Vào lúc 15h30, HĐXH TAND cấp cao tại TP. HCM đã tuyên y án sơ thẩm, bị cáo Vũ Văn Tiến hình phạt tử hình khiến mẹ Tiến òa khóc nức nở. Lúc ra cổng bà đã gào: “Con tôi còn dại mà sao tòa tuyên án tử hình!” khiến nhiều người xót thương.
Vào 14h25 phút chiều nay, phiên tòa phúc thẩm vụ thảm sát Bình Phước đã được diễn ra tiếp tục. Đại diện Viện kiểm soát đã tranh luận ý kiến mà luật sư của bị cáo Tiến bào chữa. Theo đó, Tiến đã cùng bàn với Dương việc vào nhà ông Mỹ cướp tài sản và có hành vi giết người.
Cụ thể, Tiến đã siết cổ để Dương đâm nhiều nhát vào cổ 6 nạn nhân. Đặc biệt, cháu Vỹ và Như không có tiền nhưng Tiến vẫn giúp Dương giết. Đây là hành vi giết người đến cùng, vô cớ, có tính chất man rợ.
Bị cáo Tiến bị tòa tuyên án tử hình tại phiên phúc thẩm
Nhiều lần Tiến có ý định về nhưng chỉ là lời nói chứ không phải hành động dứt khoát, mặc dù có nhiều cơ hội bỏ chạy, không tham gia nhưng vẫn tiếp tục tham gia, chứng tỏ thực hiện hành vi đến cùng với bị cáo Dương.
Sau khi thực hiện hành vi giết người, cướp tài sản bị cáo Tiến đã không đầu thú mà bị bắt sau đó. Trong quá trình điều tra và tại tòa, bị cáo Tiến ăn năn hối cải, gia đình có công với cách mạng, thân nhân tốt nhưng không đủ để giảm nhẹ tội, cần phải loại khỏi đời sống xã hội.
Khi được nói lời sau cùng trước khi tòa tuyên án, bị cáo Tiến mong tòa xem xét giảm nhẹ tội. Nếu được sống sẽ cố gắng đền bù cho gia đình bị hại.
Bà Thi khóc nức nở rời khỏi phiên tòa khi Tiến bị tuyên hình phạt tử hình. Bà Thi gào từng lời: "Con tôi còn dại mà sao tòa tuyên án tử hình!"
Đúng 15h30, tòa tuyên y án sơ thẩm. Bị cáo Tiến tội giết người và cướp tài sản, tổng hình phạt tử hình. Bà Vũ Thị Thi - mẹ bị cáo Tiến cùng con gái khóc nức nở. Từ trong hàng ghế, bà khóc rồi gần như ngất đi, được con gái dìu ra bên ngoài.
Lúc ra đến cổng, bà gào từng lời trong tiếng khóc: “Còn tôi còn dại mà sao tòa tuyên án tử hình!” khiến nhiều người xót thương.
Trước đó, để giảm tội cho con, bà Thi đã đi kêu gọi gần 10.000 chữ ký từ người dân, đồng thời vay mượn khắp nơi được khoảng 20 triệu đồng nhằm bù đắp cho gia đình bị hại nhưng bị từ chối.