Mới đây, bà “trùm hoa hậu” Phạm Kim Dung – CEO của công ty các hoa hậu ngờ đăng tải thông tin công ty lẫn cá nhân bị mạo danh nhằm hòng lừa đảo tiền của mọi người.
Hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng xã hội – mạng internet đã và đang được phản ánh, cảnh báo nhiều lần trên các phương tiện báo đài nhưng vẫn hoành hành càng nhiều với thủ đoạn, phương thức hết sức tinh vi. Gần đây, các đối tượng tung ra chiêu trò kích thích người tham gia với số tiền lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với số tiền bỏ ra. Theo đó khi nạp tiền 1 đến 2 lần thấy lợi nhuận chuyển vào tài khoản nhiều, người chơi tiếp tục nạp vào số tiền lớn để hưởng lợi nhuận cao hơn. Và có rất nhiều người đã “sập bẫy”, mất số tiền lớn lên đến hàng chục hàng trăm triệu đồng.
Đáng nói, những đối tượng sẽ sử dụng danh nghĩa của công ty nổi tiếng trên thị trường hoặc các nền tảng mạng xã hội như TikTok nhằm tạo độ tin tưởng cho người chơi. Thậm chí chúng còn thêm người chơi vào một nhóm chat, gồm nhiều người để cùng hoàn thành nhiện vụ. Trong nhóm chat này sẽ có chúng và các con mồi giả dạng người tham gia đã nhận được nhiều tiền khi hoàn thành các nhiệm vụ để dụ dỗ nạn nhân tin tưởng và nạp tiền làm nhiệm vụ.
Mới đây, bà “trùm hoa hậu” Phạm Kim Dung – CEO Công ty Sen Vàng bất ngờ đăng tải thông tin công ty lẫn cá nhân bị mạo danh nhằm hòng lừa đảo tiền của mọi người. Cụ thể nữ CEO viết trên trang cá nhân: “Một kế hoạch lừa đảo đang diễn ra rầm rộ những ngày qua, lấy danh nghĩa công ty và chính cá nhân Dung, xin đăng lên đây để chúng ta cùng nắm thông tin. Đồng thời, bộ phận pháp lý của công ty cũng ngay lập tức trình báo công an.
Bà “trùm hoa hậu” Phạm Kim Dung – CEO công ty của các hoa hậu.
Hình chụp bên dưới là chính nhân viên công ty nhận được từ một tài khoản Zalo, với nội dung như trong văn bản, Dung không hiểu cái văn bản đó mục đích làm gì và lừa đảo kiểu gì. Nhìn qua thì có thể thấy họ đã dùng con dấu giả và chữ ký giả để thực hiện hành vi lừa đảo cái gì đó.
Chính bản thân Dung cũng nhận được một cuộc điện thoại số 059.838.8400 vào trưa thứ Năm ngày 13/4 vừa qua với nội dung như sau: “Chị ơi em làm ở công ty ở địa chỉ (nói đúng địa chỉ công ty). Công ty em đang làm chương trình Việt Nam chiến thắng, muốn mời chị tham gia. Nếu chị quan tâm thì em nhắn tin trên Zalo cho chị…”.
Dung gặng hỏi đi hỏi lại thì người gọi có vẻ thấy không ổn nên đã nói là cô ấy chỉ là tổng đài và làm theo yêu cầu của tổng đài…rồi cúp máy. Dung cho bộ phận pháp lý gọi lại số này để kiểm tra thì không có người nghe máy.
Trong lúc chúng tôi báo công an thì mong mọi người hãy cảnh giác, công ty không làm bất cứ gì liên quan bảo hiểm, không mời người đi xem show qua điện thoại, không phối hợp với bất kỳ tổng đài nào cho việc chăm sóc khách hàng gì.
Nếu bạn bè Dung có nhận được thông tin gì tương tự , nếu có thể hãy cho Dung biết với. Thật sự các thủ đoạn lừa đảo hiện nay quá tinh vi”.
Kèm theo đó là hình ảnh đối tượng lừa đảo giả danh công ty của bà “trùm hoa hậu” với tiêu đề: “THOẢ THUẬN BẢO HIỂM”, ghi rõ bên A là tên công ty, người đại diện – bà Phạm Thị Kim Dung cùng địa chỉ của công ty. Còn bên B là một cá nhân, tài khoản nhân viên, số tiền bảo hiểm…
Bản thoả thuận mà đối tượng lừa đảo sử dụng dưới danh nghĩa bà "trùm hoa hậu".
Nội dung của bản thoả thuận này chính là lời cam kết của đối tượng giả mạo với “nhân viên”: “Công ty đã ký thoả thuận bồi thường cho nhân viên, thoả thuận bồi thường này có hiệu lực ngay sau khi ký. Trong quá trình làm việc, nếu bên phía công ty làm nhân viên bị thất thoát số tiền thanh toán đơn đối tác thì toàn bộ số tiền sẽ do công ty chịu trách nhiệm hoàn trả cho nhân viên.
Lưu ý: Nếu số tiền vốn bị thất thoát hoặc bị mất do lỗi phát sinh cá nhân của nhân viên thì công ty sẽ không chịu trách niệm về những tổn thất đó”. Đặc biệt bản thoả thuận còn có dấu mộc mà chữ ký của nữ CEO nhằm tăng độ uy tín.
Ngoài ra, bà Phạm Kim Dung còn đăng tải hình ảnh trò chuyện giữa tài khoản Zalo tên Kiều Anh. Người này tự giới thiệu là nhân viên tư vấn của công ty, mời chào nữ CEO làm bài tập xin việc, sau khi hoàn thành sẽ nhận được 30.000 Việt Nam đồng ưu đãi từ phía công ty.
Đoạn trò chuyện ngắn giữa bà trùm và đối tượng lừa đảo.
Điều này có nghĩa đối tượng lừa đảo đã mạo danh công ty do nữ CEO làm chủ để mời chào người chơi tham gia nhiệm vụ rồi tiến hành lừa đảo tiên giống như nhiều vụ lừa đảo khác. Còn bản thoả thuận trên nhằm tăng độ uy tín của bọn lừa đảo khi sử dụng danh nghĩa công ty.
Đây có thể coi là một hình thức lừa đảo cũ nhưng tinh vi hơn khi mạo danh công ty truyền thông lớn, có sức ảnh hưởng đối với dư luận. Vì thế người dùng mạng xã hội hay mạng internet nên cẩn trọng để tránh rơi vào cạm bẫy này.
Với trường hợp lừa đảo làm nhiệm vụ kiếm tiền, các đối tượng lừa đảo thường sử dụng nick ảo và sim rác để nhắn tin, gọi điện nên nạn nhân thường không biết chính xác bên lừa đảo là ai, đang ở đâu. Do đó, cần phải nhờ đến kỹ năng nghiệp vụ của cơ quan công an mới có thể tìm ra được kẻ lừa đảo một cách nhanh nhất. Theo đó, nạn nhân có thể trình báo vụ việc lừa đảo với cơ quan Công an theo các phương thức sau: - Đến trực tiếp công an xã, phường nơi mình cư trú để tin báo, tố giác tội phạm. - Truy cập trang thông tin, trang mạng xã hội tiếp nhận thông tin về tội phạm lừa đảo: + Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại địa chỉ: https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/. - Gọi điện đến đường dây nóng do Cơ quan công an cung cấp: + Số điện thoại đường dây nóng 113. + Số điện thoại đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053. + Tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân gọi đến số điện 08.3864.0508 để tin báo về tội phạm lừa đảo qua mạng. Ngoài việc phải trả lại tiền cho nạn nhân, các đối tượng lừa đảo còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau: 1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; d) Tái phạm nguy hiểm; đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. |