Sau sữa, TQ đổ xô gom đậu nành, dầu mỏ

Ngày 26/04/2013 15:45 PM (GMT+7)

Sau cảnh khan hiếm sữa bột trẻ em do nhu cầu tăng đột biến từ Trung Quốc, nhiều nhà kinh tế lo ngại rằng, tới đây, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy thế giới vào cảnh thiếu thốn thịt lợn, dầu mỏ và quặng.

Sữa bột trẻ em, thịt lợn, đậu nành, dầu và quặng sắt - nhóm các mặt hàng dường như không có điểm chung - nhưng lại chung ở chỗ, chúng đều có nhu cầu rất cao từ Trung Quốc.

Khi hàng trăm ngàn trẻ em bị bệnh do sữa bột nhiễm độc, người Trung Quốc đại lục bắt đầu đi vòng quanh thế giới tìm kiếm nguồn sữa bột đáng tin cậy hơn. Tầng lớp trung lưu đang phát triển của Trung Quốc luôn tìm kiếm những mặt hàng chất lượng từ bên ngoài biên giới. Vừa qua, nhu cầu sữa bột trẻ em từ Trung Quốc tăng cao đã khiến nhiều nước trên thế giới khan hiếm mặt hàng này, buộc các nhà chức trách phải vào cuộc.

Các nhà phân tích cho rằng, dù là sự lựa chọn hay bằng vũ lực, Trung Quốc và người dân đang tìm kiếm các thị trường mới và mua những gì họ cần.

Sau sữa, TQ đổ xô gom đậu nành, dầu mỏ - 1

Đậu nành, đậu phụ và thức ăn gia súc

“Trên cơ sở bình quân đầu người, Trung Quốc có một nửa đất canh tác và một phần tư cho tới một phần ba lượng nước so với trung bình trên toàn cầu” - Merritt Cluff, thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp ở Rome, cho biết. “Khi họ đã trải qua hiện tượng tăng trưởng, an ninh lương thực của họ đã bị sụt giảm. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người nuôi Trung Quốc?”.

Trung Quốc là nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới. Loại hạt này là một trong những liên kết bắt đầu quan trọng trong chuỗi thức ăn, được sử dụng để làm dầu ăn, các sản phẩm đậu phụ và thức ăn chăn nuôi. Theo số liệu của FAO, năm 2012, quốc gia đông dân nhất thế giới này nhập khẩu 59% nguồn cung đậu nành trên thế giới, tăng khoảng 25% so với năm 2000.

“Nếu muốn sản xuất đậu tương đủ để cung cấp cho nhu cầu trong nước, họ sẽ cần sử dụng tới 28 triệu ha đất”, Cluff nói. Điều này có nghĩa là khoảng 23% tổng diện tích đất canh tác của Trung Quốc sẽ được sử dụng để trồng đậu nành. Trong khi trên thực tế, Trung Quốc chỉ dùng 12% tổng diện tích canh tác cho đậu nành, so với 17,5% ở Mỹ và 34% ở Đức.

Sau sữa, TQ đổ xô gom đậu nành, dầu mỏ - 2

“Họ quyết định không làm điều đó (không sử dụng phần lớn diện tích đất canh tác cho đậu nành) mà nhập khẩu”, Cliff cho hay.

Trung Quốc dựa chủ yếu vào ba nhà xuất khẩu đậu nành chính là Mỹ, Brazil và Argentina, chiếm 46% lượng xuất khẩu đậu nành toàn cầu.

Thịt lợn

Ngoài đậu nành, Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm từ thịt lợn, lớn hơn lượng tiêu thụ của phần còn lại của thế giới cộng lại. “Ước tình hiện Trung Quốc tiêu thụ 48% lượng thịt toàn cầu” - Cluff nhận xét.

Trong năm 2012, ước tính đàn lợn của Trung Quốc đã tăng 470 triệu con. Con số này tăng lên 1,5% mỗi năm trong một thập kỉ qua, nhưng vẫn không đủ để bắt kịp nhu cầu. Trung Quốc là nước nhập khẩu ròng các sản phẩm thịt lợn từ Mỹ, châu Âu và Canada.

Trung Quốc luôn tìm kiếm nguồn cung trên thế giới từ thực phẩm đển tài nguyên thiên nhiên.

Dầu mỏ

Tháng 7/2012, nhà sản xuất dầu của Trung Quốc đã bỏ ra 15 tỷ USD để mua lại Nexen, một trong những công ty dầu khí lớn nhất của Canada sở hữu tài sàn ở vịnh Mexico, Biển Bắc của Vương quốc Anh và ngoài khơi bở biển của Nigeria. Tháng 11/2012, Sinopec của Trung Quốc và Aramoco của Ả rập Xê Út đã khí một thỏa thuận mỗi ngày sẽ gửi 1,4 triệu thùng đến Trung Quốc.

Theo Nhị Anh (Diễn đàn kinh tế Việt Nam)
Nguồn:

Tin liên quan