Nghi vấn "thôi miên" lừa mua "thuốc tiên" và lời kể của nạn nhân tại Phúc Thọ, Hà Nội

Ngày 01/02/2021 16:00 PM (GMT+7)

Theo nhiều người dân, những đối tượng này thường giả vờ hỏi han, quan tâm hay tiếp thị sản phẩm và nghi là dùng cách "thôi miên" người dân để lừa bịp lấy tiền.

Mất tiền, mất vàng nghi do bị "thôi miên"

Mới đây trên địa bàn xã Trạch Mỹ Lộc, Phúc Thọ, Hà Nội xảy ra vụ việc nghi là bị "thôi miên" nhằm lừa bịp chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Theo phản ánh của người dân, phóng viên Người Đưa Tin Pháp Luật đã tìm đến thôn Vân Lôi để làm rõ thực hư.

Tiếp xúc với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Sửu làm nghề sửa chữa máy tính (trú tại cụm 1, thị trấn Phúc Thọ) cho biết, người dân nơi đây từng rơi vào trường hợp tương tự và mới đây mẹ anh là một trong số ấy: "Tôi đã từng nghe đồn đoán và nói về việc này nhưng trước đây tôi chỉ biết vậy chứ không quá lưu tâm. Tuy nhiên, mới đây, mẹ tôi cũng bị những đối tượng lạ "thôi miên" và lừa mất một khoản tiền", anh Sửu bức xúc nói.

Nghi vấn amp;#34;thôi miênamp;#34; lừa mua amp;#34;thuốc tiênamp;#34; và lời kể của nạn nhân tại Phúc Thọ, Hà Nội - 1

Người bị nghi là đối tượng "thôi miên" lừa lấy bịp nhằm chiếm đoạt tiền của  nạn nhân liên tục di chuyển trên đường.

Theo anh Sửu, các đối tượng thực hiện hành vi nghi là "thôi miên",  nhằm chiếm đoạt tài sản thường hoạt động theo nhóm, ăn mặc giản dị, xuất hiện ở chợ Gạch cũ: "Những đối tượng này ăn mặc rất giản dị, liên tục đi lại trên đường để tìm kiếm mục tiêu. Khi đã xác định được mục tiêu, một người trong số họ sẽ chủ động tiến lại bắt chuyện làm quen còn những đối tượng khác sẽ chờ đợi thời gian thích hợp để tiến đến hỗ trợ".

Chỉ vào những clip được camera an ninh ghi lại mà anh xin được quanh khu vực chợ Gạch cũ, anh cho biết, có người trong xã đã gặp phải vấn đề này nhưng họ thường "ngậm bồ hòn làm ngọt": "Có người trong xã bị rồi nhưng họ không tố cáo lên chính quyền vì họ nghĩ rằng là của đi thay người. Nhưng sau khi mẹ tôi là nạn nhân của các đối tượng này, tôi không thể làm ngơ được nữa. Tôi quyết làm mọi chuyện cho ra nhẽ nên tôi quyết định gửi đơn lên cơ quan công an".

Bà Nguyễn Thị Mai (SN 1964, mẹ anh Sửu) cho biết, ngày 24/1 vừa qua, bà đến chợ Gạch cũ, thị trấn Phúc Thọ để mua đồ ăn. Trên đường dắt xe ra đến cổng chợ, bất ngờ, một người ăn mặc giản dị tiến đến bắt chuyện: "Cô ơi, cô bị lang giống cháu quá! Cháu cũng bị như cô nhưng nhờ uống thuốc mua bên Lào nên đã khỏi khoảng 4 năm nay. Nếu cô uống thì chỉ khoảng từ giờ đến tết là cô khỏi bệnh lang ngay".

Nghi vấn amp;#34;thôi miênamp;#34; lừa mua amp;#34;thuốc tiênamp;#34; và lời kể của nạn nhân tại Phúc Thọ, Hà Nội - 2

Hai người được cho là "thôi miên" tiếp cận người dân.

Theo bà Mai, nói chuyện với người này một lúc, dù nghe được mọi người nói chuyện xung quanh nhưng bà đã không thể điều khiển được hành vi của mình. Cùng lúc này, một người phụ nữ ăn mặc kín đáo, bịt khẩu trang tiến đến bắt chuyện với người kia và nói : "Chị của tôi uống thuốc này vào cũng khỏi hẳn đấy. Em đưa chị đi xem thử xem loại thuốc ấy có đúng với loại thuốc kia không để chị mua cho chồng uống".

Theo bà Mai, từ lúc đó bà đi theo những người này ra trước cổng một công ty để xem thuốc. Lúc này, người phụ nữ kia giới thiệu cho bà Mai một người đàn ông đi xe máy và cho biết ông này từ Điện Biên xuống sẽ mua thuốc giúp. Theo bà Mai, hai người này lên xe, đi một lúc rồi quay lại, đưa cho bà gói thuốc và còn đưa bà về nhà lấy tiền: "Sau khi đưa thuốc, người đàn ông này đèo tôi về nhà lấy tiền trả nhưng ông ta nhất quyết không chịu vào nhà mà đứng đợi cách nhà tôi khoảng ba mươi, bốn mươi mét".

"Lúc ấy tôi không làm chủ được bản thân, trong lòng chỉ nghĩ là đi vay tiền. Trong nhà, tôi còn 3 triệu nên đi vay mượn mọi người hàng xóm được khoảng 10 triệu. Ai hỏi tôi cũng lầm lì, nhất quyết không nói và đưa hết số tiền ấy cho người đàn ông kia", ánh mắt rưng rưng, pha lẫn lo lắng bà Mai kể lại.

Nghi vấn amp;#34;thôi miênamp;#34; lừa mua amp;#34;thuốc tiênamp;#34; và lời kể của nạn nhân tại Phúc Thọ, Hà Nội - 3

Cô Nguyễn Thị Cải (SN 1961) cũng cho hay từng mất 2 bông tai vàng nghi vấn do  bị các đối tượng "thôi miên" cách đây 1 năm.

Theo chân bà Mai, sau một quãng đường vòng vèo, chúng tôi tìm đến nhà cô Nguyễn Thị Cải (SN 1961). Vừa đi đồng về, chưa kịp cởi bộ đồ bảo hộ, cô Cải cho biết: "Hơn một năm trước, tôi cũng gặp trường hợp như vậy. Có một người phụ nữ tiếp cận tôi và nói rằng mắt tôi có mọng, giờ có đi đến nhà bác sĩ ở đằng dưới không, cháu đưa đi"

"Không biết người ta làm gì nhưng hình như là vỗ vai tôi một cái rồi tôi đi theo luôn. Tôi chỉ nhớ mang máng là họ chở đi khá xa và không biết thế nào mà tôi tháo hai bông tai vàng trị giá khoảng 8 triệu đồng đưa cho họ", cô Cải cho rằng đối tượng này đã thôi miên cô khiến cô không còn biết gì và chỉ thực hiện theo lời người ta.

Tiết lộ quảng cáo thuốc "thần" và cách sử dụng kỳ lạ

Trở lại vụ việc của bà Mai, bà này cho biết, để loại thuốc này hiệu nghiệm bà được những kẻ bán thuốc nói phải "làm phép" trước khi uống (?!) Điều quan trọng nhất khi sử dụng loại "thần dược" này là tuyệt đối không được nói chuyện với bất kỳ ai trong gia đình. Một điều nữa, muốn thuốc phát huy tốt nhất công dụng, bà Mai phải uống khi tắt ánh mặt trời để "giải vía"...

Nghi vấn amp;#34;thôi miênamp;#34; lừa mua amp;#34;thuốc tiênamp;#34; và lời kể của nạn nhân tại Phúc Thọ, Hà Nội - 4

Bà Nguyễn Thị Mai (SN 1964) chia sẻ về cách sử dụng "thuốc thần" được giới thiệu.

"Mỗi ngày, ngâm một quả thuốc vào một lít nước và uống hết. Trong đêm đầu tiên, khi mặt trời lặn khoảng 20h00, phải uống chín ngụm để giải vía và không được nói chuyện với bất kỳ ai", cách sử dụng thuốc vẫn được bà Mai nhớ rõ ràng. 

Thở dài thườn thượt, bà Mai tâm sự, tối hôm ấy, bà đem ngâm loại quả ấy vào một lít nước và thực hiện đúng theo "chỉ định" là làm phép và uống chín ngụm nước thuốc để giải vía. Khi chúng tôi đặt nghi vấn rằng người đàn ông ấy có lý giải vì sao lại phải làm phép và đặc biệt là không được nói chuyện không thì chúng tôi chỉ nhận được một cái lắc đầu cùng ánh mắt hoang mang của cô Mai.

Với ánh mắt buồn buồn, cô Mai tâm sự, cô chỉ hoàn toàn tỉnh táo và phát hiện mình bị lừa là vào ngày hôm sau:" Sáng hôm sau, tôi mới hoàn toàn tỉnh táo và biết mình bị lừa. Ở xã cũng đã có người bị và tôi cũng đề phòng nhưng không nghĩ được một người ăn vận bình thường, không đeo khẩu trang, bán mấy củ xu hào nên tôi mới tin"...

Đây được xem là bài học cảnh giác cho nhiều người, nhất là các bậc cao niên, không nên nhẹ dạ cả tin để mắc vào "bẫy" của những kể rắp tâm bịp bợm nhằm chiếm đoạt tiền của nạn nhân.

Trao đổi với Phóng viên Người Đưa Tin Pháp Luật, Thiếu tá Tô Xuân Hải, Trưởng Công an xã Trạch Mỹ Lộc cho biết có nhận được đơn trình báo về nội dung như thế và đã báo cáo Công an Huyện để phối hợp xác minh. Còn những thông tin khác, ông Hải cho biết, tất cả những phát ngôn liên quan các vụ việc diễn ra trên địa bàn Huyện, Công an xã không đủ chức năng, thẩm quyền để trả lời. 

Thực hư thông tin người phụ nữ bị trói gô vì thôi miên để cướp
Ngày 7/10, trên mạng xã hội chia sẻ thông tin và hình ảnh một người phụ nữ bị trói vào gốc cây tại xã Chấn Hưng (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) gây...
Theo Uông Đàm Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội