Hy hữu: Hai bé trai sinh đôi nhưng không được công nhận là anh em ruột

Ngày 10/01/2017 00:05 AM (GMT+7)

Một người phụ nữ đẻ thuê tại Mỹ đã hạ sinh hai bé trai sinh đôi cho cặp đôi người Ý. Tuy nhiên, khi đưa con đi khai sinh, nhân viên cơ quan đăng ký đã từ chối và họ quả quyết rằng chúng không phải là anh em ruột.

Vào ngày 15/12/2016, một người phụ nữ đẻ thuê tại Mỹ đã hạ sinh hai bé trai sinh đôi. Hai đứa bé là con trai của cặp vợ chồng đồng tính nam người Ý. Với mong muốn có con, họ đã sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Hai người đã vô cùng hạnh phúc và mãn nguyện khi chào đón các con chào đời. Tuy nhiên khi hai người quay lại Milan để đăng ký khai sinh cho các con, họ đã vướng phải một tình huống vô cùng khó khăn. Một thư ký tại cơ quan đăng ký đã từ chối làm giấy khai sinh cho hai bé vì họ quả quyết rằng chúng không phải là anh em ruột.

Các trường hợp như vậy từng xảy ra ở Ý, nơi mang thai hộ được xem là hoạt động bất hợp pháp và cặp đôi Ý sẽ gặp rắc rối với pháp luật khi muốn hợp thức hóa đứa con có được nhờ mang thai hộ ở nước ngoài. Hồi đầu tuần trước, một tòa án ở Milan đã tuyên bố rằng mặc dù hai bé là sinh đôi, nhưng chúng không phải là anh em.

Sau khi bị từ chối, cặp đôi đồng tính này đã quyết định khởi kiện để có quyền làm cha mẹ. Ban đầu, thẩm phán đã bác đơn nhưng cặp đôi đã kháng cáo, nhờ đó tòa án đã chấp nhận một phần yêu cầu của họ.

Hy hữu: Hai bé trai sinh đôi nhưng không được công nhận là anh em ruột - 1

Khi đưa con đi khai sinh, nhân viên cơ quan đăng ký đã từ chối và họ quả quyết rằng chúng không phải là anh em ruột. (Ảnh minh họa)

Theo tòa án, vì cả hai người đã sử dụng tinh trùng riêng để tạo phôi, nên mỗi người sẽ được phép nhận một bé là con trai. Tuy nhiên trên mặt pháp lý, hai bé không được coi là anh em ruột cho dù chúng chung mẹ, người đã hiến trứng.

Mặc dù vấn đề này có sự mâu thuẫn, Famiglie Arcobaleno, một tổ chức phi chính phủ ủng hộ các quyền của cha mẹ đồng tính và con cái của họ, đã ca ngợi quyết định của tòa án và họ coi đó là  một bước tiến tích cực.

"Đây là lần đầu tiên tòa án Ý đặt quyền lợi của đứa trẻ lên trước thay vì nghĩ đến tính hợp pháp của vấn đề chúng đã được sinh ra như thế nào. Hai đứa bé cần có cha mẹ. Trước kia chúng chỉ có quốc tịch Mỹ vì sinh ra trên đất Mỹ, nhưng giờ đã có thể nhập tịch Ý", bà Marilena Grassadonia, đại diện tổ chức Famiglie Arcobaleno cho biết.

Ý là một trong những quốc gia có luật về sinh đẻ nghiêm ngặt nhất châu Âu. Thụ tinh trong ống nghiệm chỉ giới hạn dành cho các cặp vợ chồng dị tính, đã lập gia đình hoặc có thể chứng minh được rằng họ có mối quan hệ ổn định. Họ phải sử dụng trứng và tinh trùng của chính mình. Việc hiến tặng trứng, tinh trùng hay việc để thuê là bất hợp pháp. Năm ngoái, mặc dù pháp luật của Ý đã thoáng hơn cho những cặp đồng tính, nhưng họ vẫn chưa được phép kết hôn và vẫn chịu sự kì thị của mọi người xung quanh.

Hy hữu: Hai bé trai sinh đôi nhưng không được công nhận là anh em ruột - 2

Biểu tình quyền người đồng tính tại Rome, Ý 

Năm 2014, tòa án ở Cremona, một thị trấn phía bắc Italy, đã không cho phép một đứa trẻ sống cùng cha mẹ vì phát hiện đứa trẻ sinh ra ở Ukraine nhờ một người mang thai hộ.

Theo ông Grassadonia, cặp sinh đôi ở Milan sẽ không bị tách khỏi các ông bố vì họ đã trung thực về thân phận đứa trẻ. Những đứa trẻ sẽ không được ở cùng bố mẹ trong trường hợp cặp cha mẹ thuê người đẻ mướn ở các nước nghèo, hoặc khi các nhà chức trách cho rằng người mang thai hộ đã bị khai thác bất công, hoặc khi cha mẹ đứa trẻ đã nói dối về cách đứa trẻ hình thành. 

Các tổ chức phi chính phủ như Famiglie Arcobaleno đang nỗ lực giúp các cặp đôi đồng tính tìm người mang thai hộ ở những nơi mà người đẻ thuê được tôn trọng như California (Mỹ) hay Canada.

Nhật Linh/Dịch từ Washingtonpost
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h