Ăn cao lương mỹ vị, vì sao phi tần chốn hậu cung thường xuyên ốm yếu, yểu mệnh?

H.A - Ngày 01/10/2020 19:10 PM (GMT+7)

Đồ ăn được chuẩn bị toàn là thứ cao lương mỹ vị, ăn uống có người kiểm soát kỹ lưỡng nhưng phi tần trong chốn hậu cung không phải lúc nào cũng khỏe mạnh và sống lâu.

Trong chốn cung cấm Trung Hoa xưa, Hoàng đế và gia đình Hoàng gia, trong đó có các phi tần đều được tận hưởng cuộc sống xa hoa, sang chảnh. Họ không chỉ được chăm sóc vẻ bên ngoài, đeo trang sức, mặc các trang phục được may từ vải đắt tiền... mà việc ăn uống cũng được chuẩn bị rất kỹ lưỡng và công phu. Không chỉ mùa nào thức nấy mà ngự thiện phòng sẽ tính toán làm sao dâng lên các món tốt cho sức khỏe, song yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. 

Ăn cao lương mỹ vị, vì sao phi tần chốn hậu cung thường xuyên ốm yếu, yểu mệnh? - 1

Ở thời nhà Thanh, các phi tần luôn có các nô tỳ hầu hạ bên cạnh. Mỗi bước đi ra ngoài đều có người dìu, nâng đỡ. Cuộc sống có người chăm sóc mọi lúc mọi nơi, ăn đồ ăn toàn ở hàng "thượng phẩm" nhưng không phải lúc nào tuổi thọ của phi tần ở hậu cung cũng cao.

Chốn hậu cung có rất nhiều phi tần, thê thiếp chưa kể có nhiều nữ nhân khác dù là bậc nô tỳ song vẫn ước vọng được sủng hạnh. Tâm trí của các nữ nhân luôn đặt vào Hoàng thượng, họ mong được ân sủng rồi tìm được một bước thay đổi cuộc đời mình. Trong khi nữ nhân rất nhiều, Hoàng đế chỉ có một, vậy phải làm gì, làm cách nào để lọt vào "mắt Rồng" cũng là điều được các phi tần suy nghĩ thường trực từ ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác.

Ăn cao lương mỹ vị, vì sao phi tần chốn hậu cung thường xuyên ốm yếu, yểu mệnh? - 2

Có người dùng tài trí của mình để được Hoàng thượng chú ý và có được cơ hội sủng ái. Nhưng đôi khi tài trí là chưa đủ, các phụ nữ chốn hậu cung còn trải qua những cuộc tranh đấu với nhau. Họ dùng các mưu mô và thậm chí là thủ đoạn, từng có những người không từ bất cứ thủ đoạn gì khiến người đời rùng mình khiếp sợ. Cho nên chính môi trường sống ở cung cấm tưởng như sung sướng, an nhàn nhưng không hề đơn giản là vậy.

Ngay cả khi được Hoàng đế sủng ái cũng chưa hẳn đã yên tâm, vì chuyện sủng ái hôm nay, ngày mai thay đổi là chuyện thường cho nên không có gì là mãi mãi hay vĩnh viễn. Cách tốt nhất mà các phi tần hướng đến và đặt mục tiêu là mang long thai. Rồi khi đang may mắn mang long thai, sinh con cho Hoàng đế thì phi tần đó cũng là mục tiêu trong ánh mắt của những người khác. 

Mang long thai, sinh quý tử được xem là nắm bảo bối. Nhưng quá trình từ khi mang thai đến khi sinh con ra, ai đảm bảo rằng mọi thứ đều an toàn, có thể có ai đó lén cho thuốc vào để hãm hại... Cho nên không có gì lạ khi những phụ nữ ở hậu cung ốm yếu và không khỏe.

Ăn cao lương mỹ vị, vì sao phi tần chốn hậu cung thường xuyên ốm yếu, yểu mệnh? - 3

Chưa kể ở bên cạnh Hoàng đế cũng đâu phải là một đặc ân hạnh phúc. Nếu Hoàng đế có tâm trạng tốt thì không sao nhưng nếu vua không có tâm trạng tốt thì không biết điều gì sẽ xảy ra. Nếu thần thiếp lỡ sai lời cũng có thể bị trách giận. Có người làm sai trái còn bị đẩy vào lãnh cung hoặc nặng thì mất mạng. Vì vậy những phi tần này rất hay mệt mỏi, ốm yếu cũng là điều dễ hiểu vì tâm trạng của bản thân cũng rất quan trọng, đối mặt với những nỗi lo làm sao vừa lòng Hoàng đế, đối mặt với những mưu mô hậu cung... thì thật khó để có thể sống thảnh thơi, khỏe mạnh. 

Để tránh chuyện ấy với Hoàng đế khi đến ngày đèn đỏ, các phi tần ứng phó ra sao?
Vào ngày "đèn đỏ", các nữ nhân trong cung cũng có những cách lạ đời để ngầm thông báo với thái giám hoặc Hoàng đế.
H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h