Người đàn ông trúng độc đắc 17,5 tỷ đồng nhưng không được lĩnh thưởng bởi sai lầm ai cũng có thể mắc phải

Ngày 10/11/2024 10:09 AM (GMT+7)

Mặc dù sự việc xảy ra từ rất lâu, nhưng vẫn là một trong những câu chuyện hy hữu, được bàn tán nhiều nhất cho đến hiện tại.

Người đàn ông trúng độc đắc 17,5 tỷ đồng nhưng không được lĩnh thưởng

Trúng số độc đắc 17,5 tỷ đồng nhưng không được lĩnh chỉ vì sơ suất nhỏ. (Ảnh minh họa)

Trúng số độc đắc 17,5 tỷ đồng nhưng không được lĩnh chỉ vì sơ suất nhỏ. (Ảnh minh họa)

Tháng 3/2008, Thời báo Bắc Kinh đưa tin, một người đàn ông tên là Uông Lượng Giải, quê gốc ở tỉnh Hà Nam, đang sinh sống ở Bắc Kinh đã khởi kiện Trung tâm Xổ số Thể thao Trung Quốc. Uông Lượng Giải trước đó đã trúng giải độc đắc trị giá 5 triệu NDT (hơn 17,5 tỷ đồng). Tuy nhiên, khi ông đến nhận tiền thì bị Trung tâm Xổ số Thể thao từ chối vì lý do ông đã quá hạn lĩnh thưởng.

Theo Uông Lượng Giải, sau khi mua vé số ông đã về thăm quê hơn một tháng. Mãi đến khi trở lại Bắc Kinh, ông mới biết mình trúng độc đắc và trễ thời hạn đổi thưởng đến 19 ngày. Uông Lượng Giải liên hệ với Trung tâm Xổ số và đề nghị gia hạn thời gian đổi thưởng nhưng không được chấp thuận. Cho rằng thời hạn 28 ngày mà Trung tâm Xổ số đưa ra là không hợp lý, người đàn ông đã quyết định gửi đơn kiện lên tòa án.

Không thể nhận 17,5 tỷ đồng chỉ vì sơ suất nhỏ

Dựa trên quy định "quản lý xổ số" ở Trung Quốc thời điểm đó, thời gian đổi giải thưởng được ấn định là 60 ngày. Nếu trong thời gian quy định, không có ai đến nhận giải thì giải thưởng đó bị bác bỏ. Tuy nhiên, tấm vé mà Uông Lượng Giải mua có thời hạn nhận thưởng ngắn hơn, chỉ 28 ngày. Điều này đặt ra vấn đề là thời gian đổi giải thưởng bao lâu là hợp lý?

Vương Tiết Hồng, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu xổ số Đại học Bắc Kinh cho hay: "Thời hạn đổi vé số được quy định thống nhất. Là một người chơi xổ số đã mua vé số trong 7 năm, Uông Lượng Giải nên biết rõ điều này. Dù là lần đầu tiên mua vé số cũng cần tìm hiểu những thuật ngữ cơ bản này. Nếu bản thân người mua cảm thấy thời gian quy đổi 28 ngày là không hợp lý, họ không nên mua hoặc tham gia vào hoạt động đó".

Theo đó, khi Uông Lượng Giải đã quyết định mua vé số và tham gia trò chơi, đồng nghĩa với việc ông đã đồng ý với các quy định quản lý xổ số có liên quan và cần tuân thủ chúng. Mỗi loại vé hay cơ quan phát hành đều sẽ có quy định riêng mà người mua cần nắm rõ. Vương Tiết Hồng cũng nói thêm, không thể sửa đổi các quy tắc chỉ vì một người bỏ lỡ thời hạn nhận giải thưởng.

Phía Tòa án tối cao Bắc Kinh cho rằng, Uông Lượng Giải bắt đầu mua vé số từ năm 2000, tính đến thời điểm xảy ra vụ việc đã là hơn 7 năm. Ông được coi là người hiểu rõ các quy định về đổi giải thưởng. Ngoài ra, thể lệ đổi thưởng 28 ngày đã được cơ quan hành chính Trung Quốc xem xét và in vào mặt sau mỗi tờ vé số, cũng đã thông báo đến công chúng thông qua nhiều hình thức.

Việc Uông Lượng Giải không đổi giải thưởng kịp thời là do sơ suất của chính ông và đã có thiếu sót trong việc bảo vệ quyền lợi của chính mình. Tòa án Tối cao Bắc Kinh cuối cùng đã ra phán quyết rằng thời hạn đổi giải thưởng 28 ngày là đúng quy định, bác bỏ kháng cáo của Vương Lương Kiệt.

Không bỏ cuộc, sau phiên tòa Uông Lượng Giải cho biết mình sẽ vẫn tiếp tục đệ đơn lên tòa án cấp cao hơn. Trong suốt thời gian theo đuổi vụ kiện, Uông Lượng Giải cũng mệt mỏi, suy sụp, tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Tuy nhiên, ông vẫn không ngừng nuôi hi vọng có thể lấy lại được số tiền thưởng trúng độc đắc đó.

Tiết lộ về đại gia đình từng trúng số độc đắc hơn 34 tỷ đồng ở Tây Ninh
Sau khi đại gia đình ở Tây Ninh hùn hơn 8 triệu đồng mua vé số, đã may mắn trúng số độc đắc với hơn 34 tỷ đồng.

Tin tức 24h

Theo K.N (th)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Sáng nay (10/11), thị trường vàng trong nước kết thúc một tuần giảm mạnh chưa từng có. Giá vàng SJC, vàng nhẫn đều quay về quanh mốc 85...

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h