Mẹ qua đời, cha bỏ đi, bé gái ôm di ảnh rồi khóc nghẹn khiến bao người xót xa

NGỌC HÀ - Ngày 28/04/2022 06:00 AM (GMT+7)

Mất mẹ, 3 đứa trẻ dưới 14 tuổi như mất đi điểm tựa lớn nhất cuộc đời. K’Põ ngày nào cũng nhìn vào tấm ảnh thờ của mẹ rồi khóc không thành tiếng. Em dù còn rất nhỏ song hiểu rõ trọng trách của mình: sống tự lập, phải biết quan tâm đến em…

Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, cần được chăm sóc, cần được học tập. Và nhiệm vụ chính của trẻ chính là biết ăn, biết ngủ và học hành tốt, làm đúng điều phù hợp với lứa tuổi… Vậy mà ở đâu đó trên mảnh đất hình chữ S vẫn có những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi đủ phải tự lập, chăm sóc em của mình. Điển hình như câu chuyện của cô bé K’Põ (10 tuổi, quê Lâm Đồng).

Chị K’Giông (SN 1987, dân tộc M'Nông) – mẹ của K'Põ là người phụ nữ lắm bệnh tật nhất ở làng Liêng Trai 1 (Đạ Tông, Đam Rông). Chị gầy gò, ốm yếu và già nua như người đã ngoài 70 tuổi.

Chị K’Giông gầy gò, ốm yếu và già nua như người đã ngoài 70 tuổi.

Chị K’Giông gầy gò, ốm yếu và già nua như người đã ngoài 70 tuổi.

Cách đây vài năm, chị thấy trong người mệt nhưng túng thiếu, cái ăn chẳng đủ đành ngậm ngùi chịu đựng đớn đau. Khi cơ thể ngày càng suy kiệt, chị chạy vạy vay mượn xóm làng chút tiền lên bệnh viện ở Đà Lạt thăm khám. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc căn bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, khó có thể chữa cứu. Chị đành ôm nỗi tuyệt vọng về nhà, chờ ngày “tử thần” tới đưa về thế giới bên kia.

Sau 2 năm chống chọi với bệnh hiểm nghèo, chị K’Giông đã xa rời trần gian, bỏ lại 3 đứa con thơ bơ vơ không nơi nương tựa. “Chị tôi sinh được 3 đứa con: 2 trai 1 gái. Ngày ngày, anh chị đi làm thuê, lên nương rẫy trồng trọt… với hi vọng lũ trẻ được ăn no và học hành đầy đủ. May mắn người ta thương tình anh chị hiền lành, thật thà nên ai có việc gì đều mướn, mỗi ngày kiếm được 130.000 đồng. Đùng cái, biến cố ập tới – chị mặc bệnh không thuốc chữa”, chị K’Liêng (SN 1982) – em gái ruột của chị K’Giông xót xa.

KPơ ôm di ảnh của mẹ khóc nghẹn.

K'Pơ ôm di ảnh của mẹ khóc nghẹn.

Mất mẹ, 3 đứa trẻ dưới 14 tuổi như mất đi điểm tựa lớn nhất cuộc đời. K’Põ ngày nào cũng nhìn vào tấm ảnh thờ của mẹ rồi khóc không thành tiếng. Em dù còn rất nhỏ song hiểu rõ trọng trách của mình: sống tự lập, phải biết quan tâm đến em…

“Tôi đã có gia đình riêng nhưng thương cháu thương chị nên gắng thu xếp công việc đến chăm sóc chúng nó. Trước kia, anh rể tôi thương vợ con lắm. Anh chăm chỉ đi nương lên rẫy kiếm tiền lo cái ăn cái mặc cho các con và cả tiền thuốc thang của vợ. Vậy mà trước khi chị ấy mất 1 tuần, anh đã dứt áo bỏ về nhà nội.

Gia đình tôi không hiểu anh ta nghĩ gì lại bỏ lại 3 đứa con thơ dại. Anh ta cũng chẳng nhắn nhủ gì cả, chỉ nói về bên đó ở luôn. Đến giờ anh ta chưa có một cuộc gọi hỏi thăm 3 đứa trẻ”, người phụ nữ dân tộc kể.

Mẹ của chị K’Liêng năm nay ngoài 60 tuổi, sức khỏe yếu ớt nên không thể làm được công việc nặng nhọc. Tuy nhiên bà vẫn phải gắng gượng làm lụng nuôi 3 đứa cháu ngoại mồ côi mẹ.

Ba bà cháu cùng nhau đi cắt cỏ thuê.

Ba bà cháu cùng nhau đi cắt cỏ thuê.

“Thằng lớn năm nay 13 tuổi. Nó học đến lớp 6 thì nghỉ học hẳn vì nhà nghèo quá, còn K’Põ học lớp 5. Sáng sáng 3 anh em nó chia hai ngả: anh trai đi chặt củi hoặc làm thuê kiếm tiền, còn K’Põ dắt thằng út 2 tuổi theo ngoại ra nương cắt cỏ. Hôm nào nhiều việc, ba bà cháu kiếm được hơn trăm nghìn, còn ế ẩm thì xác định về nhà ăn rau dại, khoai sắn qua bữa”, chị K’Liêng nói.

Chị K'Dim, đại diện phòng Công chức văn hóa xã hội thôn Liêng Trang 1 xác nhận nhiều năm qua, gia đình chị K'Giông thuộc diện nghèo, khó khăn của xã. Trong làng, mọi người đều biết câu chuyện của gia đình nên rất thương, thỉnh thoảng vẫn qua thăm hỏi, cho đồ ăn, thức uống.

Trước hoàn cảnh éo le của ba đứa trẻ, anh Trọng – chủ kênh youtube chuyên giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn ở Lâm Đồng đã tìm gặp và trao tặng hơn 60 triệu đồng của các mạnh thường quân. Số tiền đó với nhiều người không đáng là bao song với 3 anh em K’Põ là tài sản vô cùng lớn – đủ để chúng học tập một thời gian dài.

Nhân viên Di tích Nhà tù Hỏa Lò đi làm xách lồng quạt, móc phơi... CĐM khoái chí xin vào
Các cán bộ và nhân viên tại di tích Nhà tù Hỏa Lò đã sử dụng giỏ hoa, thùng mì tôm, ca nhựa, lồng quạt, móc phơi quần áo, ghế nhựa,... đến vỏ dưa hấu...

Tin tức 24h

NGỌC HÀ
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những câu chuyện cảm động