Ngôi nhà đặc biệt hai lần đón Bác Hồ, lần đầu tiên vào năm 1945, giờ vẫn vẹn nguyên nét cổ kính

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 02/09/2023 06:50 AM (GMT+7)

Suốt bao năm qua, gia đình ông Dũng luôn gìn giữ từng chi tiết nhỏ nhất trong ngôi nhà, nơi Bác Hồ từng đến ở. Hiện giờ, đây là địa chỉ góp phần chỉ dẫn tri thức lịch sử cho thế hệ trẻ.

Mỗi sáng thức dậy, công việc đầu tiên ông Công Ngọc Dũng làm đó là mặc bộ trang phục chỉnh tề, sau đó dọn dẹp ngôi nhà số 6, ngõ 319, đường An Dương Vương (Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội). Dọn dẹp xong, người đàn ông này bắt tay vào cắm hoa tươi, rồi dâng hương lên ban thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay tại ngôi nhà này.

Dù ngôi nhà đã cũ kỹ, nhuốm màu thời gian nhưng luôn sạch bóng và ngát hương hoa thơm. Ông Dũng chia sẻ, ngôi nhà này gia đình ông xây năm 1929, cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh đến ở và làm việc sau khi từ Việt Bắc về Hà Nội năm 1945. Theo những gì bà nội và bố ông Dũng kể lại, Bác Hồ đã ở trong ngôi nhà này trong 3 ngày, từ ngày 23/8 đến ngày 25/8/1945, sau đó Bác tiếp tục di chuyển đến ngôi nhà 48 Hàng Ngang làm việc và viết bản Tuyên ngôn Độc lập.

Ngôi nhà của gia đình ông Dũng hiện đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia.

Ngôi nhà của gia đình ông Dũng hiện đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia. 

Tôi chỉ là thế hệ sau, không trực tiếp chứng kiến ngày Bác Hồ đến và ở tại ngôi nhà của gia đình, thế nhưng nghe bà nội và bố kể lại, tôi có thể hình dung ra từng chi tiết và những ký ức đó luôn hiển hiện trong trí nhớ của tôi. Đó là niềm vinh dự, tự hào đối với gia đình tôi”, ông Dũng chia sẻ.

Theo những gì bà nội và bố ông Dũng kể lại, vào chiều ngày 23/8/1948, từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, Bác Hồ cùng nhiều đồng chí hoạt động các mạng đã nghỉ lại tại nhà bà Nguyễn Thị An (bà nội ông Công Ngọc Dũng), sau đó làm việc với các đồng chí trong Ban thường vụ Trung ương Đảng như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh...

Trước đó, bà Nguyễn Thị An và con trai là ông Công Ngọc Kha (bố ông Dũng) đã giác ngộ, đi theo cách mạng, chính vì thế ngôi nhà số 6 này là địa chỉ hoạt động cách mạng bí mật của Đảng, làm nhiệm vụ đưa tài liệu và truyền tin bí mật cho cách mạng.

Ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về ngôi nhà của gia đình khi Bác Hồ đến ở.

Ông Công Ngọc Dũng giới thiệu về ngôi nhà của gia đình khi Bác Hồ đến ở. 

Bố ông Dũng thời đó là ông Công Ngọc Kha (nay đã mất) có kể lại về ngày bác về làm việc tại ngôi nhà của gia đình rằng: “Khi đó, người ngồi làm việc trên một chiếc bàn nhỏ đặt chính giữa nhà là một ông cụ đã có tuổi, mặc quần áo chàm, tóc hoa râm, chòm rau thưa, chân đi đôi giày vải người dân tộc, vóc người gầy yếu, nước da ngăm đen như vừa mới trải qua một trận ốm.

Tôi đoán chắc đây là động chí thượng cấp. Đồng chí đó xem ra bận lắm, đang chăm chú ghi chép điều gì đó vào cuốn sổ tay nhỏ. Những người ngồi bên chiếc giường bên thì trẻ hơn. Mọi hoạt động và lời nói của họ hết sức nhẹ nhàng, trật tự và tỏ ra tôn kính đồng chí thượng cấp.

Chiếc sập và bộ trường kỷ mà Bác Hồ từng ngủ và làm việc tại gia đình năm 1945.

Chiếc sập và bộ trường kỷ mà Bác Hồ từng ngủ và làm việc tại gia đình năm 1945. 

Trên chiếc sập gỗ đặt giữa nhà, sau chiếc bàn mà đồng chí thượng cấp ngồi làm việc, tôi thấy có chiếc mũ lá. Một chiếc túi công tác nhỏ, một chiếc gậy để dựa bên cạnh sập, chắc là hành lý của đồng chí thượng cấp.

Không khí trong gian nhà rất yên tĩnh, trang nghiêm. Tôi rón rén pha nước và rót mời đồng chí thượng cấp. Mãi tới lúc đó đồng chí thượng cấp mới chịu dừng bút ngẩng đầu nhìn tôi. Tôi thấy đôi mắt đồng chí thượng cấp rất sáng, nét mặt tươi cười, có sức hút lạ thường”.

Đến chiều ngày 25/8, sau khi ở tại gia đình được 3 ngày, khi đó đồng chí thượng cấp có gọi bố ông Dũng lại và nói: “Bây giờ chú đi mời những người trong gia đình vào đây cho tôi nói chuyện". Nghe xong bố ông Dũng đi gọi đông đủ người thân trong gia đình đến, lúc này ông cụ nói với mọi người rằng: “Tôi về đây với gia đình, được gia đình hết lòng giúp đỡ. Bây giờ tôi phải đi công tác. Tôi cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình. Tôi chúc gia đình mạnh khỏe và có dịp nào đó tôi sẽ về thăm lại".

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-09-01/ngoi-nha-dac-biet-hai-lan-don-bac-ho-lan-dau-tien-nam-1945-truoc-khi-bac-den-so-nha-48-hang-ngang-dsc00017-1693552987-809-width780height520.jpg width660 /

Ngôi nhà đặc biệt hai lần đón Bác Hồ, lần đầu tiên vào năm 1945, giờ vẫn vẹn nguyên nét cổ kính - 5

Những vật dụng mà Bác Hồ sử dụng vẫn được lưu giữ nguyên vẹn.

Những vật dụng mà Bác Hồ sử dụng vẫn được lưu giữ nguyên vẹn. 

Theo ông Dũng, thời điểm đó cả gia đình ông không hề biết đó là cụ Hồ, mà chỉ biết có đoàn công tác đặc biệt từ Việt Bắc về. Đến ngày 2/9, gia đình ông Dũng khi đó được ra quảng trường Ba Đình dự mít tinh, dù nghe được giọng nói rất quen nhưng vẫn không nhận ra ông cụ hôm trước ở nhà mình là người đang đứng trên lễ đài đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Mãi đến khi về nhà, ông Hoàng Tùng (nguyên Bí thư BCH TW Đảng khóa V) tiết lộ thì mọi người trong nhà mới biết và vỡ oà lên rằng: Vậy là người ở nhà mình hôm trước chính là cụ Hồ. Mọi người vừa mừng, vừa tiếc nuối vì không nhận ra cụ Hồ sớm hơn", ông Dũng kể.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/3-2023/images/2023-09-01/ngoi-nha-dac-biet-hai-lan-don-bac-ho-lan-dau-tien-nam-1945-truoc-khi-bac-den-so-nha-48-hang-ngang-dsc00010-1693552986-472-width780height520.jpg width660 /

Ngôi nhà đặc biệt hai lần đón Bác Hồ, lần đầu tiên vào năm 1945, giờ vẫn vẹn nguyên nét cổ kính - 8

Ngôi nhà nơi Bác Hồ ghé thăm 2 lần ngày ấy bây giờ vẫn giữ nguyên được sự cổ kính. 

Giữ đúng lời hứa sẽ trở lại thăm gia đình, sau khi nước nhà giành độc lập, đến ngày 24/11/1946, Bác Hồ đã bất ngờ về thăm ngôi nhà và những người trong gia đình ông Dũng một lần nữa. Lần này, Bác Hồ đã ở lại làm việc, trò chuyện với mọi người trọn một ngày. “Dù thời gian ở trước đó rất ngắn, nhưng Bác nhớ từng người trong gia đình và ân cần hỏi thăm từng người. Còn thời điểm lần thứ hai Bác đến, dù khi đó cương vị của Bác là Chủ tịch nước nhưng vẫn rất bình đẳng với mọi tầng lớp nhân dân, luôn giản dị, đáng kính”, ông Dũng thuật lời kể của bố ông trước đó.

Từ lần đầu tiên Bác Hồ về với gia đình đến nay đã 78 năm trôi qua, dù là thế hệ sau không được trực tiếp gặp Bác Hồ mà chỉ nghe qua lời kể của bà nội và bố nhưng ông Công Ngọc Dũng luôn thể hiện lòng tôn kính và mãi khắc ghi lời bố dặn dò. “Trước khi mất bố tôi có dặn chúng tôi phải giữ gìn ngôi nhà này. Nghe lời bố chúng tôi đã thực hiện đúng di nguyện và năm 1996, gia đình đã tự nguyện hiến ngôi nhà cho Nhà nước với nguyện vọng nơi đây sẽ trở thành nhà lưu niệm của Bác Hồ", ông Dũng chia sẻ. Không chỉ có vậy, suốt bao năm qua ông Dũng còn là “hướng dẫn viên” không công, giới thiệu cho các đoàn khách đến thăm quan hiểu và biết được giá trị lịch sử của ngôi nhà.

Sau khi hiến tặng cho Nhà nước, ngôi nhà là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ.

Sau khi hiến tặng cho Nhà nước, ngôi nhà là nơi thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ. 

Ông chia sẻ rằng, dù đã hiến cho Nhà nước nhưng mỗi hạng mục gì trong ngôi nhà bị xuống cấp, hỏng hóc là ông lại như da thịt mình bị đứt chảy máu vậy. Vì thế, có lần 2 viên ngói trên mái bị mục hỏng, ông đã đi tìm bằng được nơi nào có loại ngói như vậy để thay thế.

Giờ đây tôi cũng đã cao tuổi, nhưng cũng thấy yên tâm phần nào khi ngôi nhà đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia. Không chỉ có vậy, đây còn là nơi diễn ra những hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ”, ông Dũng chia sẻ.

Trở về căn nhà bí mật nơi Bác Hồ nghỉ chân đầu tiên khi về Hà Nội năm 1945
Đã hơn 70 năm trôi qua, những kỉ vật trong ngôi nhà Bác Hồ nghỉ lại trước khi về nội thành Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên, là nơi để mỗi người dân Việt trở...

Quốc khánh 2-9

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức Hà Nội