Nhiều năm qua, đại gia Xuân Trường đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các khu du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình và Hà Nam.
Đại gia kín tiếng, sống giản dị
Ông Nguyễn Văn Trường hay còn gọi là Xuân Trường (SN 1963, Ninh Bình) là đại gia nổi tiếng, chủ của nhiều doanh nghiệp tư nhân tại vùng đất cố đô. Ông nằm trong nhóm doanh nhân đạt danh hiệu "Cúp vàng hội nhập kinh tế Quốc tế" và "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu".
Vị đại gia 58 tuổi sống rất giản dị, ăn chay trường suốt nhiều năm. Ông từng bảo rằng ăn chay vì thấy thứ đồ ăn ấy hoàn toàn thay thế được thực phẩm thông thường và hợp với bản thân. Ông ít nói và hiếm khi xuất hiện trước truyền thông báo chí. Kể cả với những người bạn làm báo thân thiết, ông cũng từ chối chụp hình. Ông quan niệm những việc mình làm cho người dân quê hương không có gì gọi là to tát.
Đại gia Xuân Trường là người ít nói và có đời sống riêng tư kín tiếng.
Niềm vui lớn nhất trong đời của doanh nhân Xuân Trường chính là nhìn thấy người dân Gia Viễn (quê hương của ông - PV) có việc làm ổn định, cuộc sống được cải thiện khi khu du lịch chùa Bái Đính và quần thể hang động Tràng An đi vào hoạt động. Trong một lần trả lời báo chí, ông đã tâm sự: "Có người đã đúc kết rất đúng rằng: Đại gia cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi. Cái khác biệt biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý".
Đây chính là câu nói bất hủ, gắn liền với sự nghiệp - cuộc đời của vị đại gia được hàng nghìn người dân vùng đất cố đô mến mộ và yêu quý.
Nắm trong tay khối gia sản khổng lồ
Nhiều năm qua, ông Xuân Trường đã đầu tư nghìn tỷ đồng vào các khu du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình và Hà Nam. Cụ thể, năm 2006, ông mạnh tay bỏ ra cả nghìn tỷ đồng đầu tư vào Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính. Đến năm 2014, chùa được UNESCO công nhận là di sản thế giới kép và Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Khu du lịch Tràng An - Bái Đính do ông Xuân Trường đầu tư xây dựng.
Bái Đính là ngôi chùa nổi tiếng rộng 539 ha, có nhiều kỷ lục ở khu vực châu Á lẫn Việt Nam: có tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Việt Nam 36 tấn, nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m,có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam và có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam...
Bên cạnh Tràng An - Bái Đính, vị đại gia Ninh Bình đã âm thầm đầu tư khoảng 11.000 tỷ đồng và xây dựng Khu du lịch Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) với ước mơ đưa quần thể này trở thành di sản thế giới. Ông từng nói rằng nếu Bái Đính mang kiến trúc của một ngôi chùa lớn thì Tam Chúc - Ba Sao sau khi hoàn thành sẽ có hàng trăm chùa tháp với nghìn bức tượng Phật.
Quần thể Tam Chúc.
Dự án này có diện tích 5.100 ha, gồm các khu chức năng. Năm 2019, khu du lịch được đưa vào hoạt động phục vụ Đại lễ Phật giáo thế giới và phục vụ du khách chiêm bái, tham quan khu du lịch. Hiện đây là địa điểm hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, nhất là dịp trước - sau Tết Nguyên đán.
Ngoài hai dự án lớn ở Ninh Bình và Hà Nam, đại gia sinh năm 1963 còn bỏ ra 100.000 USD để đích thân sang Ấn Độ đón ngọc xá lợi về Việt Nam. Khi đến sân bay Nội Bài (Hà Nội), ông liền thuê 3 chiếc xe xịn chở xá lợi và cao tăng đến Ninh Bình. Ông cũng từng đầu tư 200 tỷ để hoàn thiện nhà khách 5 sao mang phong cách Á Đông cổ điển với diện tích 20.000 m2. Nhà khách này có một phòng họp hội nghị cấp cao và phòng ăn sức chứa 1.000 khách.
Đại gia sinh năm 1963 còn bỏ ra 100.000 USD để đích thân sang Ấn Độ đón ngọc xá lợi về Việt Nam rồi thuê 3 chiếc xe xịn chở xá lợi và cao tăng từ sân bay Nội Bài (Hà Nội) đến Ninh Bình.