Từ lúc nhận thưởng trúng số về, gia đình anh D gặp nhiều phiền phức từ những vị khách "không mời mà đến".
Trúng độc đắc thành đại gia nhưng lại trở về với “máng lợn” là thảm cảnh của rất nhiều người Việt sau khi có cục tiền rơi trúng mà không phải mất công sức kiếm về. Có người được thần may mắn gõ cửa lại càng giàu có hơn, điển hình như người đàn ông tên Huỳnh Thanh D (SN 1968, ngụ huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) – chủ một cơ sở may gia công. Tuy nhiên, thay vì thuận buồn xuôi gió hưởng lộc, anh lại gặp phải những phiền toái mà cả đời không bao giờ ngờ đến.
Cách nhà anh D chừng 400m có người đàn ông tên Năm Đỏ có hoàn cảnh vô cùng khó khăn, làm nghề bán vé số dạo. Hôm nào trời mưa hoặc bán vé số ế, ông thường mang đến nhờ anh D “ôm” giùm. “Tôi chủ yếu giúp cho ông Năm Đỏ thôi, chứ bán 50 vé mà ế 10 vé lận thì lời đâu cơ chứ”, người đàn ông tốt bụng nói.
Hôm ấy, gần Tết Nguyên đán, ông Năm Đỏ lết từng bước chân nhọc nhằn trở về nhà sau ngày dài lang thang khắp nơi. Lúc này, anh D đang đứng tưới cây cạnh hàng rào liền được ông ngỏ ý mời mua 10 tờ vé số ế. Anh gật đầu đồng ý rồi lấy tiền ra trả và không bận tâm đến chúng vì Tết đến, nhà còn bao việc.
Ăn xin và người lạ đến nhà anh D xin tiền sau khi biết anh trúng số độc đắc.
Một giờ sau, người đàn ông bán vé số lật đật chạy tới nhà thông báo cho anh D biết 10 tờ vé số đã xổ, trong đó có 5 tờ trúng độc đắc trị giá 1.5 tỷ đồng/tờ, 5 tờ còn lại trúng giải an ủi 100 triệu đồng/tờ. Tổng số tiền trúng lên tới 8 tỷ đồng.
Có trong tay tiền tỷ, anh Dũng và vui mừng khôn xiết. Sáng 29 Tết năm Ất Mùi, vợ chồng anh điện cho Ủy ban nhân dân 3 xã nghèo ở Long An tặng 300 phần quà, hỗ trợ 10 triệu đồng cho dân phòng Cầu Voi ăn Tết, tặng đội dân phòng ấp anh ở 6 triệu đồng và bồi dưỡng 10 đội viên dân phòng mỗi cá nhân 1 triệu đồng.
Song từ lúc nhận thưởng đem về, gia đình anh gặp nhiều phiền phức từ những vị khách không mời mà vẫn đến nhà. “Tôi và vợ phải đi trốn biệt tăm như bị truy nã vậy. Tôi không biết từ đâu mà dân ăn xin, giả bệnh tật mỗi ngày có tới 40-50 người. Họ đến nhà, người nằm, người ngồi, người leo hàng rào để xin được tiền suốt cả tuần lễ. Hết Tết vẫn lai rai còn người tìm tới”, anh Dũng nhớ lại.
“Tôi và vợ phải đi trốn biệt tăm như bị truy nã vậy. Tôi không biết từ đâu mà dân ăn xin, giả bệnh tật mỗi ngày có tới 40-50 người", anh D nói. (Ảnh minh họa)
Theo đó, thông tin anh D trúng số làm từ thiện không biết từ đâu đã lan rộng. Vào thời điểm Tết Nguyên đán, mỗi ngày có vài chục người thuê xe tìm tới nhà anh rồi ngồi tại cổng khóc lóc, van xin “đòi” bằng được 5 triệu đồng mới chịu về.
“Tôi sẵn sàng bỏ ra 40 triệu đồng để cho một lượt 40 người, mỗi người 1 triệu đồng. Nhưng khó chịu nhất là tôi cho rồi, họ về kêu nhóm ăn xin khác tới ngồi trực chờ ở cổng. Tết mà chúng tôi đâu có có mặt ở nhà để cúng ông bà tổ tiên chứ, chỉ biết trốn càng lâu càng tốt”, tỷ phú vé số nói.
Chưa dừng ở đó, Ủy ban Nhân dân xã nơi anh D sinh sống còn nhận được nhiều lá thư gửi qua đường chuyển phát nhanh của người dân ở nhiều tỉnh thành gửi về với bên ngoài bì thư ghi rõ: “vợ chồng D, Cầu Voi” để xin tiền hỗ trợ chữa trị bệnh.
Anh D cho biết, nếu họ nghèo và bệnh tật thật thì anh sẵn sàng giúp đỡ vì đó là tình người. Nhưng đó lại là một số đối tượng giả danh hoặc chăn dắt trẻ em, người bệnh đến để kiếm tiền và chia phần.