích thú và rủ nhau đến chụp hình dày đặc cả con đường. Cách làm rất đơn giản, từ một bó hương xếp chặt, người làm sẽ dựng xuống đất như động tác phơi khô khi làm hương rồi nhuộm vào nhiều màu khác nhau để tạo ra các mảng màu sắc đa dạng. Từ một nhà, nhiều hộ dân trong xóm cũng bắt đầu làm theo để biến con đường này thành địa điểm tham quan nổi tiếng mỗi khi ai đó đặt chân đến Huế.

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 1

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 2

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 3

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 4

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 5

Khách đến tham quan làng hương không tốn phí

Khách đến tham quan làng hương không tốn phí

Bà Lê Thị Quýt (gần 60 tuổi, làm hương hơn 40 năm) cho biết từ ngày bắt kịp xu thế thích tham quan, chụp ảnh của giới trẻ, bà có thêm thu nhập khác từ khách du lịch cũng như làng hương được mọi người biết đến và yêu thích nhiều hơn. “Tôi mua thêm giàn để dựng hương, một vài bàn ghế nhỏ để dựng tiểu cảnh cho khách chụp hình thêm bắt mắt. Khách đến đây không cần trả phí chụp hình tham quan, người ta thương thì mua ủng hộ bó hương, nước uống hoặc đồ lưu niệm còn không thì thôi chả sao cả. Chủ yếu tôi và người dân ở đây vẫn muốn giữ vẻ đẹp truyền thống của làng nghề và làm con đường này xinh đẹp hơn thôi”, bà Quýt chia sẻ.

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 7

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 8

Người dân làm du lịch ngay trước cổng nhà của mình

Người dân làm du lịch ngay trước cổng nhà của mình

Làng hương Thủy Xuân tuy không còn quá xa lạ với người dân địa phương nhưng luôn là điểm đến thú vị của du khách khắp mọi nơi. Chị Thủy Hương, hộ dân làm hương cho biết trước đây nhiều gia đình bỏ nghề vì thất thu, đầu ra ít mà nhân công tốn kém, gia đình chị từng có ý định thôi nghề nhưng từ khi biết cách làm du lịch, chị có thêm kế sinh nhai và công việc như một hướng dẫn viên du lịch mỗi ngày.

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 10

Ghé thăm các “mệ”, các chị làm du lịch tại làng hương trăm tuổi cố đô Huế - 11

Sạp hương của chị Loan ở vị trí đầu đường Huyền Trân Công Chúa hút khách du lịch đến tham quan

Sạp hương của chị Loan ở vị trí đầu đường Huyền Trân Công Chúa hút khách du lịch đến tham quan

Nhóm bạn trẻ Ngọc Như từ Đà Nẵng đến làng hương vô cùng thích thú trước cách sắp xếp, bố cục thú vị ở đây đem lại, cả nhóm bạn đã thuê trang phục áo dài để có những bức hình đầu tư nhất. Bạn Ngọc Như vui vẻ nói: “Tôi đã có xem qua làng hương trên mạng, thấy rất nhiều người giới thiệu và có những bộ ảnh rất bắt mắt, tôi không nghĩ nghề truyền thống này vẫn còn được phát triển và tồn tại đến tận bây giờ. Đây là cách giữ chân khách du lịch khi đến tham quan cũng như để lại trong lòng chúng tôi những ấn tượng đẹp về một cố đô Huế”.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính cố đô Huế thu nhỏ ở phương Nam
Để cha mẹ vơi đi nỗi nhớ quê hương, anh Nguyễn Thanh Tùng (ngụ tại quận 9 – TP.HCM) đã tái hiện lại một "cố đô Huế" thu nhỏ với nhiều công trình độc...

Eva Toplist

An Phú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h