Nuôi loài hoang dã cứ chiều là bay về, không cần cho ăn uống anh nông dân vẫn lãi tiền tỷ, bán làm đặc sản thượng hạng

H.A - Ngày 13/09/2024 14:40 PM (GMT+7)

Nhờ nghề nuôi chim yến, nhiều nông dân đổi đời, có nguồn thu nhập "khủng". Đây là con vật mà không cho ăn, không cho uống, không cần con giống, chỉ xây nhà đạt tiêu chuẩn để dẫn dụ chúng về tổ.

Mô hình nuôi chim có giá trị kinh tế cao đang trở thành xu hướng phổ biến. Nghề này không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho người dân mà còn có thể góp phần bảo tồn các loài chim quý hiếm và làm đẹp môi trường sống. Đặc biệt, trong khoảng 10 năm trở lại đây, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh với nhiều loại hình và quy mô khác nhau.

Chim yến có tên khoa học là Collocalia Fuciphaga Germaini Oustalet 1871, thuộc họ nhà yến (Apodidae). Loài chim này được tìm thấy chủ yếu tại các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và ôn đới, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Chim yến xây tổ bằng nước bọt của chính mình và sử dụng nó để bắt đầu quá trình sinh sản. Ngoài nước bọt, một số loài yến còn sử dụng các vật liệu khác như rêu, cỏ và lông để xây tổ. Thông thường, thức ăn chủ yếu của chim yến là mật hoa và các loại côn trùng. Đặc biệt, chim yến chỉ uống sương mà không cần nước ao có nhiều tạp chất.

Đàn chim yến bay rợp trời, cứ buổi chiều chúng bay về tổ

Đàn chim yến bay rợp trời, cứ buổi chiều chúng bay về tổ

Nghề nuôi chim yến trong nhà tại Việt Nam mang lại lợi nhuận cao cho nhiều người dân. Loài chim yến Aerodramus fuciphagus (yến đảo) và Aerodramus fuciphagus amechanus (yến nhà) được nuôi giống và phát triển nhiều nhất. Mô hình nhà nuôi yến hiện nay bao gồm: Kiểu nhà yến kết hợp với nhà ở bên dưới, kiểu nhà yến chuyên dụng để nuôi yến, kiểu núi yến nhân tạo, kiểu nhà nuôi chim yến kết hợp ấp nở nuôi chim yến nhân tạo, kiểu làng nghề nuôi chim yến....

Mỗi cặp chim yến có thể tạo ra giá trị kinh tế lớn, từ 600.000 đồng đến 2 triệu đồng mỗi năm. Với tuổi thọ trên 10 năm, giá trị mỗi cặp chim yến mang lại trong vòng đời có thể lên đến từ 6-20 triệu đồng.

Sau 10 năm rẽ lối khởi nghiệp với nghề nuôi chim yến, đến nay vợ chồng anh Phan Văn Thư (ở Đông Hà, Quảng Trị) đã đạt được những thành tựu nhất định. Khoảng năm 2013, anh Thư đang làm giám sát xây dựng cho một công trình ở Huế. Tại đây, một người anh làm quản lý công trình đã gợi ý cho anh làm thêm nghề nuôi yến để có thêm thu nhập. Ban đầu, anh Thư không mấy quan tâm nhưng nhờ sự hỗ trợ, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm nuôi yến từ người này, năm 2014, anh chập chững làm theo. Thời điểm đó, mô hình nuôi yến của anh là mô hình đầu tiên triển khai tại Quảng Trị.

Thời gian đầu, điều khó khăn nhất mà anh Thư đối mặt là chim yến về lưa thưa không như kỳ vọng. Quyết không nản chí, anh mày mò cải tiến lại âm thanh dẫn dụ chim yến theo cảm nhận của mình. Bên cạnh đó, anh chịu khó lân la ngoài đồng để quan sát, tìm kiếm đàn yến. Anh cũng gom nhặt phân chim yến về xay nhỏ rải xung quanh nhà yến để thu hút đàn về...

Sau nhiều khó khăn và thách thức, đàn chim yến anh dẫn dụ về nhà yến ngày càng nhiều, mang lại hiệu quả ngày càng lớn. Lúc này, anh cùng vợ dốc sức đầu tư phát triển các nhà nuôi yến, hợp tác liên kết với nhiều đối tác trong việc phát triển nhà nuôi yến để chủ động nguồn nguyên liệu tổ yến. Với nghề nuôi yến và sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ tổ yến, mỗi năm cơ sở của vợ chồng anh Thư chế biến, xuất bán ra thị trường khoảng 40 - 50kg tổ yến thô và từ 4.000 - 5.000 hũ yến chưng tiệt trùng. Sau khi trừ các chi phí, lợi nhuận thu về hơn 500 triệu đồng/năm. 

Mô hình nuôi chim yến mang lại thu nhập cho nhiều người dân

Mô hình nuôi chim yến mang lại thu nhập cho nhiều người dân

Nói tới nghề nuôi chim yến, anh Tú (ở xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cũng là một trong những chủ cơ sở nuôi chim yến điển hình. Theo đó, gia đình thuộc diện khó khăn nên học xong cấp 2, anh Tú phải nghỉ học, vào miền Nam làm thuê. Tình cờ lúc này, anh phát hiện ra mô hình kinh tế hiệu quả cao khi đến thăm trại nuôi chim yến. Anh Tú sau đó đã tìm đến các cơ sở sản xuất yến ở Nha Trang, Khánh Hòa để học tập, tích lũy đủ kinh nghiệm rồi quyết định về quê lập nghiệp.

Với khát vọng làm giàu, năm 2013, anh Tú vay vốn người thân, thuê nhân công xây dựng nhà nuôi đồng thời nhập giống chim về nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng mô hình nuôi chim yến và chế biến các sản phẩm từ tổ yến. 

Tuy nhiên, do thời gian đầu còn non nớt kinh nghiệm, chim yến trong nhà nuôi bị chết gần hết do khí hậu mùa đông. Lúc này, anh Tú tiếp tục tìm tòi, học hỏi và đầu tư lắp đặt hệ thống lò sưởi điện, hệ thống tránh rét cho chim, trang trí trần gỗ nhà nuôi chim giống hang động tự nhiên và duy trì nhiệt độ khoảng 30 độ C. Nhờ đó, anh Tú thành công nuôi chim yến trong nhà mà không sợ giá rét. Sau một thời gian ngắn, chim yến làm tổ, sinh sản, cho số lần khai thác tổ ngày càng nhiều.

Nghề nuôi yến chỉ tốn tiền đầu tư xây nhà yến, vật tư, trang thiết bị phục vụ cho việc dẫn dụ. Trong nhà yến cần lắp đặt camera, đồng hồ hẹn giờ, cảm biến để điều chỉnh nhiệt độ… qua điện thoại thông minh. Môi trường trong nhà yến là yếu tố tiên quyết đến thành công hay thất bại của việc nuôi. Ví dụ, nhà nuôi yến có đặc điểm không được quá sáng hoặc quá tối, nhiệt độ trong nhà phải duy trì từ 27-29 độ C, độ ẩm 80-90%, xung quanh nhà phải đặt ống thông gió, sát mái nóc của phòng lượn phải trừ ô cửa đủ rộng cho yến bay vào…

Hiện anh Tú sở hữu một nhà nuôi yến rộng 300m2 với 4.000 con chim yến và một xưởng sản xuất, thu nhập đạt 2,5 tỷ đồng/năm. Mỗi năm anh thu hoạch được 50-60kg tổ yến thô để bán ra thị trường với giá từ 20-22 triệu đồng/kg.

Đây là con vật mà chúng ta không cho ăn, không cho uống, không cần con giống, chỉ xây nhà đạt tiêu chuẩn để dẫn dụ. Ở đó, nhiệt độ, độ ẩm bên trong phải ổn định, chim yến về ở và sinh sản nhiều.

Đây là con vật mà chúng ta không cho ăn, không cho uống, không cần con giống, chỉ xây nhà đạt tiêu chuẩn để dẫn dụ. Ở đó, nhiệt độ, độ ẩm bên trong phải ổn định, chim yến về ở và sinh sản nhiều.

Trước khi gắn bó với nghề nuôi chim yến như hiện tại, chị Lợi (tổ 8, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã từng làm Hiệu trưởng một trường mầm non tư thục. Năm 2015, khi biết đến mô hình nuôi chim yến, chị Lợi quyết định tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, nắm bắt thông tin và quyết định thiết kế nhà nuôi yến. 

Với số tiền tích góp và vay mượn hơn 700 triệu đồng, chị Lợi đầu tư xây dựng nhà yến quy mô 2 sàn với tổng diện tích 200m2. "Không chỉ lắp đặt thiết bị tạo âm thanh bên ngoài để dẫn dụ chim yến, mỗi sàn, tôi còn lắp đặt hệ thống loa bên trong thường xuyên phát ra tiếng chim để thu hút đàn yến bay về làm tổ", chị Lợi cho hay.

Sau nhiều lần thay đổi, điều chỉnh hệ thống âm thanh và tạo môi trường phù hợp, đến năm thứ 3, chim yến sinh sản và về làm tổ ngày một nhiều. Từ đó, chị Lợi đã có thể thu hoạch tổ yến. Năm 2021, chị Lợi sang nhượng trường mầm non được hơn 1 tỷ đồng. Chị quyết định mua 100m2 đất để xây dựng nhà nuôi yến thứ 2.

Đến nay, 2 nhà yến của chị Lợi có hơn 10.000 con chim yến về làm tổ. Năm 2023, chị thu khoảng 100kg tổ yến thô. Chị cho hay: "Với yến thô, tôi bán giá 18-22 triệu đồng/kg, còn yến sơ chế 24-35 triệu đồng/kg". Ngoài ra, chị Lợi còn làm thêm các sản phẩm yến chưng đóng hũ, yến tươi đóng gói loại 100gr nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng; từ đó mang lại doanh thu cho gia đình gần 2 tỷ đồng/năm.

Nuôi loài hoang dã sống về đêm, không cần chăm sóc, không cần cho ăn, anh nông dân vẫn lãi cả trăm triệu đồng
Mô hình nuôi dơi lấy phân đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ dân. Dơi là loài hoang dã, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sáng tìm nơi yên tĩnh để ngủ và...

Nghề lạ

Theo H.A
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nghề lạ