Các bếp nấu bánh chưng liên tục đỏ lửa để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Những ngày giáp Tết, trên con đường nhỏ dẫn vào làng bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) tập nập người ra vào mua bánh về chưng về cúng Tết. Bước vào sân nhà ai cũng ngập tràn màu xanh của lá bánh, màu trắng của gạo nếp, màu vàng thơm phức của đỗ xanh.
Không ai biết làng bánh nghề gói bánh chưng có từ khi nào, chỉ biết hàng năm qua mùng 10 tháng Chạp, nhà ai cũng tất bật nhập lá dong, đỗ xanh, gạo nếp,... về gói bánh phục vụ trong Nam, ngoài Bắc, thậm chí cả xuất khẩu ra nước ngoài.
Không khí Tết sớm về với làng bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội).
Em Nguyễn Văn Tuấn, sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội tranh thủ thời gian nghỉ Tết về phụ giúp gia đình rửa lá bánh.
Công đoạn tước lá bánh diễn ra khá nhanh chóng.
Gia đình anh Tâm, một trong những hộ làm bánh ở Tranh Khúc một ngày gói từ 300 - 500 chiếc phục vụ người tiêu dùng.
Gạo nếp được vo kĩ chuẩn bị mẻ bánh đầu tiên trong ngày.
Bánh chưng, nhân thịt cũng sẵn sàng.
Nhà nào cũng phải huy động hết các thành viên trong gia đình phục vụ việc gói bánh.
"Bí quyết làm bánh chưng không có gì đặc biệt. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu. Tuy nhiên, bánh chưng ngon phải làm kĩ từ khâu chọn nguyên liệu", anh Ngọc (Tranh Khúc, Thanh Trì) chia sẻ.
Công đoạn luộc bánh đơn giản hơn trước rất nhiều. Thay vì luộc bằng bếp củi, người làng Tranh Khúc chuyển sang luộc bằng nối hơi công nghiệp, bếp than.
Bếp liên tục đỏ lửa.
Sau khi luộc xong, bánh sẽ được để nguội rồi mang đi đóng gói.
Công đoạn đóng gói chuẩn bị giao hàng cho các khách.
Khách hàng của làng bánh chưng Tranh Khúc chủ yếu là các trường học, siêu thị, tiểu thương tại các chợ và bà con kiều bào xa tổ quốc.
Khách hàng liên tục tới lấy bánh.